Hai mươi lăm nữ công nhân Việt tại công ty Polar Twin Advance ở Malaysia, bị chủ nhân bản xứ vi phạm hợp đồng, sẽ lên đường về nước ngày 31 tháng này nhưng chưa rõ có được bồi thường thiệt hại không?
Polar Twin Advanvevi phạm hợp đồng
Polar Twin Advanve là một công ty ở Penang, Malaysia, chuyên sản xuất chip cho dụng cụ y khoa. Công ty mẹ là Polar Electro ở Phần Lan.
Từ 2005 đến 2007, Polar Twin Advance nhận tám mươi công nhân Việt Nam , phần lớn là nữ, qua trung gian của hai công ty môi giới là Intraco ở miền Bắc và Sao Thái Dương ở miền Nam.
Thông tin mà các công nhân Việt Nam cho biết là sau một thời gian ngắn, chủ nhân Polar Twin bắt đầu trả lương thất thường, không đúng mức ấn định mà công nhân ký trong hợp đồng trước khi đi .
Đến tháng Năm 2008, các nữ công nhân Việt cùng một số công nhân Indonesia kéo đến căng tin đòi gặp chủ nhân để hỏi về vấn đề đó. Giám đốc công ty, một người Malaysia gốc Hoa, thay vì ra tiếp công nhân thì đã gọi cảnh sát đến để buộc họ trở lại làm việc. Những ai không chịu trở vào xưởng và tiếp tục bãi công thì bị cấm đi làm từ đó đến nay.
Hậu quả là những chị em không đi làm lâm vào cảnh túng thiếu, phải ra ngoài xin rau trái về ăn, trong lúc hộ chiếu bị chủ nhân thu giữ ngay từ lúc mới đến vẫn chưa được trả lại.
Theo tin mới đây nhất từ CAMSA , hai mươi lăm nữ công nhân Polar Twin Advance được lên danh sách trở về Việt Nam ngày 31 tới đây.
Công ty môi giới của Việt Nam
Từ Kuala Lumpur, nhân viên của công ty môi giới Intraco , ông Hùng, nói với Đài Á Châu Tự Do :
Công ty Intraco mua toàn bộ vé cho lao động rồi, họ có nguyện vọng về nước, thế thì bên công ty mua vé rồi chuyển cho nhà máy để làm thủ tục thôi.
Các công nhân trở về nước có được bồi thường không, nhất là khi bị chủ cho nghỉ ngang không lương đã ba tháng, ông Hùng cho biết:

Cái đó thì do bên công ty người ta có biện pháp thanh lý hợp đồng với lao động , đó là do bên đại sứ quán với bên này họ làm việc , cái mặt đó tôi không rõ lắm, tôi không can thiệp sâu hơn được vào những việc đấy. Đã có bên đại sứ quán người ta làm việc.
Về chuyện tại sao chủ nhân bản xứ thu giữ hộ chiếu của lao động Việt Nam ngay khi họ đến phi trường, ông Hùng của Intraco giải thích:
Luật đó của Malaysia là chung rồi. Không phải chỉ một Việt Nam đâu, người tất cả các nước đến đây làm việc thì nhà máy đều giữ hộ chiếu, nếu không lao động người ta trốn ra ngoài , gây ra cái này cái nọ không hay. Chủ người ta giữ hộ chiếu người ta có trách nhiệm.
Thực tế về những công nhân Việt Nam
<i>Bọn em vay đến 25 triệu, còn phải học tiếng rồi còn phải làm visa, theo kiểu mình muốn làm nhanh để đi ấy, nhưng mà đợi bao nhiều tháng có được đi ngay đâu. Bọn em phải cắm sổ đỏ để vay ngân hàng mới có đủ tiến nộp mà sang bên này..</i> <br/>
Chị Hồng, ở Ninh Bình<br/>
Chị Hồng, quê ở Ninh Bình, một trong số những người đình công và bị cho nghĩ việc từ ba tháng nay , cũng có tên trong danh sách 25 người trở về, nói rằng nhờ sự giúp đỡ của phía CAMSA mà giờ chị và các bạn được rời Malaysia như mong đợi:
Khi mà có người đứng ra giúp đỡ như vậy thì họ sợ , họ nói họ sẽ đền bù và trả hộ chiếu cho bọn em về nước đấy. Đền bù là ba tháng bọn em ở nhà không được đi làm. Công ty nói là sẽ cho đại sứ quán Việt Nam mình và môi giới là hai bên sẽ điều tra lại cái bảng lương, ai thiếu thì họ trả lại. Em thấy thức ra họ cũng không hứa chắc chắn cho bọn em đâu. Chả có cái văn bản nào đâu, người ta cầm xuống rồi người ta lại cầm đi. Nghĩa là đại sứ quán Việt Nam mình đứng ra kiểu như bảo lãnh cho bọn em , nói là khi cho bọn em về nước rồi thì người ta sẽ có trách nhiệm ở đây đòi đến bù lại ba tháng lương cho bọn em.
Như vậy chỉ còn bốn ngày nữa thì hai mươi lăm người sẽ từ Penang lên Kuala Lumpur để đáp máy bay về nước. Thế nhưng đến lúc này chưa ai biết họ có được bồi thường không và nếu có thì số tiền là bao nhiêu. Mọi người cũng chưa được trả hộ chiếu mà họ đã nộp cho chủ khi mới tới. Chị Hồng kể tiếp:
Tại vì có mấy bạn vì chờ kết quả lâu quá thì các bạn ấy đã quay vào công ty làm việc và bây giờ chỉ còn lại hai mươi lăm người. Đến ngày 30 chiều bọn em lên sân bay Kuala Lumpur. Lên trên đấy có anh Hùng phụ trách cho công ty Intraco sẽ trả hộ chiếu cho bọn em và đưa vé may bay cho bọn em về nước.
Khi làm thủ tục qua Malaysia lao động thì nhiều người phải chạy vạy và cầm cố để có một lúc một số tiến lớn nộp cho công ty môi giới. Chị Hồng bày tỏ là ý muốn trở về đã thành nhưng cạnh đó là nỗi lo không biết làm sao để có tiền trả nợ:
Tất cả là 19 triệu 500 ngàn em nhớ mang máng là như thế , nhưng mà bọn em vay tấm đến hai mươi lăm triệu vì bọn em còn phải học tiếng rồi còn phải làm visa , kiều mình làm nhanh để đi ấy, nhưng mà đợi bao nhiều tháng có được đi ngay đâu. Bọn em phải cắm sổ đỏ để vay ngân hàng mới có đủ tiến nộp mà sang bên này. Thì em cũng không biết người ta sẽ đối xử với mình như thế nào, em lo nhiều lắm, em lo không có tiền cho bố mẹ trả nợi ngân hàng rồi người ta sẽ gây rắc rối cho mình. Rất là buồn nhưng mà cũng chả biết làm như thế nào.
Sứ quán Việt Nam đã làm gì
Ông Nguyễn Hải Lý, Ban Quản Lý Người Lao Động trực thuộc sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur, nói với Đài Á Châu Tự Do :
Chúng tôi yêu cầu công ty môi giới ở trong nước bỏ tiền mua vé máy bay cho người lao động. Về nguyên tắc thì sứ quán sẽ cố gắng để mà bảo vệ cho quyền lợi công nhân ở nước ngoài, kể cả đảm bảo những điều kiện mà hợp đồng đã ký . Thế còn về chi tiết cụ thể về tất cả những cái việc mà kể cả khấu trừ sai hay về lý do sai thì chúng tôi đều yêu cầu phải phân tích làm rõ nguyên nhân, yếu cầu công ty Polar Twin cũng như yêu cầu chính cơ quan lao động địa phương , cơ quan lao động của Malaysia xem xét, xử lý đúng sai. Trước mắt công nhân muốn về nước thì chúng tôi đang làm thủ tục cho họ về.
Vẫn câu hỏi là công nhân về nước mà không có tiền bồi thường thì lấy đâu ra để trả mười mấy hay hai mươi mấy triệu đồng tiền nợ ngân hàng họ vay trước khi đi, ông Nguyễn Hải Lý đáp:
Vế vấn đề mà người ta nộp số tiền này số tiền kia thì tôi nghĩ rằng cần phải xem xét thực tế chứ bây giờ họ cứ nói tin này tin kia nhưng khi kiểm chứng cũng không phải là tin thật. Tôi muốn nói luôn với chị là công nhân của mình khi mà đấu tranh về quyền lợi thì tôi cũng phải xem xét cụ thể cái quyền lợi đấy là đúng hay sai, cái việc đòi hỏi đấy là đúng hay sai. Thì bây giờ cũng đang yêu cầu kiểm tra tra toàn bộ việc lương lậu công nhân mình nhận như thế nào, họ kêu là họ nhận không đủ hay thế nào thì cũng phải kiểm tra. Họ nói là một việc, phải kiểm tra thực tế . Sứ quán tôi đã làm việc với các tổ chức liên quan , yêu cầu các bên có trách nhiệm bồi thường cho công nhân. Chúng tôi đã làm việc với bên sứ quán Phần Lan rồi.
Công nhân của mình khi mà đấu tranh về quyền lợi thì tôi cũng phải xem xét cụ thể cái quyền lợi đấy là đúng hay sai, cái việc đòi hỏi đấy là đúng hay sai..Họ nói là một việc, phải kiểm tra thực tế...
Ô. Nguyễn Hải Lý, sứ quán VN ở Kuala Lumpur
Ông Nguyễn Hải Lý trả lời câu hỏi về vấn đề tại sao công nhân Việt Nam cứ chân ướt chân ráo đến Malaysia thì đã bị chủ nhân thu giữ hộ chiếu:
Cái việc này thì chúng tôi cũng thấy là có một số vấn đề đặt ra. Cầm giữ hộ chiếu ví dụ như ở công ty Polar Twin chẳng hạn thì chủ cũng chỉ là cái người giữ hộ công nhân , còn khi sứ quán chúng tôi yêu cầu làm thủ tục cho công nhân về nước thì chủ cũng phải thực hiện. .Với tôi thì chủ chỉ có vai trò là người giữ hộ mà thôi. Theo tôi biết thì giờ này hộ chiếu vẫn đang ở bên Cục Nhập Cư và sau đó thì họ sẽ chuyển lại cho công nhân để về nước.
Ngay từ đầu CAMSA tức Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới Ở Á Châu, có văn phòng tại Malaysia từ tháng Tư 2008, đã tiếp tế thực phẩm , hổ trợ tinh thần cũng như pháp lý cho các chị em công nhân bị cấm việc ở Polar Twin Advance:
Hôm mà người ta đến ký túc xá thì cái anh ở trên đại sứ quán anh nói là “tôi còn biết có một số người là liên lạc với những người ở bên ngoài” . Ý người ta nói là liên lạc với các anh các chị giúp đỡ bọn em đấy. Người ta nói là phận mình thì biết mình thôi chứ đừng làm điều gì quá đáng. Người ta nói thế. chỉ
Đó là lời chị Hồng, đại diện các chị em công nhân sẽ được đưa trở về nước cuối tháng này.