Hôm nay, Việt Hà xin được tiếp tục gửi tới thính giả những tìm hiểu về những hoạt động của các câu lạc bộ, và nhóm tự lực của các msm
![Biểu ngữ phòng chống bệnh AIDS](https://www.rfa.org/resizer/v2/WQ3EUGGI67PGFAJTG42VBLJBBM.jpg?auth=2800212ed69ce415df1e1870cfd638f1b469576366480bbaec54e7725f8c247a&width=400&height=736)
tại Việt Nam.
Những khó khăn của câu lạc bộ msm
Những câu lạc bộ msm lần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ này sau khi Việt Nam chính thức nhìn nhận vấn đề lây lan HIV/AIDS và tuyên chiến với căn bệnh này. Lúc đầu, số lượng các câu lạc bộ dạng này còn rất ít, chỉ có khoảng từ 1 đến 2 câu lạc bộ, nằm ở hai thành phố lớn là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của các câu lạc bộ là để tuyên truyền phòng chống AIDS cho những người msm vì họ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do việc thiếu hiểu biết trong quan hệ tình dục. Các câu lạc bộ msm phần lớn hoạt động theo các dự án và được các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
Những câu lạc bộ msm lần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ này sau khi Việt Nam chính thức nhìn nhận vấn đề lây lan HIV/AIDS và tuyên chiến với căn bệnh này.<br/>
Anh Bùi Xuân Hà, chủ nhiệm câu lạc bộ Hải Đăng, một trong những câu lạc bộ dành cho msm đầu tiên tại Hà nội, nói về hoạt động của câu lạc bộ như sau:
Bùi Xuân Hà: Hiện tại dự án có 20 người, 16 giáo dục viên cộng đồng và 4 giáo dục viên sức khỏe. Các bạn sẽ làm từ 3 đến 4 buổi tối một tuần. Công việc chính là tiếp cận, truyền thông, hướng dẫn cách sử dụng bao cao su hay phân phát bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông. Và từ đó tìm hiểu các nguy cơ của mỗi khách hàng để đưa các bạn đến với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngòai ra câu lạc bộ cũng tổ chức những buổi văn nghệ truyền thông, thời trang để thu hút các bạn. Và câu lạc bộ cũng có phòng khám để các bạn đến khám miễn phí.
Hiện tại dự án có 20 người, 16 giáo dục viên cộng đồng và 4 giáo dục viên sức khỏe. Các bạn sẽ làm từ 3 đến 4 buổi tối một tuần. Công việc chính là tiếp cận, truyền thông, hướng dẫn cách sử dụng bao cao su hay phân phát bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.
Anh Bùi Xuân Hà
Để tiếp cận với những người msm, những tình nguyện viên của các câu lạc bộ thường chọn các điểm nóng như vườn hoa công viên, quán nước ngoài lề đường, hay các địa điểm vui chơi giải trí như quán bar, sàn nhảy.
Mặc dù việc thành lập các câu lạc bộ này được sự chấp thuận của chính phủ, nhưng thời gian đầu họat động, họ cũng gặp không ít khó khăn do vấn đề kỳ thị trong xã hội và không nhận đựơc sự trợ giúp tối đa từ chính quyền địa phương. Anh Nguyễn Văn Nam, một giáo dục viên sức khỏe của câu lạc bộ Hải Đăng nói:
Nguyễn Văn Nam: mới ra thì chính quyền sở tại đầu tiên họ chưa biết đến công việc của mình thì có can thiệp. Họ nghĩ là mình là một câu lạc bộ chuyên về đồng tính luyến ái. Người ta chưa hiểu về các hoạt động của câu lạc bộ, không biết mục đích của câu lạc bộ. Đấy là khó khăn ban đầu. Cái thứ hai là sự kỳ thị của cộng đồng vẫn còn cao cho nên anh em làm trong câu lạc bộ mới đầu cũng bị nhận sự kỳ thị đấy. Sau này giải thích thì đỡ hơn rồi.
Mới ra thì chính quyền sở tại đầu tiên họ chưa biết đến công việc của mình thì có can thiệp. Họ nghĩ là mình là một câu lạc bộ chuyên về đồng tính luyến ái. Người ta chưa hiểu về các hoạt động của câu lạc bộ, không biết mục đích của câu lạc bộ. Đấy là khó khăn ban đầu. Cái thứ hai là sự kỳ thị của cộng đồng vẫn còn cao
Anh Nguyễn Văn Nam
Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất mà hầu hết các câu lạc bộ gặp phải khi cố gắng tiếp cận với các msm là sự tự kỳ thị của chính những người msm. Do bị sức ép từ xã hội, phần nhiều các msm muốn giấu mình là người đồng tính và rất e ngại tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ, mặc dù rất muốn. Anh Nguyễn Văn Nam cho biết thêm:
Nguyễn Văn Nam: Nhiều khi người ta ngại lộ diện mình nên người ta không đến hoặc có đến thì cũng lén lút. Cũng một phần là do văn hóa, một phần là do họ tự kỳ thị họ, một phần là do họ sợ người khác biết đến thì ảnh hưởng, gia đình biết hoặc là anh em bạn bè biết thì họ ngại hoặc là cơ quan đòan thể biết thì họ nghĩ là họ sẽ bị nghỉ việc chẳng hạn.
Mục đích chính là phòng ngừa AIDS
Trong khi các câu lạc bộ chủ yếu tập trung tuyên truyền phòng chống AIDS cho các msm thì trên thực tế ở Việt Nam con số những người msm đang sống chung với AIDS không phải là nhỏ.
1/10 là msm có HIV. Mà đây chỉ là phần nổi của tảng băng vì có nhiều người msm có HIV không tự nhận mình là người msm hoặc thậm chí giấu mình là người có HIV do tâm lý lo sợ xã hội vẫn còn kỳ thị những người nhiễm căn bệnh này.
Theo một thống kê vào năm 2008 của Liên Hiệp quốc thì chỉ tính riêng ở Hà nội, trong số 26,000 người msm thì 1/10 là msm có HIV. Mà đây chỉ là phần nổi của tảng băng vì có nhiều người msm có HIV không tự nhận mình là người msm hoặc thậm chí giấu mình là người có HIV do tâm lý lo sợ xã hội vẫn còn kỳ thị những người nhiễm căn bệnh này. Chính những người này lại là những người cần được sự trợ giúp tích cực hơn cả về tâm lý cũng như về điều trị bệnh. Muốn tiếp cận được những đối tượng này đỏi hỏi phải là những người thực sự hiểu hoàn cảnh và tâm lý của họ. Và đây chính là nguyên nhân hình thành các nhóm tự lực của chính những người msm có HIV.
Nhóm Live là một nhóm như vậy ở Hà nội được thành lập vào cuối tháng 8 năm 2009. Người đứng đầu nhóm là Nguyễn Chung Tài. Tài biết mình có HIV khi mới 18 tuổi. Và cũng giống như bao nhiêu người nhiễm HIV khác, tâm lý của Tài lúc đó là chán đời và hận đời. Việc công khai mình là người có HIV là vô cùng khó khăn chứ chưa nói gì đến việc thừa nhận mình là người đồng tính. Tài kể về trường hợp của mình như sau:
Nguyễn Chung Tài: việc công khai bắt nguồn từ việc em có HIV. Sau khi em biết mình có HIV thì em bắt đầu suy nghĩ chín chắn và tham gia các hoạt động xã hội, được sự động viên của mọi người thì em mới bắt đầu cảm thấy cần phải làm gì đó cho mọi người nhất là những người msm ở Việt Nam.
<i> </i>Việc công khai bắt nguồn từ việc em có HIV. Sau khi em biết mình có HIV thì em bắt đầu suy nghĩ chín chắn và tham gia các hoạt động xã hội, được sự động viên của mọi người thì em mới bắt đầu cảm thấy cần phải làm gì đó cho mọi người nhất là những người msm ở Việt Nam. Cho nên em công khai hẳn trước tiên là người có HIV, sau đó là một msm.
Anh Nguyễn Chung Tài
Cho nên em công khai hẳn trước tiên là người có HIV, sau đó là một msm. Em muốn đưa tiếng nói của mình ra cho mọi người biết và cho cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về cái giới msm nó như thế nào, và nội tâm của những người msm có HIV ra sao.
Tài cũng thừa nhận là việc quy tụ được các msm có HIV vào nhóm là điều khó khăn do sự từ kỳ thị và mặc cảm của nhóm người này. Vì vậy việc tiếp cận với những người này được thực hiện trước tiên là qua còn đường internet. Hiện nhóm đã có 4 người tham gia.
Hiện tại ở Việt Nam đã có thêm nhiều câu lạc bộ và nhóm tự lực dành cho người msm. Trong khi các câu lạc bộ chủ yếu hoạt động theo phạm vi các dự án phòng chống HIV/AIDS thì các nhóm tự lực là do các msm tự lập nên vì theo họ hoạt động của các câu lạc bộ chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của họ.
Nhưng cho dù mục đích thành lập là gì thì mong muốn cuối cùng của đa số những msm Việt Nam nói chung vẫn là được mọi người trong xã hội nhìn nhận họ là những người bình thường.