Trường Văn, phóng viên đài RFA
Thời gian gần đây, một số các sự kiện liên hệ đến việc công an, giáo viên, hăm dọa, ngược đãi học sinh gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân cũng như tinh thần, tâm lý của các em liên tiếp xảy ra.
Có em vì quá sợ hãi sanh ra bệnh tâm thần không thể đến trường được nữa. Vụ việc chỉ dừng lại ở mức những người gây hại cho các em chỉ bị dư luận lên án hoặc chỉ bị xử lý hành chánh.
Giới luật sư, thẩm phán Tòa án cũng như phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội như Hội bảo vệ bà mẹ trẻ em, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em đều mong muốn có một Tòa án thanh thiếu niên và một thủ tục tố tụng hình sự thích hợp để trẻ em được bảo vệ trong trường hợp phạm pháp tránh sự bạo hành của các cơ quan chức năng.
Trường Văn trao đổi với Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này. Mời quý thính giả theo dõi:
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Các em học sinh ở trong trường mà liên quan đến những hành vi ấy thì nó không phải là hình sự. Chúng tôi và dư luận trong nước cho rằng việc điều tra, gọi các em đến để hỏi về việc mất tiền là việc hết sức tế nhị. Và để đảm bảo cho sự phát triển thể chất và tinh thần cả các em được bình thường thì không được đối xử thô bạo với các em.
Những hiện tượng liên quan đến việc mất mát ở trong trường học, liên quan đến tiền bạc mà công an và những người chức sắc mà mời các em đến thì chắc chắn là phải trao đổi trước với người giám hộ hoặc luật sư. Bởi có như thế mới đảm bảo được, bảo toàn được danh dự và không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của đứa trẻ.
Cho nên việc tiền bạc đúng là việc cũng to, nhưng mà chắc chắn là nó đóng vai trò thứ yếu so với việc phát triển thể chất và tinh thần của đứa trẻ. Việc hiệu trưởng, hiệu phó, những người chức sắc của nhà trường, đặc biệt là công an và những người chức sắc khác mà mời trẻ em lên để hỏi liên quan đến việc mất cắp đó và nghi ngờ đó phải hết sức thận trọng.
Báo chí ở trong nước cũng đã cảnh báo rất nhiều đối với công an rồi, và công an cũng đã từng bị kỷ luật rồi, cho nên có nhiều ý kiến của giới luật sư liên quan đến việc mời các em lên để hỏi về vấn đề tiền bạc hoặc những hành vi phạm tội khác thì phải như thế nào chứ không thể tuỳ tiện hễ cứ thấy hiện tượng đó là nghi ngờ rồi tự động mời các em lên để hỏi, để tra khảo các em hoặc điều tra các em xem các em có lấy hay không, việc làm đó tôi gọi là phi giáo dục.
Những người mà gọi các em lên như vậy, một là vi phạm luật, hai là thiếu hiểu biết về pháp luật, cho nên mới mời các em lên để hỏi như là điều tra liên quan đến hành vi đó.
Có, có, đó là tội vi phạm quy định về hoạt động tư pháp. Nhưng mà nó cũng rất khó xử lý, vì các em nhỏ chưa tới 14 tuổi thì không chịu trách nhiệm về hình sự, tức về những hành vi mà pháp luật quy định đó là hình sự, thế nên giả sử các em đó làm cái việc đó thì công an điều tra cũng không được mời các em lên để điều tra, hỏi cung như một bị can đựơc. Dù có bắt quả tang đi nữa thì phải có một biện pháp có tính chất giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi ấy.
Trường Văn : Thưa Luật sư, như vậy những người công an đó chỉ bị kỷ luật về hành chánh chứ không thể nào truy cứu trách nhiệm hình sự những người đó sao?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Đúng rồi, những người đó chưa ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cái tội ấy cả, mới chỉ bị xử lý về hành chính thôi.
Trường Văn : Thưa Luật sư hiện giờ trong luật có qui định nào phạt hình sự tội phạm đối với những trường hợp đó hay không vì theo nguyên tắc vô luật vô tội, vô luật vô hình thì không xử lý được những trường hợp đó phải không?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Có, có, đó là tội vi phạm quy định về hoạt động tư pháp. Nhưng mà nó cũng rất khó xử lý, vì các em nhỏ chưa tới 14 tuổi thì không chịu trách nhiệm về hình sự, tức về những hành vi mà pháp luật quy định đó là hình sự, thế nên giả sử các em đó làm cái việc đó thì công an điều tra cũng không được mời các em lên để điều tra, hỏi cung như một bị can đựoc. Dù có bắt quả tang đi nữa thì phải có một biện pháp có tính chất giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi ấy.
Trường Văn : Thưa Luật sư, như thế hiện nay thí dụ với trẻ em bụi đời lang thang trong thành phố phạm những tội trộm cắp này nọ, hay là thậm chí giết người chẳng hạn, thì chưa có toà án riêng cho trẻ em để xử những vụ đó hay sao?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Đúng rồi. Hiện chưa có toà án riêng để xét xử trẻ em. Nhưng các em lang thang bụi đời mà phạm tội thì cái đó chỉ có những biện pháp hành chính thôi, tức là phạt những người lợi dụng các việc đó, phạt bố mẹ các em để các em phải đi làm các việc đó, chứ không thể nào xét xử các em về mặt hình sự được.
Về mặt xã hội trẻ em ở độ tuổi đó được quyền ăn học. Cha mẹ và xã hội không đảm bảo được như vậy thì thứ nhất cha mẹ các em vi phạm quyền của trẻ em và xã hội cũng nhận một phần trách nhiệm đó. Và hai nữa là các em chưa đến tuổi chịu tránh nhiệm hình sự, nếu các em có trộm cắp thì chỉ có thể giải quyết bằng hành chính mà thôi.
Trường Văn : Luật sư nghĩ là cần có một Tòa án trẻ em để những thẩm phán, những điều tra viên hay những người liên hệ đến Tòa án đó phải được huấn luyện về tâm, sinh lý trẻ em để biết rõ như thế nào mới xét xử được phải không?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Đúng rồi. Dạ đúng. Tôi rất ủng hộ ý kiến thành lập toà án của tuổi vị thành niên. Liên quan tới những bị cáo phạm tội mà chưa thành niên thì phải có toàn án riêng. Tôi rất ủng hộ việc đó, bởi những người xét xử các bị cáo vị thành niên phải rất hiểu và phải rất chuyên, nghiên cứu rất sâu về tâm lý trẻ em ở tuổi vị thành niên và tâm lý tội phạm ở độ tuổi này.
Và những người đó vừa phải nghiêm khắc vừa có tình thương đối với trẻ em. Giả sử trong trường hợp cần thiết thì việc nói năng, hỏi han các em, nói năng để xác minh sự việc, v.v. phải hết sức nhẹ nhàng, cho dù cá em có bị bắt quả tang đi chăng nữa thì những người xét xử phải rất là tâm lý để thực hiện những việc liên quan đến hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên.
Cho nên trong những cuộc hội thảo liên quan tới tội phạm vị thành niên, là giới luật sư chúng tôi ủng hộ việc thành lập toà án chuyên trách để xét xử trẻ em phạm tội.
Trường Văn : Cám ơn Luật sư nhiều.