Việt Long, phóng viên đài RFA
Trong hai lần phát thanh trước chuyên viên kinh tế Hoàng Thanh Phong, từ trong nước, đã trình bày sơ lược với quý vị về công cuộc cải tạo cấu trúc kinh tế ở Việt Nam, trong đó việc cố phần hoá ngân hàng là một yêu cầu cấp bách, đang được chính phủ Việt Nam tích cực thực hiện.
Ngân hàng Vietcombank nhỏ nhất trong nhóm ngân hàng Nhà nước, đã được coi là thí điểm và thực hiện cải tổ thành công. Câu hỏi kế tiếp của Việt-Long là:
Việt Long: Còn các ngân hàng khác trong nhóm đang được chấn chỉnh này thì sao, và kế hoạch của Nhà nước sẽ diễn tiến như thế nào?
Hoàng Thanh Phong: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thì sau 4 năm cải cách đã thu lại còn 37 ngân hàng cổ phần và 6 ngân hàng nhà nước, và nợ xấu đã giảm đi hơn một nửa.
Theo lộ trình đã được chính phủ công bố, thì từ cuối năm nay Ngân hàng Vietcombank, với số vốn chủ sở hữu gần 7 nghìn tỷ, hay khoảng $460 triệu đô sẽ bắt đầu bán cổ phiếu ra công chúng.
Tiếp theo Vietcombank, thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ có chương trình cổ phần hoá. Như vậy, sớm hay muộn thì các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam cũng sẽ bán cổ phiếu cho công chúng.
Sức mạnh của ngân hàng phụ thuộc vào trình độ cán bộ, nếu quyền lợi kinh tế của các cán bộ của họ không được bảo đảm, thì họ sẽ bỏ đi, mang theo các bí mật kinh doanh và Vietcombank sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Chính ông Vũ Viết Ngoạn tổng giám đốc ngân hàng này đã thừa nhận là trong năm 2004, có 50 nhân viên đã bỏ Vietcombank để ra đi vì họ không được nhận đồng lương thoả đáng.
Việt Long: Xin cho biết đại cương kế hoạch bán cổ phần của Vietcombank?
Hoàng Thanh Phong: Theo các số liệu do Chính phủ công bố, thì Vietcombank sẽ tiến hành Cổ phần hoá theo ba giai đoạn: ở giai đoạn 1, thì Vietcombank sẽ tăng vốn lên mức khoảng 10 nghìn tỷ đồng, tức khoảng $650 triệu đô, thông qua phát hành các cổ phiếu đặc biệt trị giá khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng - các cổ phiếu này sẽ có hai loại: ưu đãi dành cho nhân viên ở mệnh giá thấp và bán ra công chúng thông qua đấu giá.
Giai đoạn 2: Vietcombank sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư chiến lược, thí dụ như Công ty Đầu tư Tài chính Quốc tế IFC của Ngân Hàng Thế giới, và các nhà đầu tư phổ thông để tăng vốn lên khoảng $1 tỷ đô, và giai đoạn 3, cổ phiếu của Vietcombank sẽ được đưa lên sàn giao dịch chứng khoán trong nuớc và có thể sẽ ra sàn quốc tế, và nhà nước đã khẳng định sẽ luôn luôn nắm giữ ít nhất là 51% cổ phần.
Việt Long: Xin cho biết lịch trình của chính phủ thế nào?
Hoàng Thanh Phong: Cho đến nay thì chưa có lịch trình nào cụ thể, vì vẫn còn nhiều vấn đề có thể nói là rất quan trọng vẫn đang còn trong quá trình giải quyết. Việc thứ nhất, đó là việc bảo đảm quyền lợi cho các nhân viên ngân hàng.
Chúng ta biết đấy, sức mạnh của ngân hàng phụ thuộc vào trình độ cán bộ, nếu quyền lợi kinh tế của các cán bộ của họ không được bảo đảm, thì họ sẽ bỏ đi, mang theo các bí mật kinh doanh và Vietcombank sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Chính ông Vũ Viết Ngoạn tổng giám đốc ngân hàng này đã thừa nhận là trong năm 2004, có 50 nhân viên đã bỏ Vietcombank để ra đi vì họ không được nhận đồng lương thoả đáng.
Việc thứ 2, là việc định giá ngân hàng cũng chưa xong, vì Vietcombank có nhiều loại tài sản, trong đó có thương hiệu, cũng không dễ định giá. Và thứ 3 là việc Cổ phần hoá Vietcombank cũng phải nằm trong một chương trình chung nhằm xây dựng lại hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, cho nên các bước đi cũng phải phù hợp với các cải cách tương tự của ba ngân hàng nhà nước kia là Đầu tư Phát triển, Công thương và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Long: Đã giải tư sao còn phải xây dựng hệ thống ngân hàng Nhà nước?
Hoàng Thanh Phong: Vì hệ thống ngân hàng dóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, cho nên Chính phủ Việt Nam có chủ chương bán cổ phần để thu hút thêm vốn và kinh nghiệm quản lý của các đối tác chiến lược, nhưng họ vẫn sẽ luôn nắm giữ đa số.
Kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam cho thấy phe bảo thủ có hai cách để tiếp tục uy trì quyền kiểm soát: Một là họ sẽ giữ quyền lãnh đạo các ngân hàng, có nghĩa là tất cả các vị trí then chốt đều phải do chính phủ bổ nhiệm, hai là cá nhân các lãnh đạo, thông qua hệ thống chân rết là gia đình hay bè bạn sẽ giữ số lượng cổ phần nhất định để bảo đảm quyền lợi kinh tế lâu dài của họ.
Trong giai đoạn đầu, có thể là trong 5 năm tới, thì chính phủ sẽ giữ tới 70% hay 75% cổ phần, và từ 2010 thì họ mới giảm xuống còn khoảng 51%, như vậy thì về thực chất việc quản lý các ngân hàng lớn sẽ vần nằm trong chính sách nhà nước.
Việt Long: Người Việt ở nước ngoài sẽ có cơ hội mua cổ phiếu của Vietcombank hay không? Họ có gặp điều kiện gì không?
Hoàng Thanh Phong: Hiện nay thì tất cả mọi người để có cơ hội mua cổ phiếu của các công ty Cổ phần hoá, kể cả tới đây là Vietcombank. Để mua được cổ phiếu thì nguời mua cần phải mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán đang hoạt động ở Việt Nam, theo tôi thì việc giao dịch mua bán nay cũng khá thuận tiện.
Việt Long: Nhưng liệu việc giải tư các ngân hàng quốc doanh lớn khác sau Vietcombank có tiến hành thuận lợi được như vậy không, trúơc trở lực là cánh bảo thủ đòi giữ quyền lợi?
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, việc tiếp tục cải tổ các ngân hàng như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thí nghiệm ở Vietcombank. Kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam cho thấy phe bảo thủ có hai cách để tiếp tục uy trì quyền kiểm soát: Một là họ sẽ giữ quyền lãnh đạo các ngân hàng, có nghĩa là tất cả các vị trí then chốt đều phải do chính phủ bổ nhiệm, hai là cá nhân các lãnh đạo, thông qua hệ thống chân rết là gia đình hay bè bạn sẽ giữ số lượng cổ phần nhất định để bảo đảm quyền lợi kinh tế lâu dài của họ.
Việt Long: Kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng đó có phải là để đáp ứng yêu cầu của các quốc gia đối tác trong vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới không?
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, tiến trình cải tổ kinh tế Việt Nam dưới sự cố vấn và trợ giúp của cộng đồng quốc tế đã làm được 15 năm, và từ một nền kinh tế hoàn toàn cô lập, nay thì Việt Nam đã sắp sửa tham gia hội nhập kinh tế đầy đủ với thế giới, và một khi đã trở thành một thành viên của WTO, thì các khu vực kinh tế trong nước sẽ phải mở ra cho các nhà đầu tư quốc tế, và trong tiến trình này thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không có gì ngoại lệ.
Liệu Việt Nam có thể thực hiện được kế hoạch này cũng như việc cải tạp quốc doanh đúng hạn để có thể gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới khoảng giữa năm sau như giới chuyên môn trong chính quyền thuờng tuyên bố không?
Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Thưa quý vị, đó là câu hỏi mà ông Hoàng Thanh Phong sẽ trả lời trong một buổi phát thanh tới, cùng với vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam, liệu có những trở ngại gì khiến có thể vẫn chưa thể kịp thời hạn giữa sang năm không? Mong quý vị đón nghe.
Những bài liên quan:
- Vấn đề cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (II)
- Vấn đề cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (I)