Tương lai của Tổng giáo phận Hà Nội?

Việc chỉ định Tổng Giám mục phó để chuẩn bị thay thế Tổng giám mục Hà Nội, Joseph Ngô quang Kiệt đang gây nên nhiều dư luận. Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt “đi hay ở”, người dân công giáo đang lo lắng về những sắp xếp của Vatican và của chính quyền Hà Nội.

0:00 / 0:00

Những ngày này, tại tổng giáo phận Hà nội và trên mạng, nhiều giáo dân đang nóng lòng chờ ký tên vào một bức thỉnh nguyện thư gửi cho Giáo hoàng Benedicto XVI để yêu cầu cho Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt được tiếp tục ở lại với tổng giáo phận Hà nội, mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ phải rời bỏ chức vụ của mình.

Bức thỉnh nguyện thư

Giữa lúc những tranh chấp về đất đai và tài sản giữa giáo hội và chính quyền vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, những diễn biến mới liên tục xẩy ra gần đây liên quan đến việc bổ nhiệm Phó tổng giám mục mới cho tổng giáo phận Hà nội, và bức thư thỉnh nguyện này của các giáo dân nói lên điều gì?

Tôi nghĩ là qua những năm tháng khó khăn vừa rồi, đức cha Kiệt là người cha chung đã làm được những điều mà giáo dân Hà nội có thể nói như bản thân tôi cảm nhận là ngài đã nói cho bản thân tôi và tôi nghĩ ai cũng nghĩ như vậy.

Anh Lê Văn Sơn

Đối với rất nhiều giáo dân Hà nội, Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chứng tỏ mình là một vị chủ chăn đáng kính khi ông đã dám đứng lên bảo vệ quyền lợi cho họ trước chính quyền trong suốt thời gian vừa qua. Sự kính yêu của giáo dân đối với ông thể hiện qua bức thư thỉnh nguyện mà các giáo dân đang truyền tay nhau ký để gửi lên Giáo hoàng Benedicto XVI yêu cầu cho ông được tiếp tục ở lại chức vụ của mình.

Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Photo courtesy Vietcatholic (Photo courtesy Vietcatholic)

Bức thỉnh nguyện thư được đưa vào các nhà thờ tại Hà nội và cả trên mạng để thu thập chữ ký. Anh Lê Văn Sơn, một giáo dân ở Hà nội, người đã tham gia ký thỉnh nguyện thư cho biết: "Hôm qua hôm kia tôi đi dự lễ thì tôi thấy giáo dân người ta ký thỉnh nguyện thư để đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ở lại. Mình thấy rất đông người xúm lại, họ rất náo nức ký vào thỉnh nguyện thư đó. Tôi có ký vì đó là đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và chính trong thâm tâm tôi thì Ngài là một người tôi rất kính yêu và ngưỡng mộ. Tôi nghĩ là qua những năm tháng khó khăn vừa rồi, đức cha Kiệt là người cha chung đã làm được những điều mà giáo dân Hà nội có thể nói như bản thân tôi cảm nhận là ngài đã nói cho bản thân tôi và tôi nghĩ ai cũng nghĩ như vậy."

Việc viết thư thỉnh nguyện hoàn toàn là do ý nguyện của các giáo dân vì yêu mến Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Vì thế ông cũng không thể có ý kiến phản đối nào đối với việc làm này mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ ra đi.

Linh mục Vũ Khởi Phụng

Theo trang Nữ vương Công lý, chỉ tính đến 21 giờ ngày 25 tháng 4 bức thư đã thu thập được 4,500 chữ ký của giáo dân.
Theo linh mục Vũ Khởi Phụng, thuộc dòng chúa cứu thế Hà nội, thì việc viết thư thỉnh nguyện hoàn toàn là do ý nguyện của các giáo dân vì yêu mến Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Vì thế ông cũng không thể có ý kiến phản đối nào đối với việc làm này mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ ra đi.

Mọi việc đã được sắp đặt?

Mới đây, vào ngày 22 tháng 4, toà thánh Vatican đã chính thức bổ nhiệm giám mục Phero Nguyễn Văn Nhơn, nguyên tổng giám mục giáo phận Đà lạt, làm phó tổng giám mục mới của Hà nội. Sau khi thông tin này được công bố, những lời đồn về việc vị phó tổng giám mục mới sẽ thay thế vị Tổng giám mục đương nhiệm trong tương lai không xa đã khiến không ít giáo dân lo lắng.

Theo linh mục Vũ Khởi Phụng thuộc dòng Chúa cứu thế Hà nội thì những lời đồn này là hoàn toàn có căn cứ bởi vì xét về mặt tuổi tác thì vị tổng giám mục trẻ hơn rất nhiều so với vị phó tổng giám mục. Ông giải thích: "Chúng tôi tin đó là có cơ sở vì cái sự đặt một người lớn tuổi như vậy mà có quyền kế vị với một người trẻ hơn nhiều thì rất là khó hiểu, nếu mà người trẻ không chuẩn bị ra đi."

Chúng tôi tin đó là có cơ sở vì cái sự đặt một người lớn tuổi như vậy mà có quyền kế vị với một người trẻ hơn nhiều thì rất là khó hiểu, nếu mà người trẻ không chuẩn bị ra đi.

Linh mục Vũ Khởi Phụng

Phó tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn năm nay 72 tuổi, còn tổng giám mục Ngô Quang Kiệt năm nay mới 58 tuổi.

Ngoài ra, những lo ngại của các giáo dân về việc Đức Tổng giám mục của họ sắp ra đi cũng có những căn cứ nhất định. Dư luận cho rằng Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt không được lòng chính quyền, và việc ông phải ra đi là do ý muốn chính trị từ nhà nước, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội.

Đức tân Tổng Giám mục phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.
Đức tân Tổng Giám mục phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Photo courtesy of giaophanvinh.net (Photo courtesy of giaophanvinh.net)

Trong suốt thời gian phục vụ ở tổng giáo phận Hà nội, Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt luôn đứng lên công khai đòi quyền sở hữu những đất đai, tài sản của giáo hội hiện do chính quyền Hà nội nắm giữ. Nhiều người vẫn không quên vụ khiếu nại đòi lại toà khâm sứ ở 42 Nhà Chung hồi năm 2007, 2008 và vụ tranh chấp khu nhà đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng của giáo dân giáo xứ Thái Hà với chính quyền thành phố cũng trong các năm 2007 và 2008.

Trong cả 2 trường hợp này, Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đều công khai lên tiếng với chính quyền. Ngày 19 tháng 9 năm 2008 ông đã ký đơn khiếu nại khẩn cấp gửi cho Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ đòi hỏi quyền sử dụng hợp pháp và bảo vệ tài sản của giáo hội. Ông cũng đã đến khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng để cầu nguyện cùng giáo dân sau đó.

Ngoài ra, những lo ngại của các giáo dân về việc Đức Tổng giám mục của họ sắp ra đi cũng có những căn cứ nhất định. Dư luận cho rằng Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt không được lòng chính quyền, và việc ông phải ra đi là do ý muốn chính trị từ nhà nước, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội .<br/>

Những hành động này của ông đã bị chính quyền quy kết là coi thường pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tháng 9 năm 2008, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội đã cảnh cáo ông và yêu cầu ông phải ngừng ngay những hành động mà họ gọi là vi phạm pháp luật, tuyên truyền thông tin có nội dung xuyên tạc, kích động, lợi dụng và lôi kéo giáo sĩ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Ngày 15 tháng 10 năm 2008, uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội đã tổ chức một cuộc họp báo.

Tại buổi họp báo này, ông chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đã tuyên bố rằng Hà nội ‘sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng giảm mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi giáo phận Hà nội’.


Quay lại với bức thư thỉnh nguyện của các giáo dân. Bức thư rõ ràng đã thể hiện lòng yêu mến của họ với tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, thế nhưng cũng có lo ngại là nó sẽ tạo lên áp lực về mặt tinh thần với vị phó tổng giám mục mới như lời nhận xét của Linh mục Vũ Khởi Phụng: "Tôi nghĩ là đức cha Nhơn ra Hà nội trong bối cảnh như vậy thì cũng không được vui và cũng tạo cho ngài nhiều sự lo lắng và tất nhiên nó có môt áp lực tâm lý nào đó đối với đức cha Nhơn và tôi nghĩ rằng là chắc là nếu đức cha Nhơn chỉ đi tìm sự thoải mái cho mình thì ngài cũng không nhận ra đây vào lúc này."

Cũng có người lo ngại rằng bức thư thỉnh nguyện mặt khác cũng cho thấy những dấu hiệu rạn nứt trong giáo hội Việt Nam một khi ý nguyện chính đáng của giáo dân không được đáp ứng. Xa hơn nữa nó sẽ gây rạn nứt với toà thánh Vatican bởi vì việc bổ nhiệm tổng giám mục mới là do Vatican quyết định.

Linh mục Vũ Khởi Phụng cho rằng, nếu việc tổng giám mục Ngô Quang Kiệt phải ra đi là có thật thì chứng tỏ chính quyền đã thành công trong việc can thiệp vào chuyện nội bộ của giáo hội giữa lúc những tranh chấp về đất đai và tài sản giữa giáo hội và chính quyền thành phố vẫn chưa có dấu hiệu gì sáng sủa.

Cũng có người lo ngại rằng bức thư thỉnh nguyện mặt khác cũng cho thấy những dấu hiệu rạn nứt trong giáo hội Việt Nam một khi ý nguyện chính đáng của giáo dân không được đáp ứng. Xa hơn nữa nó sẽ gây rạn nứt với toà thánh Vatican bởi vì việc bổ nhiệm tổng giám mục mới là do Vatican quyết định.

Linh mục Vũ Khởi Phụng

"Chúng tôi cũng không biết giữa Vatican, hội đồng giám mục Việt Nam và chính quyền Việt Nam có trao đổi gì nhưng mà tôi sợ rằng với tâm trạng của người giáo dân như mấy hôm nay như chúng tôi cảm nhận được ở Hà nội thì trước mắt sẽ có một thời kỳ khó khăn cho giáo hội vì sự căng thẳng nội bộ đó. tôi nghĩ là bởi vì nhà nước Việt Nam yêu cầu thay thế đức cha Kiệt thì cái việc thay thế đức cha là một cái lợi cho nhà nước Việt Nam hơn là cho giáo hội.

Thực sự theo tôi nhận xét trong nội bộ giáo dân Hà nội người ta một mực gắn bó với đức cha kiệt nhưng có tâm trạng bất mãn đối với việc giải quyết các vụ việc ở Hà nội nên nó có ảnh hưởng đến tình cảm mà xưa nay vốn có giữa giáo dân và hội đồng giám mục và thậm chí đi xa hơn nữa là với toà thánh."

Cho đến lúc này, vẫn chưa có thông tin chính thức nào về những thay đổi chức vụ tổng giám mục Hà nội. Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nói sức khoẻ của ông gần đây không tốt nhưng ông vẫn tiếp tục đảm đương nhiệm vụ hiện thời.

Giáo dân Hà nội và cả nước thì vẫn đang lo lắng chờ đợi cái tin mà họ không mong muốn. Trong khi đó những mâu thuẫn giữa chính quyền và giáo dân tổng giáo phận Hà nội vẫn chưa được giải quyết ổn thoả. Liệu điều gì sắp tới sẽ xảy đến với giáo hội Việt Nam nói chung và Tổng giáo phận Hà nội nói riêng? Điều này chắc chỉ có Vatican và chính quyền Việt Nam là biết rõ nhất.

Theo dòng thời sự: