Trà Mi, phóng viên đài RFA
Bắt đầu từ tuần này, Diễn đàn sẽ bước sang một chủ đề mới, mời các bạn trẻ trong và ngoài nứơc tham gia thảo luận và phân tích các nguyên nhân "Vì sao Việt Nam vẫn còn là một nước chậm phát triển trên bản đồ thế giới?".
Mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ và giao lưu với 4 vị khách mời tham gia loạt hội luận xoay quanh đề tài này. Đó là Nam từ TPHCM, Quang ở Hà Nội, Thiên ngừơi miền Trung đang học tập tại Sài Gòn, và Hộ hiện sinh sống tại Canada.
Quang: Em là Quang đang nói từ Hà Nội.
Nam: Chào các bạn. Mình là Kỳ Nam. Mình sống ở Sài Gòn và làm việc ở Sài Gòn.
Thiên: Chào bạn. Mình đây là Anh Thiên. Mình đang học ở Sài Gòn.
Hộ: Chào các bạn. Mình đang ở Toronto (Canada).
Còn thua kém về kinh tế
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay với chủ đề là người trẻ cùng phân tích những lý do vì sao Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển trên bản đồ thế giới. Trước khi mình nói về nguyên nhân thì Trà Mi muốn được ghi nhận quan điểm của người trẻ. Nói Việt nam chậm phát triển là nói chung chung, nhưng chậm phát triển về những mặt nào? Theo các bạn ghi nhận được thì xin các bạn cho biết ý kiến trước nhé.
Thiên: Vâng. Theo mình, Việt Nam chậm phát triển trên tất cả các lãnh vực, từ kinh tế cũng chậm phát triển, về văn hoá xã hội cũng chậm phát triển, về chính trị cũng chậm phát triển. Đó không phải là nhận định chủ quan của mình mà đó tất cả những gì mà báo giới ở Việt Nam họ đều châp nhận những điều mà mình vừa nói đó.
Trà Mi: Thiên nói là Việt Nam chậm phát triển về mọi phưong diện, nhưng mà bạn có đưa ra những thí dụ nào để điển hình cho luận điểm mà bạn vừa đưa ra. Nếu nói về chậm phát triển về kinh tế thì ví dụ như thế nào. Chậm phát triển về chính trị thì.
Thiên: Vâng. Để mình nói rõ ra từng khía cạnh của vấn đề. Thí dụ như trên phương diện kinh tế, 80% thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là thu nhập dưới 2 đô một ngày. Như chúng ta đã biết, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp, nhưng mà thu nhập bình quân đầu người của một người nông dân chỉ 2 đô một ngày thì đó không thể nào cho đó là phát triển được.
Điều đó có thể chứng tỏ là trên phưong diện kinh tế, Việt Nam rất là chậm phát triển. Còn riêng về văn hoá, những sáng tác về văn học nghệ thuật hay là điện ảnh, tất cả đều không vượt ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
Trà Mi: Xin mời ý kiến của các bạn khác. Nam có ý kiến gì khác không?
Kỳ Nam: Mình là Kỳ Nam. Mình nhìn Việt Nam chậm phát triền về phương diện kinh tế, so với nhứng nước láng giềng chẳng hạn như những nước Đông Nam Á kề cận mình như Thái Lan hoặc là Indonesia, Philippines, thì mình chỉ xét về khía cạnh kinh tế theo chỉ số GDP thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia, thì Việt Nam là một trong những đất nước nghèo nhất thế giới.
Thứ hai là điều kiện sống và môi trường sống, về an sinh xã hội thì Việt Nam là một nước lạc hậu và người dân sống trong một môi trường sống rất là kém hơn những nước láng giềng xung quanh mình.
Trà Mi: Đó là ghi nhận của các bạn trẻ trong nước nói về những mặt chậm phát triển của Việt Nam, còn bạn trẻ từ nước ngoài là anh Hộ. Hộ có ghi nhận như thế nào?
Kỳ Nam: Mình xin nói thêm chỉ số GDP của Việt Nam, bình quân khoảng 800 đô một năm, tính ra 2 đôla một ngày. Và nếu tính tổng thu nhập tất cả bình quân chia đầu người, nhưng mà thực tế thì mức đó còn thấp hơn mức mà người ta đánh giá.
Tức là 80% dân số Việt Nam có một thu nhập thấp hơn 2 đôla một ngày. Thì mình tưởng tượng được với điều kiện sống như vậy thì làm sao người ta có thể sống tốt được trong cái môi trường với thu nhập thấp như vậy.
Đó là tôi chỉ xét về vấn đề kinh tế mà thôi. Vấn đề kinh tế sẽ đi liền với những vấn đề về điều kiện sống, môi trường sống, an sinh xã hội, về cái mức sống, còn những vấn đề về khoa học kỹ thuật và những thứ khác thì tôi không đề cập tới.
Trà Mi: Cảm ơn ý kiến của Nam. Thế còn ghi nhận của một người trẻ từ nước ngoài thì Hộ có ý kiến gì?
Hộ: Đa số những người Việt Nam ngày hôm nay sống tại nông thôn là thành phần mà mình thấy là họ rất nghèo khổ. Thành ra con số 800 đôla cho một năm mà tính bình quân đầu người thì nó không chính xác đâu.
Trà Mi: Tức là ý kiến của anh ghi nhận là Việt Nam chậm phát triển về kinh tế phải không ạ?
Hộ: Dạ.
Những lĩnh vự khác
Trà Mi: Anh có những ý kiến nào khác về những phương diện khác?
Hộ: Thật sự ra khi mà kinh tế chậm phát triển là do chính sách của nhà cầm quyền. Nếu mà người cầm quyền có một chính sách rõ ràng thì có thể đưa nền kinh tế đi lên mà không tạo ra những xáo trộn.
Trà Mi: Đó là nói về lý do. Chúng ta sẽ nói về lý do sau khi ghi nhận ý kiến của Quang trước nhá, rồi mình sẽ nói về nguyên nhân. Đó là những ý kiến mà Trà Mi ghi nhận được từ 4 người bạn trong và ngoài nước. Còn Quang từ Ha Nội, Quang có nhận xét như thế nào?
Quang: Như vậy các bạn đã biết về GDP, đấy là một sự quan trọng, nhưng mà các bạn qưên mất một chỉ số cũng rất là quan trọng đó là chỉ số phát triển của Việt Nam. Nếu các bạn có theo dõi thì các bạn biết chỉ số phát triển của Việt Nam rất cao, 8-9%, và là một nước có chỉ số phát triển chỉ sau Trung Quốc thôi.
Đã đành rằng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa cao, nhưng thực ra cũng phải xét đến chỉ số này. Tốc độ phát triển của Việt Nam cũng đang rất cao và Việt Nam sẽ khá lên trong những năm rất là gần tới đây thôi. Nên nhìn theo chiều hướng đó thì nó sẽ công bằng hơn.
Trà Mi: Các bạn có ý kiến như thế nào trước nhận xét do Quang đưa ra?
Thiên: Vâng. Anh Thiên có ý kiến ạ.
Trà Mi: Mời Thiên.
Thiên: Nếu bạn xét về cái tốc độ phát triển của Việt Nam là tám phẩy mấy phần trăm, chỉ đứng sau Trung Quốc, nhưng mà chúng ta phải coi lại cũng là cái tốc độ tăng trưởng nhưng mà đối với, xin đơn cử là nước Mỹ đi, cái tốc độ tăng trưởng của họ chỉ là một phẩy mấy phần trăm, nhưng mà một phẩy mấy phần trăm của họ tính ra đến mấy ngàn tỷ trong một năm, trong khi nước ta chỉ có năm mươi mấy tỷ đô xuất khẩu. Vậy thì cái một phẩy mấy của họ và chín phẩy mấy của Việt Nam mình nó có sự khác biệt rất là lớn.
Đối với Trung Quốc cũng vậy. Ta không thể nói cái tốc độ tăng trưởng của ta là 8 phẩy mấy, của Trung Quốc là chín phẩy mấy để mà đi so sánh với một nước như nước Nhật, nước Mỹ hay nước Anh chẳng hạn. Chúng ta không thể lấy đó để mà so sánh được.
Quang: Mình đồng ý nhận xét đó. Nhưng mà cái mình muốn nói là Việt nam còn nghèo, đó là lý do tại sao chúng ta có cuộc trao đổi ngày hôm nay. Tuy còn nghèo nhưng chúng ta đang trên đường đứng lên phát triển nhanh. Chúng ta có phát triển, chúng ta đang đi đúng đường và nền kinh tế chúng ta đang phát triển và chúng ta sẽ khá trong những ngày rất gần đây. Đó là ý của mình.
Trà Mi: Quang đưa ra những sự phát triển dựa trên con số GDP, thống kê hàng năm. Còn ý kiến khác dựa trên thực tế.
Thiên: Xin có ý kiến ạ.
Trà Mi: Mời anh Thiên.
Thiên: Nếu mà bạn Quang bạn đã so sánh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam mình, xin hỏi bạn là bạn có lưu ý tốc độ lạm phát ở Viật Nam mình thì sao? Đã có một bài phát biểu ở báo Tuổi Trẻ là phải hy sinh tốc độ tăng trưởng để kìm hãm sự lạm phát ở Việt Nam.
Quang: Mình có đọc thông tin đó. Mình có biết về thông tin đó. Nhưng mình không phải là một nhà chuyên sâu về kinh tế. Theo cái sự hiểu biết của mình thì ở một nước đang phát triển bao giờ người ta cũng trải qua những thời kỳ mà lạm phát rất là lớn tại vì chúng ta tiêu rất là nhiều tiền để nhập khẩu thiết bị, mua sắm thiết bị và đầu tư vào những cơ sở hạ tầng.
Những công việc đó đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều tiền và trong một thời điểm nào đó ở những nước đang phát triển người ta phải trải qua giai đoạn lạm phát rất là ghê. Và chính điều đó các nhà kinh tế đang đánh giá là lạm phát của Việt Nam dưới mức hai con số thì điều đấy có thể chấp nhận được. Đã đành điều đó thì làm người dân, đặc biệt là nông thôn thì nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng mà đấy là con đường mà chúng ta phải đi. Đó là ý kiến của mình.
Nguyên nhân của tình trạng chậm tiến?
Thiên: Em xin có ý kiến lại ạ. Lúc nảy bạn Quang có nói là lạm phát của mình là có thể chấp nhận được. Em xin phản bác ý kiến đó. Tốc độ tăng trưởng chỉ hơn 8%, trong khi lạm phát lên tới hai con số, điều đó không thể chấp nhận được. Và nếu ngân sách chúng ta đã chi tiêu cho phúc lợi xã hôị, thí dụ như công trình này nọ kia, thì xin hỏi bạn Quang bao nhiêu phần trăm trong đó để phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng?
Quang: Không có dân tộc nào đau thương và anh hùng như dân tộc Việt Nam. Chúng ta trải qua ba cuộc chiến tranh, chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ và thứ tư là chống Trung Quốc nữa. Mọi người vẫn nói là tại sao Việt Nam hoà bình từ năm 1975 và trải qua đến hơn 30 năm rồi vẫn nghèo đói và lạc hậu.
Các bạn phải biết là đến năm 1979 Việt Nam vẫn bị Trung Quốc đánh và sau 1979 các bạn biết là sau khi bị Trung Quốc đánh Việt Nam vẫn rất phải đề phòng Trung Quốc. Người ta rút quân về nhưng vẫn phải đề phòng. Không thể nào toàn tâm toàn ý mà phát triển kinh tế được. Cho nên đó là một trong những lý do cơ bản làm cho nền kinh tế Việt nam chậm phát triển.
Hộ: Mình có ý kiến nghe.
Trà Mi: Mời anh Hộ.
Hộ: Mình có ý kiến với bạn Quang. Như thế này nè. Thật sự ra sao năm 1975? Việt Nam mình gần như được hết tất cả những nước trên thế giới ủng hộ, cho tới năm 1979, sau khi cộng sản Việt Nam mình đưa quân qua Campuchia, lúc đó quốc tế mới nhìn Việt nam với một con mắt khác. Họ nghĩ Việt Nam đã được độc lập, đã được thống nhất rồi tại sao lại mang quân sang đánh một nước khác?
Và song song cùng lúc đó, làn sóng người tị nạn bỏ nước ra đi trong khoảng một thời gian đã làm rung động cả thế giớí. Nếu mình đã được sự hậu thuẫn của quốc tế tại sao người dân mình lại không ở trong nước mà lại bỏ nước ra đi, thì cái đó bạn đã nhìn thấy được cái chính sách trả thù những người Cộng Hoà đó, nhừng người Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đi tù, rồi một số họ phải bỏ nước ra đi, mà những người đó là những người coi như có kiến thức, có học, họ có thể là nền tảng để xây dựng dất nước.
Bao nhiêu người đã bỏ nước ra đi, toàn là mang hết cái tinh hoa của đất nước chúng ta. Đó là cái lầm lỗi của đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra. Giờ này chúng ta không thể nào mà đổ tội cho lý do chiến tranh này, chiến tranh kia. CHúng ta đã thắng, đã thống nhất đất nước, nhưng mà chúng ta không thống nhất được lòng dân. Đó là ý kiến của tôi.
Quang: Mình đồng ý với bạn là có những người bỏ nước ra đi, nhưng dựa trên cơ sở nào mà bạn nói rằng đó là tinh hoa của dân tộc. Không phaỉ tất cả mọi người ra đi, đúng không? Có người ra đi và có ngưởi ở lại. Và tôi được nghe là những người ra đi đều là những người có thể nói là nhũng người lao động. Và dĩ nhiên ở Mỹ không phải làm, ngồi chơi cũng có ăn vì chính phủ Mỹ cho tiền ăn. Đấy là một bộ phận những người bị thất trận của chế độ Cộng Hoà cũ không muốn sống trong chế độ khác nên người ta tìm đường người ta ra đi.
Hộ: Mình xin có ý kiến được không ạ? Để trả lời cho câu hỏi là những người ra đi là thành phần ưu tú của Việt Nam thì chúng ta phải xét lại khía cạnh giáo dục. Trước đây ở Miền Bắc Việt Nam giáo dục theo hệ 9 năm, 10 năm, nhưng ở trong Miền Nam hệ giáo dục tới 12 năm, sau đó phải đi học mấy năm nữa mới có bằng. Bạn Quang biết điều này chưa ạ?
Những người ở Miên Nam Việt Nam đi là những người ưu tú nhất, điêù đó không có gì là lệch lạc cả bạn Quang à. Chúng ta phải coi lại quá trình giáo dục của người ta như thế nào. Ở Miền Bắc Việt Nam nó bị kềm hãm về tư tưởng, kềm hãm về thông tin, kềm hãm về ngôn luận, làm sao so sánh được với Miền Nam Việt Nam họ tự do về thông tin, tự do về tư tưởng. Ngay cả như bây giờ cũng vậy.
Minh xin đề cập lại chỗ về văn hoá. Bởi vì sao văn hoá Việt Nam chậm phát triển? Vì họ không được tự do về tư tưởng, không được tự do về ngôn luận, họ không được tự do về thông tin. Mình nghĩ những vấn đề này thì bạn Quang đã biết.
Quang: Câu hỏi của bạn về hệ 10 năm và hệ 12 năm, đó là sự khác nhau trong
Hộ: Không. Không. Vấn đề là tự do tìm hiểu, tự do nghiên cứu. Một người chỉ được tìm hiểu nghiên cứu trong phạm vi nào đó thì làm sao bằng một người tự do tìm hiểu trong một phạm vi rộng hơn được.
Quang: Sau năm 1945 bạn có biết là chính phủ Việt nam đã làm rất tốt, đã rất quan tâm về giáo dục.
Hộ: Bạn nói là sau năm 1945 đó là xoá nạn dốt phải không bạn Quang? Đó là xoá mù chữ, nhưng đó không thể gọi là thành quả được. Hy vọng bạn đã đọc tác phẩm "Đôi Mắt" của Nam Cao rồi chứ?
Trà Mi: Trà Mi biết là các bạn còn rất nhiều ý kiến để trao dổi với nhau, nhưng mà thời lượng của chương trình đến đây đã hết. Chúng ta sẽ gặp lại nhau và tiếp tục câu chuyện vào giờ này, sáng thư Tư tuần sau.
Quý vị và các bạn muốn tham gia hoặc góp ý với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Trà Mi xin chào tạm biệt tại đây và rất mong đựơc tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong phần hội luận tiếp theo, trên "Diễn đàn" này, vào sáng thứ tư tuần sau.