Bà Peggy Blumenthal, phó chủ tịch điều hành Học Viện Quốc Tế IIE, cung cấp thêm một số thông tin qua bài nói chuyện với Thanh Trúc:
2008: Số sinh viên từ Việt Nam qua Hoa Kỳ học đã tăng đến 45%
Institute Of International Education, IIE, tức Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhậun chuyên nghiên cứu và thu thập dữ liệu về tình hình cũng như số lượng học sinh sinh viên các nước trên thế giới đến Mỹ du học hàng năm.
<i>Chúng tôi ghi nhận từ 2007 đến 2008 số số sinh viên từ Việt Nam qua Hoa Kỳ học đã tăng đến 45%, tổng cộng 8.769 người . Nếu so sánh với tỷ lệ 31% của năm trước thì có thể thấy số tăng vọt đến 45% là quá nhanh.</i> <br/> Bà Peggy Blumenthal. NY<br/>
Dựa trên nguồn thông tin liên quan từ Phòng Giáo Dục Và Văn Hoá Vụ trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, mỗi năm Viện Giáo Dục Quốc Tế hoàn thành bản phúc trình có tên Open Doors, đưa ra số liệu về lượng du học sinh thế giới đến Mỹ mỗi năm, trong đó có học sinh sinh viên đến từ Việt Nam.
Bản báo cáo Open Doors 2008 công bố hồi đầu tuần cho thấy từ 2006 đến 2007, hơn sáu ngàn sinh viên Việt Nam sang Mỹ. Từ 2007 đến 2008, con số này vượt trên tám ngàn.
Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ có văn phòng ở khắp thế giới, trong đó một tại Hà Nội và một tại thành phố Hồ Chí Minh, với giám đốc là ông Mark Ashwill.
Từ văn phòng ở New York, phó chủ tịch điều hành chuyên trách hoạt động trong phần vụ sinh viên nước ngoài, bà Peggy Blumenthal cho biết:
Chúng tôi ghi nhận từ 2007 đến 2008 số số sinh viên từ Việt Nam qua Hoa Kỳ học đã tăng đến 45%, tổng cộng 8.769 người . Nếu so sánh với tỷ lệ 31% của năm trước thì có thể thấy số tăng vọt đến 45% là quá nhanh.
Đa số là học sinh tốt nghiệp trung học ghi danh vào đại học
Viện dẫn số liệu trong phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục , bà Peggy Blumenthal cho biết du học sinh Việt Nam đến Mỹ trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2008 phần lớn trong trình độ chưa vào đại học , được xếp thành bốn nhóm
<i>Hết hai phần ba số du sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học nhưng chưa vào đại học, 19% đã tốt nghiệp đại học, hơn 10% khác theo học những ngành nghề không nằm trong trình độ đại học.</i>
Hết hai phần ba số du sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học nhưng chưa vào đại học, 19% đã tốt nghiệp đại học, hơn 10% khác theo học những ngành nghề không nằm trong trình độ đại học. Cũng cần nói thêm là đa số du sinh từ Việt Nam qua thường vào các Đại Học Cộng Đồng Mỹ với học kỳ hai năm , sau đó chuyển tiếp lên bốn năm tại các đại học khác.
Và khi du học sinh tốt nghiệp đại học rồi thì có quyền xin ở lại để chọn học lên cao hơn, nhóm này khoảng gần 3% mà chúng tôi gọi là Optional Practical Training , kể như là chương trình huấn luyện hậu đại học dựa trên kinh nghiệm thu thập được trong lãnh vực hay môn học tại bốn năm đại học trước đó.
Vẫn theo số liệu của Học Viện Quốc Tế được phó chủ tịch điều hành Blumenthal trình bày ở đây, trong hai thập niên 1980 và 1990, số du học sinh Việt Nam qua Hoa Kỳ rất khiêm tốn và bắt đầu tăng dần lên theo từng năm từ cuối thập niên 1990 đến giờ. Tỷ lệ tăng mạnh và rõ nét nhất được ghi nhận trong vòng năm năm trở lại đây.
Với câu hỏi làm thế nào để học sinh bên Việt Nam hiểu rõ về những thông tin của Học Viện Quốc Tế Hoa Kỳ, bà Blumenthal trả lời là là mọi người có thể thông qua tư vấn tại phòng tham vụ giáo dục thuộc sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, hoặc văn phòng của Học Viện Quốc Tế ở Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh
Tôi cũng muốn nói thêm là bất cứ người nghe đài nào muốn biết về chương trình du học ở Mỹ thì hãy vào website education usa. state.gov để tìm hiểu . Họ có thể email cho chúng tôi hoặc thăm viếng văn phòng của chúng tôi ở Việt Nam để biết rõ hơn. Tôi giải thích như vậy bởi thực tế Hoa Kỳ có rất nhiều trường và nhiều loại đại học , giá cả khác nhau , địa điểm khắp nơi trên đất Mỹ mà chúng tôi hy vọng những người muốn sang đây du học có thể cân nhắc chọn lựa đối tượng phù hợp cho chính mình.
<i>Người nghe đài nào muốn biết về chương trình du học ở Mỹ thì hãy vào website education usa. state.gov để tìm hiểu .</i>
Bằng đại học Mỹ được quốc tế công nhận
Báo chí trong nước có đưa tin về bản báo cáo Open Doors 2008 của IIE , trích dẫn lời giám đốc văn phòng IIE ở Hà Nội , ông Mark Ashwill, rằng lý do du học sinh Việt Nam qua Mỹ tăng mạnh là vì hiện nay khả năng chi trả của phụ huynh có thể đáp ứng được chi phí học vấn ở Mỹ , nơi có nhiều đại học uy tín với bằng cấp được quốc tế công nhận.
Về điểm này, một phụ huynh là ông Cường , ở Lâm Đồng, có con đi Mỹ trong chương trình trao đổi du sinh cấp trung học, nói:
Ông Tú, giáo viên ở Hà Nội, có hai con đi du học, đồng ý với nhận xét là ngày nay nhiều cha mẹ có thể gởi con đi du học tự túc, nhưng quan trọng nhất vẫn là nền giáo dục và bằng cấp xứng đáng ở nước ngoài.
Nhưng một yếu tố cần nêu là trong vòng năm năm trở lại đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết một số dự án hợp tác song phương về giáo dục mà cao điểm là những chương trình quan trọng được ký vào khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Hoa Kỳ hồi tháng Sáu năm nay. Tiến sĩ Nguyễn Cường, từng là thành viên Quĩ Giáo Dục Việt Nam do Mỹ tài trợ, hiện là khoa trưởng Khoa Kỹ Sư Đại Học Công Giáo ở Washington, nơi có một số sinh viên Khoa Quốc tế của Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh sang đây học trong chương trình 2+2, cho biết:
Tính đến lúc này Việt Nam đứng hạng mười ba trong danh sách hai mươi quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng du học sinh sang học ở Hoa Kỳ.