Cuộc chiến tiền tệ Trung – Mỹ

Việc Trung quốc duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ quá thấp so vơi đồng đô la Mỹ từ lâu nay vốn là vấn đề làm Mỹ lo lắng. Nguyên nhân là vì với tỷ giá thấp như vậy, hàng hóa Trung quốc có được lợi thế lớn hơn so với hàng hóa Mỹ. Trong khi đó, nước Mỹ lại đang phải chật vật để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.

0:00 / 0:00

Đã có nhiều áp lực lên chính phủ của tổng thống Obama để yêu cầu Trung quốc phải thay đổi chính sách này nhưng Trung quốc vẫn chưa sẵn lòng thay đổi. Việt Hà có bài tường trình.
Thao túng đồng nhân dân tệ một cách đáng lo ngại
Những ngày này, trên hệ thống truyền thông của nước Mỹ, người ta nói nhiều đến chuyện Trung quốc đang dìm giá đồng nhân dân tệ quá thấp để trục lợi xuất khẩu và gây hại cho nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn của Hoa Kỳ. Đang có những sức ép từ phía quốc hội lên Tổng thống Barack Obama để yêu cầu Trung quốc thay đổi chính sách này.

Tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp đã khiến hàng hóa xuất khẩu Trung quốc rẻ hơn và chiếm ưu thế cạnh tranh so với hàng hóa Mỹ. Và đây cũng là một nguyên nhân giúp Trung quốc duy trì được mức thặng du thương mại khổng lồ với Mỹ lên đến 226,8 tỷ đô la vào năm ngoái.

Hiện Trung quốc đang duy trì tỷ giá ở mức 6,83 nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ. Viện nghiên cứu kinh tế quốc tể Peterson ở Washington ước tính ở mức tỷ giá này, Trung quốc đang khiến giá trị của đồng nhân dân tệ thấp hơn 40% so với đồng đô la. Tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp đã khiến hàng hóa xuất khẩu Trung quốc rẻ hơn và chiếm ưu thế cạnh tranh so với hàng hóa Mỹ.

Và đây cũng là một nguyên nhân giúp Trung quốc duy trì được mức thặng du thương mại khổng lồ với Mỹ lên đến 226,8 tỷ đô la vào năm ngoái. Theo nhà kinh tế học Peter Morici thì chỉ riêng việc hạ thấp giá trị của đồng nhân dân tệ đã tạo ra một khoản trợ giá bất hợp pháp khoảng 25% đối với hơn 300 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc vào Mỹ.
Có nhiều lo ngại tại Hoa kỳ về sự lệ thuộc ngày một lớn của Mỹ vào tiền và hàng hóa từ Trung quốc. Trung quốc hiện xuất khẩu hơn 300 tỷ đô la hàng năm vào Hoa kỳ trong khi chỉ nhập khẩu ít hơn 90 tỷ đô la từ Hoa Kỳ
Có những tính toán cho rằng thâm thủng thương mại giữa Mỹ và Trung quốc đã khiến Mỹ mất đến 2,4 triệu việc làm kể từ năm 2001. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ vẫn còn chưa thực sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức xấp xỉ 10%.
Trung quốc duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp một cách bất thường bằng cách cấm các nhà xuất khẩu nước mình sử dụng những đồng đô la mà họ kiếm được. Thay vào đó, các nhà xuất khẩu phải đổi đô la sang nhân dân tệ tại ngân hàng trung ương Trung quốc. Sau đó số tiền này được dùng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ thay

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ảnh minh họa

vì dùng để mua hàng hóa Mỹ. Và do đó giá của đồng đô la được đẩy lên cao và giá đồng nhân dân tệ bị đẩy xuống thấp vì nhu cầu cho đô la không được dùng để mua hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

Trung quốc duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp một cách bất thường bằng cách cấm các nhà xuất khẩu nước mình sử dụng những đồng đô la mà họ kiếm được. Thay vào đó, các nhà xuất khẩu phải đổi đô la sang nhân dân tệ tại ngân hàng trung ương Trung quốc.<br/>

Hồi tháng 2 vừa qua, một nhóm gồm 15 thượng nghị sĩ thuộc hai đảng dân chủ và cộng hòa đã đồng loạt viết thư đến bộ Thương mại Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Hoa kỳ vẫn chưa xác định Trung quốc là quốc gia dìm giá đồng tiền để trục lợi xuất khẩu. Bức thư có đoạn viết:
'Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung quốc đang duy trì chính sách can thiệp ở mức độ lớn vào thị trường hối đoái và hạ thấp giá trị đồng nhân dân tệ quá mức để trợ giá cho hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ'
Các nghị sĩ kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ cần phải có hành động ngay lập tức vì lợi ích của các nhà sản xuất và công nhân Mỹ.
Trong trường hợp, Mỹ chính thức xác định Trung quốc là quốc gia dìm giá đồng tiền để trục lợi xuất khẩu. Điều này sẽ cho phép Mỹ áp dụng thuế cao hơn đối với hàng hóa của Trung quốc. Thậm chí có những đề nghị áp dụng các cậm vận mới dành cho nước này.
Tuy nhiên, vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung quốc vốn không phải là mới. Hồi năm 2005, quốc hội Hoa kỳ đã từng tăng thuế lên hàng hóa của Trung quốc để khiến Trung quốc thay đổi tỷ giá. Kết quả là Trung quốc đã đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ, một biện pháp làm yếu đi sự chi phối tỷ giá.

Trong trường hợp, Mỹ chính thức xác định Trung quốc là quốc gia dìm giá đồng tiền để trục lợi xuất khẩu. Điều này sẽ cho phép Mỹ áp dụng thuế cao hơn đối với hàng hóa của Trung quốc. Thậm chí có những đề nghị áp dụng các cậm vận mới dành cho nước này.

Từ năm 2005 đến 2008, động thái này đã khiến đồng Nhân dân tệ tăng từ 8.28 lên mức 6,83 nhân dân tệ ăn một đô la và giữ nguyên ở mức này cho đến nay. Tuy nhiên theo các nhà phân tích thì nếu tính cả lạm phát thì sự thay đổi này chỉ tương đương khoảng 2% mà thôi.
Phản ứng dè dặt của Hoa Kỳ
Trước những chỉ trích từ phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng 3 vừa qua đã lên tiếng phản đối. Ông nói đồng Nhân dân tệ không bị định giá thấp. Trung quốc phản đối các nước chỉ tây vào nhau hoặc có những biện pháp mạnh để bắt các nước khác phải tăng giá đồng tiền của mình.
Tổng thống Obama nói rằng Trung quốc đang bóp méo tỷ giá đồng nhân dân tệ và nhìn nhận đây là vấn đề chủ quyền của mình. Ông nói:
Tôi đã nói rõ là đồng nhân dân tệ đã bị hạ giá. Tôi nghĩ là Trung quốc nhìn nhận vấn đề này giống như là vấn đề về chủ quyền. Họ chống lại các áp lực của quốc tế liên quan đến chính sách tiền tệ và tài chính của họ.
Đầu tháng 4 vừa qua, chính phủ của tổng thống Obama quyết định trì hoãn bản báo cáo dự định công bố vào ngày 15 tháng 4, trong đó Mỹ phải chỉ mặt đặt tên Trung quốc là nước dìm giá đồng tiền để trục lợi xuất khẩu. Bản thông báo của ông Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner đưa ra sau đó có nêu lý do trì hoãn bản báo cáo này như sau:
Timothy Geighner: Sắp có một loạt các cuộc họp cấp cao diễn ra trong 3 tháng tới và những cuộc họp này hết sức quan trọng để đưa ra các chính sách giúp tạo dựng một nền kinh tế toàn cầu cân đối, ổn định và mạnh mẽ hơn. Tôi tin là các cuộc họp này sẽ là nơi tốt nhất để đưa ra các điều mà nước Mỹ quan tâm vào lúc này.

Đồng nhân dân tệ
Đồng nhân dân tệ. Ảnh minh họa (RFA graphic)

Ông Lawrence Summers, giám đốc hội đồng kinh tế quốc gia trả lời đài ABC là động thái này của Mỹ không có liên quan gì đến việc Mỹ muốn Trung quốc ủng hộ những biện pháp trừng phạt mạnh hơn dành cho Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Giám đốc hội đồng kinh tế quốc gia trả lời đài ABC là động thái này của Mỹ không có liên quan gì đến việc Mỹ muốn Trung quốc ủng hộ những biện pháp trừng phạt mạnh hơn dành cho Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.<br/>

Cũng có những ý kiến cho rằng chính phủ của tổng thống Obama phải nhẹ tay với Trung quốc bởi Trung quốc đang nắm giữ 755 tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ. Việc gì sẽ xảy ra nếu Trung quốc bán tống bán tháo các trái phiếu này? Còn nếu như Mỹ ngừng bán trái phiếu cho Trung quốc thì lấy đâu ra hàng trăm tỷ đô la hàng năm cho chi tiêu ngân sách khổng lồ của mình giữa lúc tỷ lệ tiết kiệp của nười dân Mỹ hiện ở mức rất thấp là 5%. Mức này của Trung quốc là 50%.
Phát biểu tại buổi họp báo bế mạc thượng đỉnh hạt nhân hôm 13 tháng 4 vừa qua tại Washington, tổng thống Obama vẫn tin tưởng rằng Trung quốc sẽ sớm có những điều chỉnh cần thiết trong chính sách của mình vì lợi ích chung, nhưng ông không biết lúc nào Trung quốc sẽ thực hiện việc điều chỉnh này. Ông nói:

Đối với vấn đề tiền tệ, chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có những cuộc nói chuyện thẳng thắn. Trong một phần của thượng đỉnh G 20 chúng tôi đã đồng ý với ý tưởng là chúng ta phải cân đối lại nền kinh tế thế giới, duy trì sự phát triển ổn định và ngăn chặn các khủng hoảng trong tương lai.

Tổng thống Barack Obama

Đối với vấn đề tiền tệ, chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có những cuộc nói chuyện thẳng thắn. Trong một phần của thượng đỉnh G 20 chúng tôi đã đồng ý với ý tưởng là chúng ta phải cân đối lại nền kinh tế thế giới, duy trì sự phát triển ổn định và ngăn chặn các khủng hoảng trong tương lai. Chúng tôi tin là một phần của việc tái cân đối đó bao gồm đảm bảo đồng tiền phải phản ánh đúng giá trị thị trường và không làm cho nước nào có lợi thế hơn nước kia. Tôi tin Trung quốc sẽ có lợi khi họ đạt được việc tái cân đối này bởi vì cùng với thời gian Trung quốc sẽ phải chuyển đổi nền kinh tế tự việc lệ thuộc xuất khẩu sang tiêu dùng và sản xuất trong nước, ngăn chặn các bong bóng kinh tế. Tôi không có thời gian biểu cho việc thay đổi này, nhưng tôi hy vọng Trung quốc sẽ ra quyết định đúng đắn vì lợi ích của chính họ.
Chỉ còn 3 tháng nữa, chính phủ của Tổng thống Obama sẽ phải quyết định có xếp Trung quốc vào nước sử dụng tỷ giá đồng tiền để chi phối hay không. Thật khó để biết được quyết định cuối cùng sẽ là gì bởi cả hai bên đều có quá nhiều điều phải cân nhắc.

Theo dòng thời sự: