Phạm pháp gia tăng không chỉ ở thị thành mà còn ở thôn quê
Các vụ án không chỉ xảy ra ở thị thành, mà còn xuất hiện ở thôn quê, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Số can phạm ở vào lứa tuổi vị thành niên, nhưng hành vi phạm tội rất dã man như cướp của, giết người, cưỡng dâm, buôn bán ma tuý, lấy cắp của công.
Những tệ đoan này là mối âu lo của xã hội, các ngành chức năng và bậc phụ huynh.
Giới hữu trách Việt Nam cũng nhìn nhận là công tác phòng ngừa trẻ phạm pháp chưa được thật sự chú trọng. Các hoạt động kinh doanh giải trí như vũ trường, quán karaôkê, nhà hàng, khách sạn, cà phê internet, tiệm rượu, chưa được quản lý nghiêm chỉnh.<br/>
Kết quả điều tra của cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm cho thấy, những năm gần đây, gần 40% trẻ vị thành niên phạm pháp, xuất thân từ những gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán, trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn, có trên 52% khai là đang sống với cha mẹ và được cha mẹ nuôi dưỡng.
Trong số vị thành niên vi phạm luật pháp có 17% là trẻ bụi đời, sống lang thang, vô gia cư. 72% trẻ vị thành niên phạm pháp cho rằng các em không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình.
Ngoài ra, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thiếu sự liên hệ chặt chẽ, nhiều nơi có sự buông lỏng , nên không ngăn chặn kịp thời hành vi phạm pháp, ngay lúc ban đầu.
Mặt khác, giới hữu trách Việt Nam cũng nhìn nhận là công tác phòng ngừa trẻ phạm pháp chưa được thật sự chú trọng. Các hoạt động kinh doanh giải trí như vũ trường, quán karaôkê, nhà hàng, khách sạn, cà phê internet, tiệm rượu, chưa được quản lý nghiêm chỉnh.
Những cơ sở này, vô tình trở thành nơi tụ tập, vui chơi của những thanh thiếu niên có tiền, bị đối tượng xấu lôi kéo vào đường bất lương, phạm tội.
Lo kiến thức quên đạo đức
Lên tiếng với phóng viên đài chúng tôi, giáo sư tiến sĩ Phạm Phụ, thuộc viện đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc thanh thiếu niên phạm pháp là vấn đề cần được xã hội đặc biệt quan tâm, ngày càng được nhắc tới nhiều hơn:
GS-TS Phạm Phụ: “Việc này là quá đáng ngại chứ làm sao mà không đáng ngại được. Tôi thấy công tác thống kê với các phương tiện truyền thông ngày nay rộng rãi hơn nên khi có một thông tin nào đó thì mọi người biết ngay dù trước đây vẫn có. Người dân bao giờ cũng muốn sống trong một xã hội bình yên và an toàn. Khi những chuyện như vậy xảy ra nhiều thì người ta sẽ có một tâm lý lo lắng, cảm thấy không an toàn.”
Hiện nay giáo dục pháp luật, đạo đức, lẻ phải, cách cư xử trong cuộc sống chưa được chú trọng đúng mức, mà nhà trường chỉ lo phần trang bị kiến thức:<br/>
Theo giáo sư Phạm Phụ thì, hiện nay giáo dục pháp luật, đạo đức, lẻ phải, cách cư xử trong cuộc sống chưa được chú trọng đúng mức, mà nhà trường chỉ lo phần trang bị kiến thức:
GS-TS Phạm Phụ: “Về vấn đề giáo dục, tôi thấy có mấy vấn đề. Giáo dục phổ thông hiện nay quá nhấn mạnh về mặt gọi là học thuật như Toán Lý Hóa Sinh trong khi phần dạy về Giáo Dục Công Dân chưa đủ mức về vấn đề con người và môi trường, về cách đối xử với nhau, cách làm việc nhóm, những mảng như vậy tôi gọi là giáo dục văn hóa thì chưa được chú trọng. Nhìn ở góc độ giáo dục thì tôi thấy trong chương trình giáo dục phổ thông và cả giáo dục đào tạo vẫn còn những hạn chế và chú trọng mặt học thuật hơn phần giáo dục làm người.”
Vai trò của gia đình và nhà trường
Vẫn theo báo chí trong nước thì các cơ quan chức năng chưa phát huy được vai trò của quần chúng trong việc tuyên truyền, kêu gọi tham gia chiến dịch phòng chống tội phạm vị thành niên, song song với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cộng đồng.
Phân tích về hiện tượng phạm pháp nơi vị thành niên, nguyên nhân và cách khắc phục, luật sư Nguyễn Văn Hậu, thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội :
Trẻ em phạm pháp chủ yếu là do giáo dục của gia đình, thứ hai là nhà trường, ngoài ra trẻ em còn chịu tác động của phim ảnh và những trò chơi điện tử. Vậy theo tôi, giáo dục gia đình là quan trọng nhất và để khắc phục được điều này thì gia đình, nhà trường và xã hội phải phối hợp với nhau, không thể chỉ từ một phía<br/>
LS Nguyễn Văn Hậu: “Đòi hỏi đó là sức mạnh của toàn xã hội. Trẻ em phạm pháp chủ yếu là do giáo dục của gia đình, thứ hai là nhà trường, ngoài ra trẻ em còn chịu tác động của phim ảnh và những trò chơi điện tử. Vậy theo tôi, giáo dục gia đình là quan trọng nhất và để khắc phục được điều này thì gia đình, nhà trường và xã hội phải phối hợp với nhau, không thể chỉ từ một phía.”
Để hạn chế việc trẻ vị thành niên phạm pháp, dư luận đề nghị chánh phủ cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như tăng cường công tác giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách, phối hợp giữa cơ quan với đoàn thể, nhà trường, đẩy mạnh ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho thanh thiếu niên, và học sinh.
Tôn giáo bó tay?
Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề vừa nói không đơn giản như vậy, bà Đài, một giáo chức, một nhà truyền giáo từ vùng đồng bằng sông Cửu Long trình bày những trở ngại trong việc dẫn dắt thanh thiếu niên phạm pháp trở về “đường ngay, nẻo chánh”:
“ Trẻ em vi phạm pháp luật rất là nhiều, thấy tình cảnh đó cũng rất là đau lòng, rất là ưu tư nhưng nhà nước còn khống chế tôn giáo rất nhiều mặt nên mình không được tự do đi vào lãnh vực đó để khuyến dạy những em đó trở về con đường thánh thiện được.
Nếu đưa cho tôn giáo làm việc đó thì nền tôn giáo thuộc của nhà nước, bị nhà nước khống chế và không nhìn nhận. Tu hành theo đạo thuần túy chứ không theo hướng của nhà nước chỉ đạo thì nhà nước không bao giờ giao cho mình đâu.
Trẻ em vi phạm pháp luật rất là nhiều, thấy tình cảnh đó cũng rất là đau lòng, rất là ưu tư nhưng nhà nước còn khống chế tôn giáo rất nhiều mặt nên mình không được tự do đi vào lãnh vực đó để khuyến dạy những em đó trở về con đường thánh thiện được
Bà Đài, một giáo chức, một nhà truyền giáo
Tôi cũng trong ngành giáo dục nên cũng ray rứt lắm. Xã hội ngày càng đồi trụy, mình thấy rất đau lòng nhưng phải bó tay thôi.”
Trong một diễn biến khác, báo Thanh Niên cho hay, bạo lực học đường và bạo lực gia đình tại Việt Nam, là thực trạng xã hội đáng báo động.
Kết quả khảo sát do trung tâm nghiên cứu dân số và công tác xã hội đại học quốc gia Hà Nội, thì có tới 64% nữ sinh thừa nhận là từng có đánh nhau với các bạn.
Đáng chú ý là hầu hết các vụ đánh nhau lần đầu tiên đều xảy ra trong khuông viên trường học.
Những chi tiết vừa kể là hồi chuông báo động đối với vai trò làm cha mẹ đối với việc dạy dỗ, uống nắn con cái.
Theo tờ Thanh Niên, chỉ có 15% cha mẹ biết cách giáo dục con cái đúng mức, khi thấy con mình đánh nhau thì khuyên bảo ôn tồn, bắt con xin lỗi bạn.
Trong khi đó, 42% cha mẹ sử dụng bạo lực đối xử với hành vi bạo lực của con cái, điều này vô tình nêu gương không hay, nên đẩy con cái họ đi sâu vào con đường dùng bạo lực, trong mọi hoàn cảnh.