Thêm một lá thư góp ý của Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi đến đảng CSVN

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Tin tức ghi nhận từ Việt Nam, sau bản góp ý về "Tổng Kết Lý Luận và Thực Tiễn Hai mươi năm đổi mới "của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính Trị hồi tháng 4 vừa qua mà dư luận chỉ được biết đến thời gian qua, thì nay một lá thư nữa của ông Võ Văn Kiệt gửi tới Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khoá IX cùng Ủy viên Bộ Chính Trị đề ngày 2 tháng 7 từ Hà Nội hiện đang gây được sự quan tâm đặc biệt trong Ðảng và dư luận xã hội.

VoVanKiet150.jpg
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Sửa đổi và bổ sung Ðiều lệ Ðảng

Khác với nội dung góp ý trong lá thư 27 trang trước, nội dung thư lần này gồm 7 trang mà trong đó ông Võ Văn Kiệt đã tập trung vào công tác sửa đổi và bổ sung Ðiều lệ Ðảng.

Vì tầm mức quan trọng cho công tác chuẩn bị Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 10 sẽ khai diễn vào năm tới cho nên theo ông Kiệt, vấn đề chỉnh đốn tư cách đảng viên và điều lệ rất quan trọng khi cho rằng, Ðiều lệ Ðảng là "Bộ luật"của Ðảng, là "Hiến pháp"của Ðảng.

Vì tính quan trọng của Ðiều lệ qui định về những điều đảng viên không được làm do Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 3/1/2002 có một số qui định đã vi phạm mục 2, Ðiều 3, chương I của Ðiều lệ Ðảng. Theo ông Kiệt, đó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc ghi trong điều lệ, chúng tôi xin được trích nguyên văn phần ông Kiệt đề cập như sau:

"Căn cứ vào qui định ở mục 3, điều 3, của chương này, đảng viên có quyền "phê bình, chấp vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời, thì hiện nay, Ban chấp hành Trung ương đã vi phạm điều lệ Ðảng khi không trả lời những kiến nghị của đảng viên, trong đó có nhiều đồng chí đảng viên lão thành đã có 60, 70 tuổi Ðảng, từng giữ các trách nhiệm là Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên Ban Bí Thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương...

Những ý kiến, kiến nghị của Ðảng viên gửi đến cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng giữa hai kỳ Ðại Hội đã không được phổ biến, nhiều Ủy viên Trung ương không hề hay biết. Ðó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc ghi trong Ðiều lệ. "

Những ý kiến, kiến nghị của Ðảng viên gửi đến cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng giữa hai kỳ Ðại Hội đã không được phổ biến, nhiều Ủy viên Trung ương không hề hay biết. Ðó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc ghi trong Ðiều lệ.

Sau khi nêu ra những nguyên tắc của Ðảng bị vi phạm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng:

"Sự không minh bạch đã dẫn đến tình trạng công việc của Ban Chấp Hành Trung Ương, vô hình chung, gần như do Bộ Chính Trị đảm nhiệm. Vì vậy, trên thực tế, Bộ Chính Trị gần như trở thành cấp trên của BCH Trung ương, như vậy không phù hợp với Ðiều lệ Ðảng.

Hệ quả là BCH Trung ương không phát huy được hết khả năng và trách nhiệm là cơ quan cao nhất của Ðảng, điều hành công việc giữa hai nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Ðảng"

Vấn đề tư cách đại biểu

Liên quan đến công tác chuẩn bị cho Ðại Hội 10, khi bàn về vấn đề tư cách đại biểu và quyền tham gia của cái gọi là "dân cử"thì ông Kiệt cho rằng:

"Ðã là dân cử thì phải thật sự để cho người ta "cử", tạo điều kiện để thật sự có ứng cử và bầu cử tự do trên cơ sở tuân thủ đúng qui định của pháp luật.

Tất cả các tổ chức đảng phải nghiêm túc và chân thành tôn trọng quyền của cử tri, tuyệt đối không được can thiệp một cách thô bạo, áp đặt đối với các cơ quan "dân cử", kiểu "Ðảng cử, dân bầu"đang được áp dụng, về thực chất là hạn chế quyền của dân cho dù việc đó khôn khéo, tế nhị hay vụng về, thô bạo cũng đều là vi phạm dân chủ, vi phạm Hiến Pháp và Pháp Luật."

Trong phần kết luận ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết:

Bạn nghĩ gì về bức thư này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

"Khi chưa có chính quyền, Ðảng chỉ có một chỗ dựa duy nhất là cơ sở quần chúng. Xa rời quần chúng, không được quần chúng chở che, đùm bọc, Ðảng sẽ bị địch tiêu diệt. Trong hai cuộc kháng chiến, không huy động được tối đa sức mạnh của dân, Ðảng không thể có vai trò gì.

Khi đã là Ðảng cầm quyền trong hoà bình xây dựng, thì xa rời dân, đứng trên dân là nguy cơ lớn nhất của Ðảng. Xa dân, đứng trên dân dẫn đến độc tài, độc đoán, mất lòng dân."

Cuối cùng ông Kiệt đưa ra lời cảnh báo: "Ðã mất lòng dân là mất chỗ dựa của Ðảng, đó là nguy cơ mất Ðảng"