Tác động cộng hưởng của kinh tế suy thoái và hàng Trung quốc tràn ngập thị trường nội địa sẽ đẩy thêm bao nhiêu ngàn doanh nghiệp đến chỗ phá sản, bao nhiêu triệu lao động mất việc làm?
Đến nay, chưa có thống kê nào được công bố nhưng hậu quả chắc chắn không nhỏ. Cũng vì vậy, trong vài tuần qua, một số tờ báo ở Việt Nam đã liên tục lên tiếng cảnh báo về vấn nạn này...
<i>Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, khắp mọi nơi. Chợ Tân Bình, chợ An Đông hoặc là Chợ Lớn,… tất tần tật là hàng Trung Quốc hết: đồ chơi trẻ con, vải vóc, quần áo thời trang, kể cả mỹ phẩm… <br/> </i>
Chị Thi Đoan
Tràn ngập thị trường với mọi mặt hàng
Khi nghe hỏi về sự hiện diện của hàng Trung Quốc trên thị trường đang trong tình trạng thế nào, chị Thi Đoan, một phụ nữ sống ở quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết:
Chị Thi Đoan: Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, khắp mọi nơi. Chợ Tân Bình, chợ An Đông hoặc là Chợ Lớn,… tất tần tật là hàng Trung Quốc hết: đồ chơi trẻ con, vải vóc, quần áo thời trang, kể cả mỹ phẩm…
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị thì tường thuật cặn kẽ hơn, tại chợ Bình Tây và khu vực các chành ở quận 6, vốn chuyên đảm nhận việc giao hàng cho các tỉnh. Chỉ riêng hai mặt hàng chủ lực của mùa mưa là áo mưa và dép nhựa thì hàng Trung Quốc đã chiếm tỷ lệ từ 50% đối với áo mưa và 70% đối với dép nhựa.
Tại chợ An Đông, chủ các sạp giày dép ước tính, giày thể thao, dép nhựa thời trang của Trung Quốc chiếm đến 80% lượng hàng hoá mùa hè. Chưa kể các mặt hàng khác như: đồ bộ mặc ở nhà, quần áo thể thao, cặp học sinh, túi xách thời trang,... đang liên tục đổ về, giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng nội.
Cùng đề cập đến vấn đề này, tờ Tuổi Trẻ gọi hàng Trung Quốc là “cơn lốc”. Theo Tuổi Trẻ, giờ đây, ở bất cứ đâu cũng có thể mua ngay những món đồ “made in China” ngay tại cổng nhà mình.
Tại chợ An Đông, chủ các sạp giày dép ước tính, giày thể thao, dép nhựa thời trang của Trung Quốc chiếm đến 80% lượng hàng hoá mùa hè. Chưa kể các mặt hàng khác như: đồ bộ mặc ở nhà, quần áo thể thao, cặp học sinh, túi xách thời trang
Tờ báo này kể rằng, ở nhiều nơi, hàng Trung Quốc đã được phân phối theo hình thức tổng đại lý, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và hàng Trung Quốc có thể đến mọi ngóc ngách ở Việt Nam.
Đa dạng về mẫu mã giá cả lại rẽ
Chị Thi Đoan giải thích nguyên nhân chính giúp hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam:
Chị Thi Đoan: Có những mặt hàng rẻ hơn, cũng có những mặt hàng mắc hơn nhưng mà đa số, 70% là rẻ hơn
Chủ một sạp chuyên bán sỉ giày dép Việt Nam, được xem là ở lớn nhất ở chợ An Đông, than với tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Giá giày dép Trung Quốc rất linh động. Đặt giá nào họ làm giá đó, mẫu mãy chàng mà giá chỉ từ 1/3 đến một nửa giá giày dép Việt Nam. Giới kinh doanh hàng Trung Quốc tiếp thị tận nơi và lấy mất mối ở tỉnh của các sạp trong chợ An Đông.
Ông Ngô Đa Lộc, giám đốc Công ty Rạng Đông, nơi sản xuất áo mưa thương hiệu Rando, thừa nhận: Áo mưa Trung Quốc quá rẻ, trong khi nguyên liệu nhựa tăng từ 5% – 7% nên doanh nghiệp trong nước không thể hạ giá xuống thấp hơn.
Giá giày dép Trung Quốc rất linh động. Đặt giá nào họ làm giá đó, mẫu mãy chàng mà giá chỉ từ 1/3 đến một nửa giá giày dép Việt Nam.
Chủ sạp bán giày dép<br/>
Ông Nguyễn Trí Kiên, giám đốc công Ty Minh Tiến, nơi sản xuất cặp và túi xách nhãn hiệu Miti, cho biết: Tôi khá bất ngờ với các đợt hàng Trung Quốc lần này.
Sản phẩm ba lô cho trẻ em của Trung Quốc đa dạng về mẫu mã, giá rẻ. Chỉ còn hy vọng là sản phẩm Việt Nam có nhiều công năng, may kỹ lưỡng và hơn hẳn đối thủ về chế độ hậu mãi.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm, các loại đồ bộ mặc ở nhà, đồ thung thể thao của Trung Quốc đang đẩy các hộ sản xuất hàng may mặc, chuyên bỏ mối cho các chợ vào thế bí.
Không cạnh tranh nổi
Xưa nay, hàng chợ của Việt Nam vốn không có thương hiệu, bán được nhờ giá rẻ và mẫu mã thay đổi nhanh. Nay gặp phải hàng Trung Quốc giá cũng rẻ, mẫu mã, màu sắc, cũng như nguyên phụ liệu đa dạng hơn nên cạnh tranh không nổi.
Báo chí Việt Nam cũng kể rằng, có hai nhóm sản phẩm khác đang đổ từ Trung Quốc về TP.HCM với khối lượng tính bằng container đang tràn ngập các siêu thị, nhà sách, cửa hàng bách hoá và tràn ra lề đường là thú nhồi bông và đồ chơi trẻ em.
Có hai nhóm sản phẩm khác đang đổ từ Trung Quốc về TP.HCM với khối lượng tính bằng container đang tràn ngập các siêu thị, nhà sách, cửa hàng bách hoá và tràn ra lề đường là thú nhồi bông và đồ chơi trẻ em
Báo chí Việt Nam
Giới tiêu dùng ở TP.HCM xác nhận, chưa bao giờ đồ chơi trẻ em rẻ như hè năm nay.
Ở góc độ người tiêu dùng, chị Thi Đoan giải thích về lý do mà nhiều người Việt chọn mua hàng Trung Quốc:
Chị Thi Đoan: Họ cũng biết là hàng Trung Quốc không có chất lượng. Họ biết như vậy nhưng mà giá cả, mẫu mã bắt mắt làm người ta vẫn xài vì nó hợp với túi tiền, hợp với thị hiếu của người ta.
Mặc dù có một số người cũng muốn tẩy chay nhưng hình như họ không tẩy chay được vì so với giá hàng Việt Nam thì hàng Trung Quốc đẹp. Chất lượng nhiều khi không bằng hàng Việt Nam mình nhưng họ vẫn cứ xài do thị hiếu nữa.
<i>Họ cũng biết là hàng Trung Quốc không có chất lượng. Họ biết như vậy nhưng mà giá cả, mẫu mã bắt mắt làm người ta vẫn xài vì nó hợp với túi tiền, hợp với thị hiếu của người ta. <br/> </i>
Chị Thi Đoan<i> </i>
Còn với tư cách một chuyên gia kinh tế, ông Phan Chánh Dưỡng nhận định về thực trạng hàng Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam:
Ô. Phan Chánh Dưỡng: Tôi nghĩ rằng chuyện đó cũng không lạ gì. Bởi vì trên thế giới hầu như ở đâu cũng thế chứ không phải riêng mình. Cho nên vấn đề là làm thế nào để hàng của mình có chất lượng và giá cả cạnh tranh được. Chứ bây giờ mình không có cách nào khác.
Ông Lê Văn Triết, cựu Bộ trưởng Thương mại, giải thích thêm:
Ông Lê Văn Triết: Khi mình chấp nhận gia nhập WTO thì mình chấp nhận mở cửa thị trường, đồng thời mình chấp nhận để cho người ta được buôn bán hàng hoá ở Việt Nam.
<i>Khi mình chấp nhận gia nhập WTO thì mình chấp nhận mở cửa thị trường, đồng thời mình chấp nhận để cho người ta được buôn bán hàng hoá ở Việt Nam. <br/> </i>
<i>Ô.</i>Lê Văn Triết
Cái cơ bản của vấn đề là phải đi từ chiến lược của đất nước. Đây phải từ tầm cao để có định hướng, hàng gì thì mình khuyến khích để cho dân có thể sản xuất với giá rẻ, đồng thời có giá có thể cạnh tranh trên thị trường.
Còn hàng gì, biện pháp gì để mình xiết chặt thị trường. Bây giờ có những cái hàng rào mà người ta không phải dùng phương pháp cấm đoán. Ngay cả các nước gia nhập WTO cũng vậy.
Điều ông Triết nói không sai nhưng vấn đề ông đặt ra, yếu tố phải có “chiến lược quốc gia” vẫn chưa thấy trên thực tế.
Quý vị vừa nghe Trân Văn tường trình về thực trạng hàng Trung Quốc ở Việt Nam. Trong bài tớ Trân Văn, sẽ tường trình tiếp những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ sản xuất nội địa, bảo vệ việc làm cho người và nội lực quốc gia. Mời quý vị đón nghe.