Ngành mía đường Việt Nam có phải đang trước nguy cơ phá sản?

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Cây mía là một trong những cây trồng lâu đời của người nông dân Việt Nam. Và họat động lấy đường từ cây mía cũng có thể nói đi đôi với việc canh tác cậy mía.

OldwomanSugar150.jpg
AFP PHOTO

Cách đây hơn một thập niên, ngành nông nghiệp Việt Nam đề ra chương trình mía đường cho cả nước; thế nhưng trong mấy năm gần đây chương trình đó bị cho đã phá sản khiến nhà nước phải đưa ra bao biện pháp cứu nguy.

Gần đây, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng bài với nội dung liệu ngành mía đường Việt Nam có phải đang trước nguy cơ phá sản.

Gia Minh nêu vấn đề này ra với ông Lê Văn Tam, chủ tịch Hiệp hội Mía – Đường Việt Nam. Ông có những giải thích như sau.

Ông Lê Văn Tam: Phải nói là trong cơ chế thị trường thì việc phá sản là bình thường; thế nhưng phá sản cả ngành thì khó lắm vì nhu cầu dùng đường vẫn có chứ.

Gia Minh: Nhưng do công nghiệp ngành này của Việt Nam yếu kém so với những nước lân cận như Thái Lan?

Ông Lê Văn Tam: Yếu thì chỉ có một số thôi. Cụ thể thì nhà máy nào còn yếu thì còn phải bàn. Nhà máy nào mạnh nhất hay yếu nhất chưa thể nói mà còn nhiều yếu tố khác nhau. Phía nhà báo thì họ có ý kiến của họ, tôi chưa có bình luận gì.

Đó còn nhiều vấn đề, mà vấn đề là Nhà nứơc phải trả giá cho sai lầm trong qui họach và chính sách không đúng của họ. Còn nhiều vấn đề phải nói không tiện nói trên điện thọai.

Gia Minh: Họ có đưa ra phân tích là Việt Nam sắp phải thực hiện cam kết AFTA,và Việt Nam tham gia WTO rồi?

Ông Lê Văn Tam: Khi nào vòng đàm phán Doha thành công; chứ nay Mỹ, Châu Âu vẫn còn trợ giá cho ngành nông nghiệp, mía của họ.

Gia Minh: Vậy chính phủ Việt Nam cũng có tài trợ cho ngành mía đường?

Ông Lê Văn Tam: Không từ trước đến nay chưa hề có.

Gia Minh: Công biệc sắp xếp và xóa nợ thì thế nào?

Ông Lê Văn Tam:Đó còn nhiều vấn đề, mà vấn đề là Nhà nứơc phải trả giá cho sai lầm trong qui họach và chính sách không đúng của họ. Còn nhiều vấn đề phải nói không tiện nói trên điện thọai.

Gia Minh: Nhưng khi nhà nước đưa ra qui họach thì người trong ngành phải có ý kiến chứ?

Ông Lê Văn Tam: Chưa hẳn thế.

Gia Minh: Vậy những khó khăn gì hiện nay là gì?

Đó là chính sách của nhà nước, không dễ gì thay đổi được.

Ông Lê Văn Tam: Không phải lúc nào cũng có khó không và không phải lúc nào cũng là thuận lợi không? Mà vấn đề nếu có thuận lợi mà không biết khai thác thì cũng là khó khăn.

Gia Minh: Tiến sĩ Mai Thành Phụng nêu ra ba vấn đề với cây mía là nông dân chỉ trồng mía ở chổ không có nứơc thôi?

Ông Lê Văn Tam: Đó là chính sách của nhà nước, không dễ gì thay đổi đuợc.

Gia Minh: Nay thì nông dân muốn trồng, nuôi gì là của họ?

Ông Lê Văn Tam: So với Thái Lan bình quân 28 ha, Australia hơn 200 ha một hộ nông dân; Việt Nam chỉ là 0,5 ha, Trung Quốc 0,9 ha… cho nên tại Việt Nam việc trồng mía hay lúa thì chỉ có thể nói đến đó thôi.

Gia Minh: Vậy nay thì xác định vùng nào là phù hợp nhất?

Ông Lê Văn Tam: Nhà nước vừa có quyết định số 26 của Thủ tuướng chính phủ ngày 10/3 phê duyệt về tổng quan của ngành mía đường.

Gia Minh: Người ta nói là công nghệ của Việt Nam lạc hậu?

Ông Lê Văn Tam: Nói vậy là chung chung thôi, chứ công nghệ của Việt Nam không lạc hậu lắm đâu như tôi vừa đi thăm Trung Quốc về thấy.

Gia Minh: Còn vốn liếng thì thế nào?

Ông Lê Văn Tam: Nguồn vốn thì cũng không khó lắm vì các công ty đã cổ phần hóa thì có thể thu hút vốn trên thị trường chứng khóan.

Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi những thông tin vừa rồi.