Ở Việt nam, từ những năm 20 của thế kỷ trước đã xuất hiện một số các hãng sản xuất phim hợp tác với nước ngoài. Rồi đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cả miền Bắc và miền Nam Việt
Nam đều đã bắt đầu sản xuất các bộ phim của mình.
Trải qua gần một thế kỷ, hiện giờ điện ảnh Việt Nam đang đứng ở đâu, liệu Việt Nam đã thực sự có ngành công nghiệp điện ảnh chưa?
Chưa đủ sức hấp dẫn ngay cả khán giả nội địa
Mới đây, bộ phim Chơi Vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được nhận giải thưởng của Hội Phê bình điện Ảnh Quốc tế nhân dịp bộ phim đến dự liên hoan phim Venise. Đây không phải là lần đầu Việt Nam có phim đi dự các liên hoan phim quốc tế và cũng không phải lần đầu có phim đoạt giải.
Tuy nhiên phần lớn các bộ phim do Việt Nam sản xuất vẫn chưa đạt được những giải thưởng quốc tế lớn và số phim đi dự các liên hoan phim quốc tế cũng không nhiều. Vấn đề nằm ở chỗ điện ảnh Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Việt Nam vẫn chưa có được một nền công nghiệp điện ảnh theo đúng nghĩa của nó
<i>Nền công nghiệp điện ảnh Việt nam trong những năm gần đây chưa phát triển mạnh lắm, và có thể nói là còn đang mò mẫm để tìm ra đường đi cho thích hợp. Có nhiều hãng phim người ta làm phim thị trường thì cũng thu hút được một bộ phận khán giả, không nhiều lắm.</i> <br/>
Nhận xét về nền điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Đới Xuân Việt, Giám đốc hãng phim Việt Nam Xanh cho biết:
Đới Xuân Việt: nền công nghiệp điện ảnh Việt nam trong những năm gần đây chưa phát triển mạnh lắm, và có thể nói là còn đang mò mẫm để tìm ra đường đi cho thích hợp. Có nhiều hãng phim người ta làm phim thị trường thì cũng thu hút được một bộ phận khán giả, không nhiều lắm.
Mà thực ra mà nói là có một số hãng phim nhà nước như hãng phim truyện Việt Nam ở phía Bắc, hãng phim Giải phóng ở phía nam, hãng phim truyện 1, vân vân, thì những hãng đó làm phim ra thì Fafilm không mua. Thành ra là hoặc cứ để trong kho hoặc là đi chiếu nhưng thu lại cũng không được nhiều. Nói chung là chưa làm đủ sức để hấp dẫn khán giả, đó là tình trạng của phim Việt Nam.
Fafilm Việt Nam là công ty nhà nước chịu trách nhiệm nhập phim và phát hành phim ở Việt Nam.
Nhược điểm điện ảnh Việt Nam
Lý giải về nguyên nhân điện ảnh Việt Nam có chỗ đứng thấp, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói:
Bùi Thạc Chuyên: Việt nam là một nước rất nghèo, mà điện ảnh là một ngành nghệ thuật rất tốn kém. Nó đòi hỏi phải có một nền công nghiệp điện ảnh, phải có một ngành công nghiệp giải trí, mà cái đó thì do Việt nam mức sống còn thấp, nên đầu tư cho điện ảnh không thể nào nhiều được, cho nên dù sao thì nền công nghiệp điện ảnh của Việt nam còn non nớt và yếu ớt.
Việt nam là một nước rất nghèo, mà điện ảnh là một ngành nghệ thuật rất tốn kém. Nó đòi hỏi phải có một nền công nghiệp điện ảnh, phải có một ngành công nghiệp giải trí, mà cái đó thì do Việt nam mức sống còn thấp, nên đầu tư cho điện ảnh không thể nào nhiều được, cho nên dù sao thì nền công nghiệp điện ảnh của Việt nam còn non nớt và yếu ớt.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
Vậy điện ảnh Việt Nam đang thiếu những yếu tố nào để có thể phát triển nền công nghiệp điện ảnh của mình? Đạo diễn Đới Xuân Việt nêu một vài yếu tố:
Đới Xuân Việt: rất nhiều thứ chứ không phải chỉ vài ông diễn viên, vài ông đạo diễn. Đội ngũ sáng tác còn hạn chế, mà còn cần đủ thứ loại nghề để có thể làm được phim. Ví dụ tôi nói ở Việt Nam chưa có người chuyên viết nhạc cho phim. Âm nhạc chưa có một vị trí nhất định trong phim. Đấy là tôi mới nói một vấn đề thôi, còn âm thanh, tiếng động, đủ các loại.Nói chung là nghề nghiệp để làm ra một phim hay đạt tầm cỡ nào đó thì mình chưa đủ sức. Chưa có cái gì, chưa có trường quay, mà phần lớn là sử dụng các bối cảnh thực tế cải tạo đi để làm.
Trong khi đó các hãng phim truyện nhà nước, những người chơi chính trên thị trường điện ảnh Việt Nam một thời gian dài thì vẫn chưa quen với cơ chế thị trường. Bởi các hãng phim này chỉ làm phim theo đặt hàng của nhà nước nên phim không thu hút được đông đảo khách hàng. Cộng thêm vào đó là do được bao cấp nên có sức ỳ lớn, thiếu tính sáng tạo.
Việt Nam hiện cũng có rất nhiều hãng phim tư nhân được thành lập. Tính sơ bộ Việt Nam hiện có khoảng 40 hãng phim tư nhân.
Việt Nam chưa có người chuyên viết nhạc cho phim. Âm nhạc chưa có một vị trí nhất định trong phim. Đấy là tôi mới nói một vấn đề thôi, còn âm thanh, tiếng động, đủ các loại.Nói chung là nghề nghiệp để làm ra một phim hay đạt tầm cỡ nào đó thì mình chưa đủ sức. Chưa có cái gì, chưa có trường quay, mà phần lớn là sử dụng các bối cảnh thực tế cải tạo đi để làm.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
Thế nhưng chủ các doanh nghiệp tư nhân phàn nàn phim sản xuất ra không đủ rạp tiêu chuẩn để chiếu. Hiện Việt Nam chỉ có khoảng 100 rạp chiếu trên cả nước.
Thêm vào đó là vấn đề thiếu kịch bản hay, hấp dẫn và có tính nghệ thuật cao cũng khiến các hãng phim khó sản xuất được các phim hay. Đó là chưa kể kịch bản phim khi làm ra phải được Cục Điện Ảnh duyệt, có nội dung hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thì mới được phát hành.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, vì thế Việt Nam cũng phải chấp nhận rỡ bỏ hạn ngạch nhập phim. Phim ngoại nhờ đó ồ ạt nhập vào Việt Nam, trong đó có nhiều phim có chất lượng nghệ thuật cao. Trong khi điện ảnh Việt Nam sản xuất mỗi năm được khoảng 15 phim thì trung bình mỗi năm chỉ riêng các hãng phim tư nhân đã nhập khoảng 120 phim ngoại. Rạp chiếu phim ngoại nhiều hơn phim nội.
Thêm vào đó là vấn đề thiếu kịch bản hay, hấp dẫn và có tính nghệ thuật cao cũng khiến các hãng phim khó sản xuất được các phim hay. Đó là chưa kể kịch bản phim khi làm ra phải được Cục Điện Ảnh duyệt, có nội dung hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thì mới được phát hành.<br/>
Có một thực tế là khán giả Việt Nam vẫn thích xem phim Việt nam nhưng chỉ bởi vì những phim nội chất lượng hay không nhiều, nên họ phải lựa chọn xem phim nhập nhiều hơn. Chị Vũ Khánh Phương, một người dân ở Sài gòn nhận xét:
Vũ Khánh Phương: 4m14 tốc độ nó chậm, nội dung không logic, cá tính nhân vật thì lúc đầu một kiểu, lúc cuối một kiểu, chả ra làm sao cả, rồi diễn viên thì overact, hiếm khi có được một phim nào hay. Ví dụ có phim như Mùa Len Trâu, còn Chuyện của Pao vừa định xem thì đã hết mất rồi. Bởi vì hậu quảng cáo kém, cho nên đến khi mình biết Chuyện Của Pao đang chiếu thì chỉ còn vài bữa nữa mà minh lúc đó bận không đi xem được, còn lúc quay ra thì hết mất rồi, hỏi thì chẳng ở đâu chiếu cả.
Bộ phim Chơi Vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã nhận được những sự khen ngợi khi đi dự các liên hoan phim quốc tế. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng chỉ một hai phim như vậy vẫn không đủ để làm nên nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Rõ ràng những nhà làm phim Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài trước mắt để xây dựng nền điện ảnh nước nhà.