Trà Mi, phóng viên đài RFA
Dạo gần đây, blog, tức trang nhật ký điện tử, đã trở nên phổ biến sâu rộng trong giới trẻ tại Việt Nam, đặc biệt sau các cuộc tuần hành ôn hoà của sinh viên hai miền Nam-Bắc do cộng đồng blogger phát động để phản đối Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa-Hoàng Sa.
Điều đáng chú ý là không chỉ những bạn am tường IT mới trở thành blogger, mà ngay cả những người không rành về vi tính cũng mở ra cho mình một trang blog cá nhân.
Có người viết blog để tiêu khiển hàng ngày sau những giờ học hành hay làm việc mệt mỏi, căng thẳng, nhưng cũng có người tìm đến blog với tư cách là độc giả mà thôi chỉ để thưởng thức những chia sẻ của người khác.
Các "trang nhật ký mạng" có gì hấp dẫn? Tầm ảnh hưởng và tính hữu dụng của nó ra sao mà thu hút ngừơi trẻ đến như vậy? Đó cũng là phần đầu loạt thảo luận nhiều kỳ, ghi nhận ý kiến giới trẻ về việc nhà nước Việt Nam sắp luật siết chặt quản lý blog.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với 3 bloggers trẻ tại Sài Gòn, Hà Nội và 1 blogger đang du học tại Pháp, những khách mời trên Diễn Đàn hôm nay.
Trang : Xin chào tất cả mọi người. Mình là Trang, Sài Gòn.
Dũng : Chào chị Trà Mi và chào các bạn. Tôi là Dũng ở Hà Nội.
Kết : Mình tên là Nguyễn Đoàn Kết, là sinh viên đang du học ở Pháp.
Jimmy : Xin chào tất cả các anh các chị. Có kẽ em là người nhỏ nhất trong buổi nói chuyện ngày hôm nay. Mọi người có thể gọi em là Jimmy và em hiện là sinh viên ở Thành Phố HCM.
Blog trong đời sống cá nhân và xã hội
Trà Mi : Trước tiên là cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay. Trà Mi xin hỏi các bạn, là những blogger trẻ, các bạn thấy sự hữu ích của blog ra sao, tác động của nó như thế nào đối với đời sống cá nhân của các bạn cũng như đối với xã hội nói chung?
Theo em nghĩ, blog là một cái trang rất là hay cho chúng ta. Hầu như là giới trẻ hiện nay thường sử dụng blog để ghi lại những tâm tư, suy nghĩ của mình, những bài viết của mình, hoặc tìm những bài viết mới-lạ và đẹp-hay vào trang blog của mình, và chính vì vậy em thấy những trang blog rất là hay, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư cá nhân của mỗi người.
Trang : Theo em nghĩ, blog là một cái trang rất là hay cho chúng ta. Hầu như là giới trẻ hiện nay thường sử dụng blog để ghi lại những tâm tư, suy nghĩ của mình, những bài viết của mình, hoặc tìm những bài viết mới-lạ và đẹp-hay vào trang blog của mình, và chính vì vậy em thấy những trang blog rất là hay, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư cá nhân của mỗi người.
Trà Mi : Thế còn tác động của nó như thế nào đối với xã hội nói chung? Xin mời ý kiến của các bạn khác bổ sung thêm.
Kết : Em là Kết. Em xin phép có ý kiến.
Trà Mi : Mời Kết.
Kết : Đúng như là bạn vừa nói, blog là nhật ký điện tử của cá nhân ở trên Mạng (Net). Đó là phương tiện truyền tải tâm tư - nguyện vọng - tình cảm của cá nhân, (tức) chủ nhân của blog đấy. Với những người khác thì nó là một dạng nhật ký mở.
Đấy là cái tiện ích cá nhân. Còn cái tiện ích thứ hai tức là các blog có tính năng mở, có thể đi từ blog này sang blog kia (và) có thể tạo thành các group, thành ra nó tạo ra một cộng đồng ở trên Mạng, mà những cộng đồng ấy có thể là những cộng đồng cùng chia sẻ một cái sở thích, ví dụ như cộng đồng những người thích chơi xe hay những người thích chơi máy ảnh.
Em thấy cái tác động quan trọng nhất của blog đối với cả xã hội chính là nó tạo ra một kênh thông tin trên Mạng Lưới (Net) được rất nhiều người đọc. Ví dụ có những cái blog mà lên đến hàng chục triệu view như ở Việt Nam có blog Tắc Kè chẳng hạn, thì gần như nó có giá trị tương đương với một tờ báo.
Báo chí công dân
Trà Mi : Vâng. Các bạn vừa đưa ra những ý kiến định nghĩa blog là một nhật ký cá nhân, nhưng mà ngoài ra cũng có một khái niệm khác là mọi người cũng nói tới blog như là một dạng gọi là "báo chí công dân", thì không biết các bạn có nghe đến cái khái niệm này chưa? Và các bạn có ý kiến gì không?
Kết : Mình có thể nói blog bây giờ gần như tờ báo chí công dân, tức có thể nói là nó là một cái hệ thống báo chí tồn tại song song với hệ thống báo chí chình thống.
Nếu như bạn viết hay, bạn tìm được những vấn đề ưu tư bức xúc của mọi người, đáp ứng được cái yêu cầu tìm hiểu của mọi người thì sẽ có rất nhiều người vào đọc. Và đúng là bây giờ đã hình thành một thế hệ gọi là thế hệ nhà báo không chính thức bằng blog.
Trà Mi : Xin mời ý kiến của các bạn khác. Các bạn có bổ sung gì thêm không? Tức là blog với vai trò là một nhật ký cá nhân cũng vừa là một cái dạng báo chí công dân, thì các bạn thấy cái tính hữu dụng của nó trong đời sống xã hội như thế nào?
Trang : Chính blog là những cái gần gũi nhất, mà như chị nói đó là báo chí công dân thì em nghĩ nó cũng là một cụm từ khá chính xác bởi vì trong đó mình có thể biến mình trở thành một nhà báo có thể phản ánh đựơc thực tế, phản ánh được những gì mà mình chứng kiến đựoc trước mắt mình, thì em thấy nó có một cái hữu dụng rất lớn.
Thứ nhứt là nó phản ánh cái suy nghĩ của mình, những nhận thức của con người, và những người đọc nó họ có những nhận thức riêng biệt cho họ nữa. Những trang blog mở chúng ta có thể vào đọc và có thể tìm hiểu, nó mang tính chất thông tin rất là lớn.
Cộng đồng blogger gọi là cộng đồng khi mà mỗi blogger riêng lẻ có sợi dây liên hệ với nhau, kết dính lẫn nhau, kết bạn với nhau chẳng hạn, hoặc là cái việc thanh niên tham gia biểu tình để chống lại cái quyết định của Trung Quốc khi thành lập cái huyện đảo Tam Sa của họ. Chính cái hoạt động như vậy mà nó tạo nên sức mạnh rất lớn, cái cộng đồng blogger nó thể hiện ở chỗ đó.
Blog trong xã hội Việt Nam
Trà Mi : Ngoài cái tính năng là thông tin đó, nói về tính hữu dụng của blog thì Trà Mi muốn được hỏi thăm thêm là trước khi có sự xuất hiện blog và sau khi có blog thì các bạn thấy có sự thay đổi nào trong đời sống của mình và trong đời sống xã hội nói chung hay không?
Kết : Em là Đoàn Kết. Em xin có một số ý kiến. Người dân Việt Nam đều có thể nhận thấy được là sự thay đổi to lớn của blog nó đã tạo ra cho xã hội.
Bây giờ người ta tính là Việt Nam có khoảng 6 triệu blog, thì trước đây Việt Nam mình sau một số điều kiện về thông tin thì chúng ta chưa có được cái thông tin nhiều chiều, và theo như năm 2006 giới công nghệ thông tin Việt Nam đã đánh giá việc hình thành blog là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin Việt Nam của năm.
Điều này đã nói lên sự quan trọng của việc hình thành một hệ thống blog. Theo em nghĩ thì cũng giống như việc hình thành một hệ thống báo chí.
Trà Mi : Và việc hình thành này thú vị như thế nào đối với các bạn trẻ? Các bạn có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể để chứng mình tính hữu dụng của blog đối với giới trẻ nói chung.
Kết : Lúc trước, nếu muốn tìm được thông tin thì chỉ có thể tìm được ở thông tin báo chí chính thống, tức báo giấy hoặc là báo trên internet (báo điện tử), nhưng mà bây giờ thì mỗi người đều có thể trở thành nhà báo và nếu bạn đưa ra được những thông tin hữu ích thì bạn sẽ trở thành một nhà báo có tiếng và rất nhiều người tìm đọc blog của bạn.
Trà Mi : Nhưng mà ý Trà Mi muốn hỏi là có ví dụ nào đó mà các bạn đang nghĩ tới để nói lên tính hữu dụng của blog, tức là những thông tin nào mà các bạn chỉ tìm thấy trong cộng đồng blog của mình thôi, chứ không tìm thấy ở những phương tiện truyền thông khác.
Trang : Chẳng hạn như những thông tin ở trên những trang web chính thống của nhà nước ban hành, tức là những thông tin nằm trong cái khuôn khổ được cho phép, còn những trang blog thì họ có thể tìm ở bất cứ những nơi nào, ở nước này nước khác, những thông tin họ có thể lục lọi được và họ cho vào blog của họ, nhờ vậy mà mình đi thăm những blog đó thì mình có thể đọc hiểu nhiều hơn. Đó là sự khác biệt khi mà mình viết blog.
Thứ hai là blog đem đến cho mình những thú vị, chẳng hạn như khi chưa có blog thì mình không biết những cái suy nghĩ, những nguyện vọng hay những cái bức xúc rối răm của mình thì mình không thể nào nói lên được hay viết lên được, nhưng mà khi có blog rồi mình có thể viết, mình có thể nói, và mọi người có thể chia sẻ được với mình. Đó cũng là điều thú vị thứ hai mà em muốn nói ở đây.
Tâm tư của giới Blogger Việt
Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của Trang. Các bạn khác không có ý kiến nào khác bổ sung thêm thì Trà Mi muốn hỏi thăm là theo nhận xét của các bạn thì tình hình sinh hoạt cộng đồng blogger trong nước hiện nay như thế nào? Các bạn có cảm thấy hoàn toàn yên tâm, hoàn toàn thoải mái khi chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình qua những trang nhật ký mở này không? Xin mời ý kiến của anh Dũng.
Dũng : Cộng đồng blogger gọi là cộng đồng khi mà mỗi blogger riêng lẻ có sợi dây liên hệ với nhau, kết dính lẫn nhau, kết bạn với nhau chẳng hạn, hoặc là cái việc thanh niên tham gia biểu tình để chống lại cái quyết định của Trung Quốc khi thành lập cái huyện đảo Tam Sa của họ. Chính cái hoạt động như vậy mà nó tạo nên sức mạnh rất lớn, cái cộng đồng blogger nó thể hiện ở chỗ đó.
Trà Mi : Ý Trà Mi muốn ghi nhận là những blogger trong nước sử dụng blog thì có cảm thấy mình thoải mái, yên tâm khi chia sẻ những trang nhật ký cá nhân của mình đối với cộng đồng bên ngoài hay không?
Dũng : Riêng tôi thì trên blog chỉ ghi những chuyện hàng ngày mà rất là bình thường, những suy nghĩ tâm tư rất là bình thường, thành ra cũng không có gì lo ngại cả.
Kết : Đoàn Kết có ý kiến được không?
Trà Mi : Kết cho Trà Mi hỏi thăm ý kiến của Jimmy một chút xíu nhá, tại vì nãy giờ Jimmy cũng hơi im tiếng.
Jimmy : Dạ, tại vì đây là lần đầu tiên em tham gia chương trình, với lại nghe các anh các chị nói cũng rất là hay, với lại là hôm nay từ nãy tới giờ em nghe được một cụm từ rất là hay từ phía chị Trà Mi là "báo chí công dân". Đó là cụm từ lần đầu tiên em nghe và em cảm thấy rất là hay. Em trở lại với câu hỏi của chị là có cảm thấy thoải mái hay không.
Blog không thể nào nói chung được, bởi vì theo em biết thì hiện tại ở đây có rất là nhiều mạng xã hội cũng sử dụng tính năng blog. Người ta sẽ đến Yahoo! hay lấy thí dụ điển hình trên Yahoo! thì blog của em là một nhật ký cá nhân thì em chỉ post lên đó những cái gọi là cá nhân, em thấy rất là thoải mái.
Ví dụ như cũng viết văn hay thơ thì em cũng có làm một cái blog trên Opera và khi em post những tác phẩm của em lên đó thì nhiều người khác phê bình đánh giá, thì em cảm thấy cũng rất là thoải mái, không có gì gò bó lắm.
Blog không phải là một ấn phẩm, không phải là một xuất bản phẩm, thành ra không thể dùng luật báo chí để quản lý được. Thành thử ra đưa vào luật báo chí là một cái rất là khó khăn. Và sắp tới đây các nhà quản lý họ có quản lý như thế nào cụ thể thì lúc đấy chúng ta mới biết được rằng là việc sử dụng blog có khó khăn gì hay không. Hiện tại thì chưa có gì cả.
Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của Jimmy. Các bạn khác có ý kiến nào khác?
Kết : Thế mạnh của blog, cái đặc biệt của blog mà nó giúp cho blog có thể phát triển mạnh đến như thế ở trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, đó là cái tên ẩn danh của blog, tức là mình không cần phải có một danh tánh cụ thể, mình chỉ cần có một cái kết nối internet và làm theo những chỉ dẫn rất là đơn giản. Không cần phải tiêt lộ danh tính của mình.
Tương quan giữa Báo chí và Blog
Trà Mi : Như ý kiến của các bạn vừa nêu lên là hiện bây giờ các bạn sử dụng blog cảm thấy rất là thoải mái, rất là yên tâm khi chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình, nhưng mà sắp tới đây thì sẽ có những quy định siết chặt quản lý cái hình thức báo chí công dân, hay là nói một cách khác là nhật ký cá nhân này, thì không biết là ý kiến của các bạn trẻ trong và ngoài nước như thế nào?
Trà Mi được biết là luật báo chí sửa đổi sẽ có những quy định cụ thể dể quản lý các loại hình thông tin trên mạng nói chung chứ không riêng gì đối với blog. Vậy ý kiến của các bạn ra sao?
Dũng : Tôi cũng xin có ý kiến. Cái điều này thì hiện tại rất là khó khăn ở nhiều phương diện, kể cả bản thân những người làm luật lẫn cái tâm lý của những blogger, bởi vì blog không phải là báo chí mà nó là một dạng báo chí công dân, theo định nghĩa kiểu mới.
Bởi vì sao? Bởi vì nó không phải là một ấn phẩm, không phải là một xuất bản phẩm, thành ra không thể dùng luật báo chí để quản lý được. Thành thử ra đưa vào luật báo chí là một cái rất là khó khăn. Và sắp tới đây các nhà quản lý họ có quản lý như thế nào cụ thể thì lúc đấy chúng ta mới biết được rằng là việc sử dụng blog có khó khăn gì hay không. Hiện tại thì chưa có gì cả.
Trà Mi : Cảm ơn anh Dũng. Các bạn khác?
Kết : Em có một chút không đồng ý với anh Dũng, bởi vì nếu gọi là blog không giống với các ấn phẩm báo chí khác để không thể quản lý được thì nó cũng không đúng.
Bởi vì thực ra khi có một cái gì mang tính đại chúng, ví dụ mình có một thông tin mà mình đưa ra cho toàn thể xã hội cùng tham dự được thì đấy thực chất nó cũng có thể gọi là một hình thức báo chí, chứ không phải là như anh Dũng nói ở đây chưa phải là hình thức báo chí.
Còn theo em thì việc quản lý blog nó hoàn toàn không đơn giản, thứ nhất về mặt kỹ thuật thì gần như tất cả những trang server của những blog ấy đều không đặt ở Việt Nam, trừ một số cái mới hình thành bây giờ như là 'Ngôi sao blog", nhưng mà thực ra chỉ là ở Việt Nam nhưng mà cái server của người ta vẫn thuê ở nước ngoài.
Cũng như Yahoo! rồi các kênh trang mạng xã hội như My Black, như mấy bạn vừa rồi nói, tất cả các trang đấy đều không đặt máy chủ ở Việt Nam, thành ra muốn quản lý blog thì đầu tiên chính quyền Việt Nam phải có quan hệ với cả những công ty cung cấp dịch vụ máy chủ. Em nghĩ đấy là một điều không phải đơn giản.
Lúc trước Bộ Trưởng Văn Hoá có nói là "báo chí phải đi dúng lề đường bên phải", mà thực ra để có được một căn cứ để xác định lề nào là lề phải, lề nào là lề trái thì cái đấy chắc là nó cũng không phải là một vấn đề dễ thẩm định.
Trà Mi : Cảm ơn ý kến của Đoàn Kết. Vừa rồi các bạn đang đề cấp đến cái việc quản lý có khó khăn, nhưng mà quan điểm của các bạn đối với việc quản lý blog thì các bạn đồng tình hay phản đối?
Chúng ta sẽ nghe phản hồi của các bạn trẻ trong buổi tái ngộ vào sáng Thứ Tư tuần sau.
Còn ý kiến của quý vị và các bạn nghe đài thì sao? Xin hãy góp tiếng với chúng tôi qua địa chỉ email vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 -7775.
Mời Bạn tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ về các đề tài đang được dư luận quan tâm. Hãy liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: vietweb@rfa.org
Quý vị muốn tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin để lại số phone, chúng tôi sẽ liên lạc mời quý vị tham gia. Từ Việt Nam và các nước khác gọi đến Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Rất mong đựơc đón tiếp quý vị và các bạn với phần thảo luận sôi nổi tiếp theo, trên Diễn Đàn sáng Thứ Tư tuần tới.
Trà Mi thân ái kính chào.