Nhận xét của giới trẻ về phim Việt Nam (phần 1)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong nhịp sống tất bật của thời đại kỹ thuật số ngày nay, có thể nói, phim ảnh không chỉ là nguồn vui giải trí, mà đã thực sự trở thành một trong những “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với rất nhiều người, nhất là giới trẻ.

Có nhiều khán giả chỉ chờ đón những giờ chiếu phim trên các đài truyền hình. Những người ghiền phim hơn thì mua hoặc thuê băng đĩa về nhà thưởng thức mỗi ngày. Sở thích mỗi người cũng đa hình vạn trạng.

0:00 / 0:00
MoviePoster150.jpg
Bản quảng cáo phim Mỹ "Chuyến bay kinh hoàng" (Flight Plan) trước một rạp chiếu phim ở Hà Nội hôm 15-4-2006. AFP PHOTO

Có người thích xem phim hành động, có người yêu chuộng thể loại tình cảm xã hội, nhưng có người lại thích phim giả sử. Tuy thành phần và sở thích của các fan hâm mộ môn “Nghệ thuật thứ 7” ở Việt Nam rất đa dạng, nhưng đặc biệt có một điểm chung đáng chú ý là đa số khán giả trong nước chỉ thích xem phim ngoại.

Phim nội, dù được quảng cáo rầm rộ hoặc trình chiếu miễn phí trên các kênh truyền hình, cũng chẳng mấy ai quan tâm. Thống kê thăm dò của đài truyền hình cho thấy, phim nội có bộ dài hàng trăm tập với kinh phí đầu tư hàng tỷ đồng của nhà nước, thế nhưng khi công chiếu chỉ lèo tèo vài người xem. Trong khi phim của nước ngoài, có khi bị báo chí phê bình chỉ trích, nhưng lượng khán giả cũng vẫn đông hơn rất nhiều.

Nguyên nhân vì sao? Nhận xét và ấn tượng của giới trẻ về phim “made in Vietnam” như thế nào? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc thảo luận giữa ba bạn trẻ hâm mộ điện ảnh, khách mời của chương trình hôm nay là Châu, Uyên, và Minh từ Tây Ninh, Long Khánh, và Sài Gòn:

Trà Mi: Nói về điện ảnh, là những người trẻ trong nước, các bạn thích xem phim nào nhất?

Uyên: Mình thích xem phim Hàn Quốc à.

Tại vì phim Việt Nam làm giả tạo, sượng sùng lắm, đóng phim y như trả bài vậy đó, mà lại không đầu tư quy mô. Phim Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào hình thức bề ngoài, diễn viên đẹp nhưng diễn xuất không đạt, cho nên không có sức lôi cuốn người xem.

Châu: Em thích coi phim Mỹ, hài hành động.

Minh: Minh thích coi phim hành động của Mỹ hoặc HongKong thôi chứ không thích xem phim Việt Nam.

Trà Mi: Tại sao các bạn thích xem của HongKong, Mỹ, Hàn quốc mà không thích coi phim nội tức là phim Việt Nam mình?

Minh: Tại vì phim Việt Nam làm giả tạo, sượng sùng lắm, đóng phim y như trả bài vậy đó, mà lại không đầu tư quy mô. Phim Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào hình thức bề ngoài, diễn viên đẹp nhưng diễn xuất không đạt, cho nên không có sức lôi cuốn người xem.

Mặc dù cũng thấy có đầu tư nhưng chỉ dừng lại ở mặt hình thức thôi. Ví dụ như cảnh quay ở dưới quê mà diễn viên nhuộm tóc vàng, chải bóng mướt, hoặc là mặc đồ hiệu không thì làm sao thực tế được?

Châu: Mình cũng theo dõi xem nó có tiến bộ gì không mà thấy cũng vậy. Có vài lần mình vô rạp coi phim Việt Nam nhưng sau đó không thèm coi nữa.

Trà Mi: Những bộ phim nước ngoài như các bạn vừa nói hiện bây giờ cũng đang chiếm ưu thế trên các kênh truyền hình trong nước. Theo các bạn nguyên nhân vì sao phim các nước khác lại được người dân Việt Nam yêu chuộng và đón nhận như vậy?

Minh: Phim Hàn Quốc hay Trung Quốc có bố cục, kịch bản, diễn biến truyện gần gũi với người Việt Nam mình, phù hợp với tính cách và tạp quán của mình nên dễ đi vào lòng người xem. Đồng thời diễn viên của họ diễn rất đạt, rất xúc cảm nên nhiều người thích xem vì họ thấy đồng tâm trạng, đồng cảm.

Trà Mi: Đó là nói về phim của các nước Châu Á thế còn phim của Châu Âu hay của Mỹ thì sao? Vì sao giới trẻ Việt Nam lại thích xem phim Mỹ? Về tạp quán hay văn hoá thì nó cũng khác xa Việt Nam đó chứ?

Mình nghĩ người Việt Nam mình không thích phim Việt Nam có nhiều lý do lắm. Thứ nhất về vấn đề đầu tư. Có lẽ do những nhà đầu tư đầu tư không đúng người. Thật ra Việt Nam mình cũng có nhiều đạo diễn rất giỏi nhưng đâu phải ai cũng có khả năng làm những bộ phim nhiều kinh phí. Nhiều lúc lấy ý tưởng của người khác mà còn lấy chưa tới, được đầu tư để làm mà làm chưa tới…

Minh: Những phim của Châu Âu hay của Mỹ thì về kỹ xảo họ đứng đầu thế giới, làm thu hút người xem về mọi khía cạnh từ cảnh quay nhỏ đến những pha khó, họ đều làm ăn khớp và rất thực, làm cho người xem hồi hộp từng phút một. Âm thanh của phim lại rất sống động nữa.

Châu: Mình nghĩ người Việt Nam mình không thích phim Việt Nam có nhiều lý do lắm. Thứ nhất về vấn đề đầu tư. Có lẽ do những nhà đầu tư đầu tư không đúng người. Thật ra Việt Nam mình cũng có nhiều đạo diễn rất giỏi nhưng đâu phải ai cũng có khả năng làm những bộ phim nhiều kinh phí. Nhiều lúc lấy ý tưởng của người khác mà còn lấy chưa tới, được đầu tư để làm mà làm chưa tới…

Trà Mi: Xin nghe ý kiến của Uyên.

Uyên: Nước ngoài họ có trường lớp đào tạo diễn viên bài bản. Người ta đóng nhập vai rất thực tế và rõ ràng. Còn Việt Nam, cũng với nội dung đó, cảnh đó, nhưng diễn viên diễn không đạt nội dung, làm người xem cảm thấy không thực.

Trà Mi: Các bạn nhận xét gì về nền điện ảnh của Việt Nam nói chung?

Châu: Mình thấy hình như càng ngày cũng muốn tiến bộ nhưng dạng như bắt chước. Vả lại càng ngày thấy không phải mang tính chất phim nữa mà giống y như kịch vậy đó. Lời thoại, cách diễn đều không tự nhiên.

Phim không mang đặc thù riêng, bản sắc riêng của Việt Nam mà cứ bắt chước phim nước này nước kia, nhưng vẫn lộ ra vẻ gì đó quê quê làm sao. Chỉ cần coi một vài cảnh là không muốn coi tiếp nữa.

Trà Mi: Đó là nói về cảnh trí thôi, còn nội dung của phim thì sao?

Châu: Nội dung phim cũng vậy, không rõ, không đâu vào đâu cả.

Nói chung phim Việt Nam khi đem ra nước ngoài dự thi, nhiều khi đoạt giải là nhờ vào các khía cạnh giá trị truyền thống, văn hoá, nền tảng của người Việt Nam, người ta chấm cũng nhiều mức hạng, nhiều khiá cạnh khác nhau lắm. Những phim đi dự thi mang ra chiếu cũng chỉ một số người xem thôi chứ không ai thích lắm.

Uyên: Phim Việt Nam đa số giống như mì ăn liền. Phim ngoại coi xong mình còn lắng đọng lại ấn tượng, chứ phim nội xem rồi là thôi, chẳng có gì lưu lại cho mình suy nghĩ cả, không có sức lôi cuốn. Phim Việt Nam xem xong mình còn cảm thấy muốn phản ánh nữa.

Trà Mi: Về tài diễn xuất của diễn viên, kỹ xảo, tiết tấu, lời thoại của phim thì có những ưu khuyết điểm ra sao?

Minh: Về kỹ xảo thì thấy bây giờ cũng có nhiều đạo diễn sáng tạo hoặc ăn cắp ý tưởng của phim nước ngoài, cũng có đầu tư chiều sâu nhưng không hiệu quả lắm. Những pha gây cấn chưa hấp dẫn được người xem.

Châu: Khi bất chợt mình bắt gặp một cảnh nào đó trong phim của nước ngoài, mình coi nửa chừng dù không hiểu cũng vẫn thấy hay. Còn phim Việt Nam coi chừng một cảnh thôi cũng đủ chán rồi, không có hứng thú coi tiếp. Diễn viên diễn đã không hay mà lời thoại phim cũng không hay.

Trà Mi: Các bạn có để ý không, nếu so với phim nước ngoài chẳng hạn như với phim Mỹ, thì lời thoại trong phim Việt Nam dường như trau chuốt hơn?

Châu: Lời thoại phim Mỹ rất ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Còn phim Việt Nam nhiều lúc trau chuốt lời thoại quá đâm ra dài dòng, mơ hồ, giống như văn viết hơn là văn nói, mà thường thường phim phải dùng văn nói chứ không phải văn viết.

Trà Mi: Theo Uyên thì vì sao phim Việt Nam không thu hút được khán giả Việt Nam nói chung, cũng như khán giả trẻ nói riêng?

Uyên: Nó chỉ theo xu hướng hình thức bên ngoài còn nội tâm bên trong không có cho nên làm sao thu hút? Quảng cáo rình rang nhưng khi coi xong ai cũng thất vọng.

Trà Mi: Nếu nhận xét về góc độ thương mại, giải trí, giáo dục của phim Việt Nam thì các bạn sẽ nói gì?

Minh: Về khía cạnh giải trí thì phim Việt Nam hoàn toàn chưa đạt được tiêu chuẩn này. Nếu có xem thì chỉ để giết thời gian thì đúng hơn. Còn về tính chất giáo dục, có nhiều bộ phim nhiều khi còn gây phản tác dụng, phản cảm cho người xem nữa. Nhiều phim còn làm ảnh hưởng lệch lạc cho nhận thức của người trẻ thêm nữa.

Ở Việt Nam, hầu hết các rạp phim không chiếu phim nội vì một xuất chiếu chỉ chừng 4-5 người xem chứ chưa được tới 10 khán giả nữa. Trong khi phim nước ngoài như Hàn Quốc hay Mỹ khi được công chiếu thì số lượng người xem đến rạp tương đối chiếm 2/3 số ghế ngồi. Với những phim nổi tiếng, nhiều khi còn phải đặt vé trước từ lâu mới có chỗ ngồi tốt.

Bạn nghĩ gì về sinh hoạt điện ảnh tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Hiện nay phim nội thành công về thương mại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đặc biệt nhờ vào dịp Tết. Vừa qua có những bộ phim thu về bạc tỷ nhưng chủ yếu chỉ là các phim hài gây cười, giải trí vào dịp Tết thôi.

Trà Mi: Các bạn không có ấn tượng tốt đẹp về phim nội thế mà phim Việt Nam mình cũng có vài bộ được đưa ra nước ngoài dự thi cũng được trao giải đó chứ?

Châu: Em cũng đã xem qua những bộ phim Việt đoạt giải nhưng coi khó hiểu lắm, vừa không hấp dẫn vừa không hiểu. Những bộ phim đoạt giải thực chất nếu đem ra rạp chiếu hoặc chiếu trên TV hầu như không ai coi hết. Phim nước ngoài nhiều khi coi không có phiên dịch nhưng chỉ cần nhìn hành động của diễn viên thì mình đã hiểu người ta muốn biểu đạt điều gì rồi. Còn phim Việt Nam coi thiệt tình không hiểu.

Uyên: Nói chung phim Việt Nam khi đem ra nước ngoài dự thi, nhiều khi đoạt giải là nhờ vào các khía cạnh giá trị truyền thống, văn hoá, nền tảng của người Việt Nam, người ta chấm cũng nhiều mức hạng, nhiều khiá cạnh khác nhau lắm. Những phim đi dự thi mang ra chiếu cũng chỉ một số người xem thôi chứ không ai thích lắm.

Trà Mi: Phim nội cần phải làm gì để được khán giả Việt Nam nói chung, và khán giả trẻ nói riêng, đón nhận?

Mời quý vị đón theo dõi phần thảo luận tiếp theo trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần sau.

Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi kính chào.