Còn ở Âu châu, nơi mà nhiệt độ vào thời gian này thường dưới 0°C thì ăn Tết như thế nào ? Mời quý thính giả cùng Thông tín viên Tường An ghé thăm một vài Cộng đồng người Việt ở Âu châu để xem họ đón Xuân ra sao ?
Người Việt ở Âu Châu đa số sống rãi rác, không tập trung. Suốt năm, mọi người đều bận rộn với công ăn, việc làm, đời sống riêng tư. Tết đến là cơ hội để mọi người có dịp gặp gỡ, hỏi thăm, chúc Tết cho nhau.
Mỗi năm, các Cộng đồng đều tổ chức mừng Xuân cho bà con đồng hương. Tết Việt nam thường rơi vào ngày trong tuần, đối với dân sở tại, đó là một ngày làm việc nên các Cộng đồng thường tổ chức ăn Tết vào ngày cuối tuần trước hay sau ngày mùng một Tết. Trong một chừng mực nào đó, họ cố gắng giữ một số phong tục cổ truyền cho ngày Tết như : giổ Tổ tiên, chúc Tết đồng hương, múa lân, lì xì cho trẻ em…
Kính mời quý thính giả cùng Tường An đi dạo một vòng Âu châu xem bà con mình ăn Tết ta trên xứ người như thế nào nhé.
Tết Việt Nam ở Na Uy
Bắt đầu là Na uy, một xứ sở lạnh giá trên vùng Bắc Âu với khoảng 20 ngàn người Việt. Anh Nguyễn Minh Tuấn, phó chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Oslo cho biết chương trình Tết năm nay gồm nhiều tiết mục văn nghệ dành cho giới trẻ, tuy nhiên người già, trẻ em vẫn không bị bỏ quên :
Chương trình văn nghệ ngoài nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc còn có phần tế lễ do các vị cao niên. Sau đó văn nghệ, múa lân cho các em, ca vũ nhạc kịch. Buổi tối là chương trình dạ vũ dành cho giới trẻ.<br/>
Chúng tôi có những gian hàng chơi trò loto, trò cho các em có thể tham dự như thảy vòng, chuột chạy tìm hang, đua ngựa. Những thứ mà các em nho nhỏ có thể chơi được. Chương trình văn nghệ ngoài nghi thức
chào cờ, diễn văn khai mạc còn có phần tế lễ do các vị cao niên. Sau đó văn nghệ, múa lân cho các em, ca vũ nhạc kịch. Buổi tối là chương trình dạ vũ dành cho giới trẻ.
Hà Lan
Dần xuống phía Nam là Hà lan, nơi có khoảng 18 ngàn người Việt cư ngụ. Ngoài chương trình văn nghệ và dạ vũ ; Các tiết mục đặc biệt cho ngày Tết như múa lân, lì xì là không thể thiếu. anh Nguyễn Liên Hiệp, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại đây cho biết :
Cộng đồng Hòa lan tổ chức Tết Âm lịch ở Arnhem. Chương trình Tết thì có lời chúc Tết của Cộng đồng, múa lân, lì xì. Văn nghệ thì có âm nhạc, dạ vũ.<br/>
Cộng đồng Hòa lan tổ chức Tết Âm lịch ở Arnhem. Chương trình Tết thì có lời chúc Tết của Cộng đồng, múa lân, lì xì. Văn nghệ thì có âm nhạc, dạ vũ. Số người tụ tập thì tùy theo thời tiết. Như năm ngoài thì mùa đông rất lạnh, tuyết rơi rất nhiều thành thử số người không có bao nhiêu. Nhưng năm nay tôi nghĩ số người sẽ đông lắm, nhưng mà cũng cỡ 500-600 người. So với 10-15 năm về trước thì con số này không có là bao bởi vì lúc đó phong trào về Việt Nam chưa có nhiều. Cỡ năm, sáu trăm thì đối với chúng tôi là một thành công rất lớn.
Đức
Cạnh Hà lan là Đức, với trên 80 ngàn người Việt cư ngụ, cũng do thời tiết lạnh lẽo nên sinh hoạt cộng đồng nơi đây cũng rất giới hạn. Tuy vậy, anh Hoàng Tôn Long, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Hamburg cũng cố gắng giữ gìn những phong tục cổ truyền trong ngày Tết. Mừng Xuân đến, nhưng anh cũng không tránh khỏi nổi ngậm ngùi khi phải thêm 1 cái Tết xa quê :
Ở Đức thì vào thời điểm Tết thì thời tiết thường là lạnh âm dưới 2-3°C hết thành là rất lạnh không tổ chức như những nơi khác được. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 12 tháng 2. Hội tổ chức văn nghệ, hát những bản nhạc Xuân trước 1975 để nhớ về quê hương.<br/>
Ở Đức thì vào thời điểm Tết thì thời tiết thường là lạnh âm dưới 2-3°C hết thành là rất lạnh không tổ chức như những nơi khác được. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 12 tháng 2. Hội tổ chức văn nghệ, hát những bản nhạc Xuân trước 1975 để nhớ về quê hương. Bắt đầu vô khai mai cũng có dân hương lên bàn thờ Tổ quốc, chúc Tết, lì xì cho các em. Làm được cái gì thì Cộng đồng cố gắng làm để phục vụ cho bà con ở đây. Nói chung thì nó cũng hơi buồn. Bao nhiêu năm xa xứ chỉ một niềm hy vọng một ngày nào đó mình được trở về quê hương dưới ánh nắng Tự do, Dân chủ để dân chúng có thể hưởng sự Tự do như chúng ta ở ngoài này.
Bỉ
Liège, một thành phố lớn của vương quốc Bỉ, nơi mà năm nào cộng đồng cũng có những sinh hoạt vui chơi cho bà con tìm chút không khí Xuân trên đất khách. Anh Lê Hữu Đào, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Liège từ nhiều năm cho biết :
Hai đêm Tết tương đối lớn, khoảng độ 400-500 người trong phần văn nghệ. Còn dạ vũ thì khoảng độ 1000 người trong đó có khoảng 2/3 là người Việt Nam, còn 1/3 là người Bỉ tới chơi chung với mình<br/>
Trên Bruxelles thì có Tết của hội Thân hữu Bỉ-Việt. Ở Liège thì là ngày 26 tháng 2. Hai đêm Tết tương đối
lớn, khoảng độ 400-500 người trong phần văn nghệ. Còn dạ vũ thì khoảng độ 1000 người trong đó có khoảng 2/3 là người Việt Nam, còn 1/3 là người Bỉ tới chơi chung với mình. Phần đầu là 1 bữa tiệc Xuân, phần văn nghệ có ca, vũ, nhạc hát những bài nhạc Xuân, có những nhạc cảnh.
Pháp
Pháp là nơi có đông người Việt nhất Âu châu. Tại Pháp, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng đều tổ chức ăn Tết riêng. Nhưng phổ biến nhất, tập hợp đông đảo người tham dự nhất vẫn là Tết do Tổng Hội Sinh Viên Paris tổ chức với một lịch sử hơn 45 năm đã trở thành một truyền thống.
Ngoài hội chợ với các gian hàng, trò chơi, các món ăn Việt Nam. Năm nào chương trình văn nghệ cũng chuyên chở một thông điệp đến với mọi người. Anh Đặng Quốc Nam, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên cho biết chương trình năm nay như sau :
Tổng kết THSV có hai phần : Một phần là hội chợ, phần thừ hai là văn nghệ chủ đề. Hội chợ năm nay đặc biệt ngoài phần trình diễn áo dài, múa lân, trò chơi vidéo cho trẻ em còn có sự hiện diện đặc biệt của những người tài hoa trẻ Việt Nam tại hải ngoại.<br/>
Năm nay Tết Tổng Hội Sinh Viên sẽ được tổ chức ngày chúa nhật 13 tháng 2 tại Opéra de Masy. Tổng kết THSV có hai phần : Một phần là hội chợ, phần thừ hai là văn nghệ chủ đề. Hội chợ năm nay đặc biệt ngoài phần trình diễn áo dài, múa lân, trò chơi vidéo cho trẻ em còn có sự hiện diện đặc biệt của những người tài hoa trẻ Việt Nam tại hải ngoại.
Những người được coi như là xuất sắc trong nền văn hóa Pháp về ảo thuật, múa hiphop, về văn sĩ, vẽ hoạt họa. Tất cả những người này là gốc Việt Nam và được rất nhiều giải Quốc tế.
Năm nay văn nghệ chủ đề là sự xung khắc văn hóa Pháp-Việt qua chuyện tình giữa một chàng trai Việt Nam và một cô bạn Pháp.
Tổng hội sẽ lược qua tất cả các văn hóa, lịch sử Việt Nam kịch, hát, múa dân tộc và đặc biệt là màn trình diễn Hội nghị Diên hồng do 50 anh em trình diễn. Tuy nhiên, với tất cả những màn vui như vậy cho đêm Tết, THSV lúc nào cũng « luồn » trong những màn đó những khía cạnh đấu tranh Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.
Vương Quốc Anh
Bao vây bốn bề bởi biển Bắc Đại Tây Dương là Vương Quốc Anh, một cộng đồng với khoảng 50 ngàn người. Phần lớn là người Việt gốc Hoa. Do sự hình thành cộng đồng khá phức tạp cũng như không có trợ giúp từ phía chính phủ nên ông Vũ Khánh Thành, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Luân Đôn cho biết khó mà có thể tổ chức được một ngày ăn Tết cho người Việt tại đây
Người Việt tại Anh 40% là người Việt gốc Hoa. Do tính chất của người Việt tị nạn bên Anh như vậy nên Tết không được rầm rộ là vì người Việt gốc Hoa cũng hướng về Chinese Newyear và họ tham dự với cộng đồng người Hoa kiều ngoài Soho, tức là khu China town.<br/>
Người Việt tại Anh 40% là người Việt gốc Hoa. Do tính chất của người Việt tị nạn bên Anh như vậy nên Tết không được rầm rộ là vì người Việt gốc Hoa cũng hướng về Chinese Newyear và họ tham dự với cộng đồng người Hoa kiều ngoài Soho, tức là khu China town. Còn về Tết thì đa số trở về truyền thống giổ tết cũng như trong gia đình cúng ông bà, thăm bạn bè. Còn
những sinh hoạt rầm rộ của Cộng đồng thì bên này không có nhiều, trừ nhà Chùa, nhà Thờ thì có tổ chức Tết cho bà con.
Tuy nhiên, không vì thế mà cái Tết đi qua trong sự quên lãng của mọi người, từ trong mỗi gia đình, họ vẫn tổ chức những buổi cúng ông bà, lì xì, đi chùa . Chị Lan, một cư dân tại Luân đôn nói :
Ở bên này thì mọi người không có tổ chức trong cộng đồng. Thế nhưng mà trong gia đình thì họ vẫn giữ cái truyền thống. Giao thừa thì bọn em vẫn mua bánh chúng, gà, hoa quả, cũng làm cơm.
Mọi người không có tổ chức trong cộng đồng. Thế nhưng mà trong gia đình thì họ vẫn giữ cái truyền thống. Giao thừa thì bọn em vẫn mua bánh chúng, gà, hoa quả, cũng làm cơm.<br/>
Tùy theo từng gia đình, như bọn em thì làm canh miến nấu với mề gà, rồi có một đĩa xào, gỏi… Bên này bọn em rất khó mua mai và đào. Thay vì mua mai và đào thì bọn em mua cây sống đời Mùng một thì bọn em đi chùa, có nhiều nhà thì đi chùa đón giao thừa vào đêm 30. Sau đó thầy phát lì xì cho mọi người, chúc mừng năm mới, phát lì xì cho các cháu.
Những một món quốc hồn quốc túy
Ngày Tết ở Âu châu tuy không có mai vàng, pháo đỏ, nhưng ban tổ chức cũng cố gắng gói ghém hương vị Xuân qua những món ăn cổ truyền Việt Nam.
Quý thính giả ở Việt Nam chắc sẽ ngạc nhiên lắm khi nghe trong các món ăn Tết của cộng đồng Âu châu ngoài món bánh chưng, còn có phở như một món quốc hồn quốc túy. Nào, chúng ta hãy điểm qua thực đơn ngày Tết của các cộng đồng nhé ! Bắt đầu là cộng đồng Hà lan :
Ông Nguyễn Liên Hiệp :
Không khí Tết của người Việt thì ở đâu tôi nghĩ cũng giống nhau tức là có những thức ăn truyền thống như là bánh chưng, bánh tét, phở, chè, đồ nhậu. Dĩ nhiên là phải đi với bia, với nước ngọt kèm theo.
Không khí Tết của người Việt thì ở đâu tôi nghĩ cũng giống nhau tức là có những thức ăn truyền thống như là bánh chưng, bánh tét, phở, chè, đồ nhậu. Dĩ nhiên là phải đi với bia, với nước ngọt kèm theo.<br/>
Phở cũng không thiếu trong thực đơn ngày Tết của cộng đồng Na Uy :
Ông Nguyễn Minh Tuấn :
Món quê hương thì tạm gọi là phở, bún, bánh cuốn, bánh chưng, bánh mì, đồ chay….
Các gian hàng thức ăn của Bỉ cũng hấp dẫn không kém :
Ông Lê Hữu Đào :
Món ăn Tết thì thường thường là ngon lắm (cười !) rất là thuần túy và ngon. Những món ăn đặc biệt như là bánh cuốn, chả giò…. Đặc biệt đối với anh em chúng tôi ở Liège thôi nhé, bánh chưng. Có những năm có cả những món ngoại quốc nữa !
Người Việt dù ở nơi đâu trên quả địa cầu cũng xem ngày Tết là giây phút để xum họp, để tìm về, để chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm, gửi cho nhau những thông điệp yêu thương như
anh
Nguyễn Liên Hiệp mong đợi :
Đó là dịp mình tụ tập lại với nhau. Thứ hai nữa để cho các con em thấy được truyền thống của người Việt, của ông bà mình và thứ ba nữa cũng là dịp để người Việt của chúng ta gặp gỡ nhau, hàn huyên với nhau. Bởi vì có nhiều anh em 5,6 năm không gặp nhau. Tình cờ lại gặp nhau trong dịp Tết, từ đó có thể hỏi han, thăm viếng bạn bè và những người thân quen : À, chúng ta yêu mến nhau từ lâu !