Việt Nam và WTO (II)

Tiến sĩ Trần Văn Hiển - Nguyễn An

Thưa quý thính giả, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO cả thập kỷ trước. Tuy nhiên, việc trở thành hội viên của tổ chức quốc tế này mới chỉ trở nên cấp thiết trong đôi ba năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã có những bước phát triển tốt song song với yêu cầu hội nhập vào thế giới ngày càng cấp thiết hơn.

InvestmentWTO150.jpg

Để tìm hiểu quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO cùng những vấn đề liên quan đến việc gia nhập ấy, ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện một loạt cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư đại học và CPA ở tiểu bang Texas, Hoa kỳ.

Giáo sư Hiển hàng năm đi công tác ở Việt Nam cho đại học của ông. Trong buổi phát thanh trước, ông Hiển đã bàn về tài năng con người trong phát triển kinh tế. Kỳ này, chủ đề trao đổi là cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ vào giáo sư Hiển.

Bài 2: Cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam

Nguyễn An: Về đại thể, theo giáo sư thì cấu trúc của nền Kinh tế Việt Nam như thế nào?

Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Năm 2004, Việt Nam có 82 triệu dân, GDP là 42 tỉ đô la, và GDP đầu người là 550 đô la. Chúng ta có thể nhìn cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam theo hai góc độ khác nhau: 1) theo ngành chuyên môn và 2) theo quyền sở hữu.

Theo góc độ chuyên môn, kinh tế Việt Nam chia làm 3 khu vực: 1) nông nghiệp, 2) kỹ nghệ và xây dựng và 3) dịch vụ.

Khu vực kinh tế nhà nước sản xuất 38% của GDP. Đây là khu vực tập trung những công ty lớn và những kỹ nghệ trọng điểm của Việt Nam. Khu vực này vẫn tăng trưởng đều về số lượng từ 1986, sau khi Việt Nam chuyển hướng qua kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự tăng trưởng này không đem lại công ăn việc làm cho người dân bao nhiêu, trong khi cần rất nhiều trợ cấp từ chính quyền.

Khu vực nông nghiệp sản xuất 22% của GDP, dùng 2/3 dân số. - Khu vực kỹ nghệ và xây dựng sản xuất 40% của GDP, dùng 13% dân số - Khu vực dịch vụ sản xuất 38% của GDP, dùng 21% dân số.

Theo góc độ ai làm sở hữu, kinh tế Việt Nam được chia làm 3 khu vực: 1) nhà nước, 2) nước ngoài, và 3) tư nhân.

Khu vực kinh tế nhà nước sản xuất 38% của GDP. Đây là khu vực tập trung những công ty lớn và những kỹ nghệ trọng điểm của Việt Nam. Khu vực này vẫn tăng trưởng đều về số lượng từ 1986, sau khi Việt Nam chuyển hướng qua kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự tăng trưởng này không đem lại công ăn việc làm cho người dân bao nhiêu, trong khi cần rất nhiều trợ cấp từ chính quyền.

Khu vực kinh tế nước ngoài sản xuất 14% của GDP. Khu vực này phát triển rất nhanh vào đầu thập niên 90. Nhưng sau đó chậm lại nhiều.

Khu vực kinh tế tư nhân sản xuất 48% của GDP. Khu vực này bắt đầu phát triển mạnh sau chính sách đổi mới vào năm 1986, tăng vọt sau khi Việt Nam ký hiệp ước song phương với Mỹ (gọi tắt là BTA) và thông qua luật đầu tư trong nước vào năm 2001.

Trong thập niên 90, kinh tế Việt Nam phát triển khoảng 4.8%, thua nếu so với mức phát triển trung bình của khu vực là 5.8%. Những năm gần đây, nhất là sau BTA, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu cao hơn khu vực. Tuy nhiên vẫn thua Trung Quốc chừng 2% đến 3% mỗi năm.

Khi đọ thu nhập trên đầu người của Việt Nam, 550 đô la, với các nước nghèo trong khu vực như Trung Quốc, Philippines và Indonesia, GDP đầu người của Việt Nam dưới ½ của họ.

Hạ tầng cơ sở

Nguyễn An: Một trong những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế là có hạ tầng cơ sở vững mạnh. Trường hợp của Việt Nam ra sao?

Chính quyền Việt Nam không thu thuế từ người giàu. Đa số thu nhập của người giàu ở Việt Nam là tiền mặt, và hầu như họ không đóng thuế. Vì không thu đủ thuế, chính quyền Việt Nam không đủ tiền xây hạ tầng cơ sở.

Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Về hạ tầng cơ sở thì Việt Nam rất là kém cho nhu cầu hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Một vài ví dụ như sau:

Ví dụ 1. Đất nước không có những hệ thống vận chuyển tối tân để vận chuyển người và hàng hóa giữa hai miền Nam Bắc, giữa thôn quê và thành thị, giữa vùng xa với các trung tâm thương mại.

Ví dụ 2. Ô nhiễm môi trường rất nặng trong những thành phố lớn, và hiểm họa y tế như SARS và cúm gà hoành hành Việt Nam.

Ví dụ 3. Trong những thập niên qua, Việt Nam đạt được nhiều kết quả tốt trong giáo dục phổ thông, và đại đa số người dân biết đọc biết viết. Tuy nhiên bậc đại học của Việt Nam vẫn kém xa các nước trong khu vực.

Nguyễn An: Giáo sư có thể giải thích tại sao, nhà nước Việt Nam không xây dựng được hạ tầng cơ sở tốt cho sự phát triển kinh tế không?

Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Tôi nhìn thấy một số lý do như sau:

Chính quyền Việt Nam không thu thuế từ người giàu. Đa số thu nhập của người giàu ở Việt Nam là tiền mặt, và hầu như họ không đóng thuế. Vì không thu đủ thuế, chính quyền Việt Nam không đủ tiền xây hạ tầng cơ sở.

Chính quyền Việt Nam ít khả năng huy động vốn của người dân. Khi chính quyền Việt Nam bán công khố phiếu cho người dân, không có mấy ai tình nguyện mua. Vì vậy chính quyền Việt Nam không có thêm một phương cách hữu hiệu khác thu tiền cho xây dựng hạ tầng cơ sở.

Chính quyền với minh bạch thấp đưa đến nhiều công trình xây dựng bị đình trệ, hay xây dựng với chất lượng rất kém.

Khu vực kinh tế quốc doanh, về vấn đề buôn bán với những công ty hoặc cá nhân khác, thì vẫn bình thường thôi, nghĩa là thị trường định giá cho sản phẩm của họ. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ và những công ty khác là: 1) liên hệ với nhà nước, 2) phong cách làm việc, 3) thành tựu.

Khu vực kinh tế quốc doanh

Nguyễn An: Chính phủ Việt Nam chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Vậy khu vực quốc doanh tại Việt Nam hoạt động thế nào?

Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Khu vực kinh tế quốc doanh, về vấn đề buôn bán với những công ty hoặc cá nhân khác, thì vẫn bình thường thôi, nghĩa là thị trường định giá cho sản phẩm của họ. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ và những công ty khác là: 1) liên hệ với nhà nước, 2) phong cách làm việc, 3) thành tựu.

Về liên hệ với nhà nước, đây là những điều quan trọng:

- Công ty nhà nước là những công ty nắm những ngành trọng điểm mà nhà nước ấn định. Có nhiều cơ hội được độc quyền.

- Được cấp giấy phép nhanh chóng. Đây là một lợi điểm rất lớn vì xin giấy phép ở Việt Nam là một chuyện khó khăn và tốn kém không lường được.

- Có thể được trợ cấp/đầu tư từ ngân sách nhà nước. Mỗi năm nhà nước dùng gần một nửa ngân sách để trợ cấp những công ty quốc doanh.

- Được cho đất, hay thuê đất với giá rất hạ. Đất ở Việt Nam đắt như vàng, được cấp đất như được cấp vàng.

- Được ngân hàng nhà nước cho vay dễ dãi.

Nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân là hầu như 80%-90% là kinh tế thị trường. 10%-20% không thị trường là do sự khó khăn trong việc xin giấy phép từ nhà nước Việt Nam và điều này đưa đến nền kinh tế Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn những nền kinh tế thị trường khác mà việc xin giấy phép dễ dàng hơn.

- Được các cơ quan nhà nước khác giúp đỡ, không bị vòi vĩnh.

Về phong cách làm việc, có 3 điều chính:

- Lương rất thấp và lợi nhuận của công ty không gắn liền với lợi nhuận của nhân viên đưa đến nhân viên làm việc kém năng suất.

- Công ty thường vướng bận bởi những thủ tục hành chính phức tạp

- Đảng ủy của Đảng CS (không phải giám đốc công ty) quyết định mọi chuyện quan trọng như về nhân sự và hành chính như là chọn lãnh đạo, đầu tư, sa thải nhân viên, v.v.

Về thành tựu, có bốn điều quan trọng:

- Vẫn tăng trưởng đều đều về số lượng trong hai thập niên qua mặc dù nền kinh tế đang chuyển hướng qua kinh tế thị trường.

- Năng suất thấp. Vì ít quyền lợi đưa đến nhân viên làm hết giờ hơn là làm hết trách nhiệm.

- Chi phí đầu tư rất cao. Theo bài nghiên cứu của David Deprice của ĐH Harvard, cho thủ tướng Phan Văn Khải, thì Việt Nam cần đầu tư 3 dollars để tạo ra một dollar mới cho GDP khi đầu tư vào khu vực tư nhân, nhưng cần đến 5 dollars, hay 80% hơn, khi đầu tư vào khu vực quốc doanh.

Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về Vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775.

- Không tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, mặc dầu được nhà nước ưu đãi.

Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

Nguyễn An: Nhà nước Hà Nội thường tuyên bố Việt Nam là một nước kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Là người từng về Việt Nam nhiều lần và với cái nhìn của một nhà kinh tế, ông nhận xét thế nào về cái định hướng Xã hội chủ nghĩa ấy?

Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân là hầu như 80%-90% là kinh tế thị trường. 10%-20% không thị trường là do sự khó khăn trong việc xin giấy phép từ nhà nước Việt Nam và điều này đưa đến nền kinh tế Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn những nền kinh tế thị trường khác mà việc xin giấy phép dễ dàng hơn.

Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 38% của GDP. Khu vực này chỉ là kinh tế thị trường 10%-20% vì giá cả được định bởi thị trường. Còn tất cả những gì còn lại thì chẳng khác gì khu vực kinh tế quốc doanh của các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Nguyễn An: Cảm ơn Tiến sĩ Trần Văn Hiển.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và Tiến sĩ Trần Văn Hiển về cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, là bài thứ hai của loạt bài phân tích kinh tế về Việt Nam và WTO. Chủ đề thảo luận kỳ tới sẽ là, sự cần thiết gia nhập WTO của Việt Nam, mong quý thính giả đón nghe.

Cũng xin nhắc rằng ý kiến của giáo sư Hiển không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban Việt ngữ đài Á châu tự do, và chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775.

Theo dòng thời sự

- Việt Nam và WTO (I)