Hội luận của giới trẻ trong và ngoài nước về điều 4 Hiến Pháp (phần 7)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong lần hội ngộ kỳ trước, các thanh niên tại hai miền Nam-Bắc và cả từ hải ngoại đã thảo luận sôi nổi về điểm thứ ba trong điều 4 Hiến pháp nói về quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng cộng sản trên đất nước Việt Nam.

Party10Economic200.jpg
AFP PHOTO

Buổi trao đổi hôm nay, các bạn trẻ của chúng ta sẽ tiếp tục phân tích những điểm khác biệt cũng như các mặt lợi, hại giữa của thể chế độc đảng như tại Việt Nam và các chế độ đa đảng trên thế giới.

Bây giờ, mời quý vị cùng bứơc vào "Diễn đàn", với sự tham gia của bạn Sơn, sinh viên khoa sử-văn tại Hải Phòng, Tuấn sinh sống ở Hà Nội, Quang định cư ở Sài Gòn, và Phương từ Mỹ.

Dân chủ tập trung

Trà Mi : Xin các anh phân tích thêm đặc điểm khác biệt cơ bản của dân chủ ở một thể chế độc đảng với dân chủ ở xã hội đa đảng thì nó khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Phương : Đã nói độc đảng là không thể nào nói tới dân chủ được. Rõ ràng đảng cộng sản lúc nào cũng vậy, tự đặt mình, gán ghép mình khi mở miệng ra "đảng và nhà nước". Thật sự ra ở Việt Nam đảng cộng sản tạo ra một chính phủ song song với chính phủ của nhân dân hiện tại bây giờ, và cái chính phủ của đảng cộng sản gọi là "siêu chính phủ". Quyền lực của "siêu chính phủ" hơn hẳn quyền lực của chính phủ thực sự của nhân dân.

Thành ra nhân dân hoàn toàn không có được cái quyền của mình, nhân dân không là chủ. Ở Việt Nam mình đảng cộng sản thay thế nhân dân tất cả mọi vấn đề, từ cái miếng ăn hàng ngày cho tới cái suy nghĩ, tư tưởng của mình đều phải do đảng cộng sản áp đặt. Người dân không được quyền suy nghĩ theo ý tưởng của mình. Đó là cái sai lầm của chế độ độc đảng mà đặc biệt là đảng cộng sản Việt Nam.

Đã nói độc đảng là không thể nào nói tới dân chủ được. Rõ ràng đảng cộng sản lúc nào cũng vậy, tự đặt mình, gán ghép mình khi mở miệng ra "đảng và nhà nước". Thật sự ra ở Việt Nam đảng cộng sản tạo ra một chính phủ song song với chính phủ của nhân dân hiện tại bây giờ, và cái chính phủ của đảng cộng sản gọi là "siêu chính phủ". Quyền lực của "siêu chính phủ" hơn hẳn quyền lực của chính phủ thực sự của nhân dân.

Trà Mi : Xin hỏi ý kiến của các anh khác. Những người trẻ trong nước, nền dân chủ ở một thể chế độc đảng mà các anh đang hưởng thụ, đang được sống ở trong môi trường đó, các anh nhận xét như thế nào?

Tuấn : Tôi thấy mình cần phải hiểu về dân chủ mà hiểu về dân chủ rồi thì không thắc mắc nhiều. Nói chung Việt Nam thì nhiều biểu hiện không có dân chủ. Dân chủ tập trung thì là giả hiệu rồi.

Trà Mi : Khái niệm dân chủ tập trung nghĩa là sao thưa anh?

Tuấn : Như ông Hồ ổng nói "Dân chủ của các chú là bác cho vào rương bác khoá lại" (cười), là dân chủ tập trung. Nói chung là nguỵ ngôn từ.

Trà Mi : Mời anh Sơn . Anh hiểu như thế nào về khái niệm dân chủ tập trung?

Sơn : Tôi thưa với các anh là thế này. Dân chủ ở một nước có đặc điểm điển hình, đặc điểm khác biệt so với các nước khác như ở Việt Nam thì dân chủ tạo ra cơ chế đối thoại giữa người dân với nhà nước. Và nếu bầu cử quốc hội, bầu cử chính phủ mà các ông không làm được thì đương nhiên là chính phủ đó người dân sẽ thay đổi và người dân có những cơ chế để mà đối thoại với chính phủ như Mặt Trận Tổ Quốc.

Trong Mặt Trận Tổ Quốc thì có nhiều đoàn thể của công nhân, nông dân, phụ nữ v..v. Và cơ chế thứ hai là cơ chế quốc hội. Có các cuộc bầu cử quốc hội và cuộc họp của quốc hội. Các đại biểu của nhân dân người ta tập họp những ý kiến của dân. Họ chất vấn các thành viên trong chính phủ. Ngoài ra còn có rất nhiều đoàn thể khác như công đoàn. Đấy cũng là một cơ chế để đối thoại dân chủ. Tất cả thể hiện tập trung nguyện vọng của người dân để phản ánh lên chính phủ để từ đó chính phủ sửa đổi cho tốt hơn.

Phương : Anh có chắc chắn cái đó là cơ chế để mà đối thoại vói người dân không? Người đại biểu quốc hội cho tới bây giờ họ hoàn toàn chưa đứng ra tự ứng cử. Bởi vì nếu họ tự ứng cử thì người dân phải được tự mình bầu người đó chứ không phải do đảng đưa ra để rồi nhân dân bầu.

Cái đó là do đảng chọn rồi nhân dân đi bầu. Nhân dân chỉ là hợp thức hoá những cái gì mà đảng đã chọn thôi. Thành ra nhân dân không có được cái ý của mình, không có dân chủ. Dân chủ là do dân tự đặt ra, do dân bầu ra, còn cái này là do đảng đưa ra rồi nhân dân bị bắt buộc đi bầu. Thành ra vấn đề đó rất là sai. Vấn đề đó hoàn toàn không dân chủ. Trong chế độ độc đảng không có dân chủ. Sơn : Tôi đồng ý với anh là hiện nay các ứng cử viên của quốc hội chủ yếu là do đảng giới thiệu. Tôi đồng ý với anh quan điểm ấy. Nhưng hiện nay anh cũng biêt cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi cũng đã khá nhiều ứng cử viên tự ứng cử, thậm chí tôi còn thấy một số ứng cử viên của đảng cấp tiến cũng ứng cử. Tôi thừa nhận rằng hiện nay có tình trạng ấy, nhưng đang có sự cải thiện dần dần. Và chính phủ, đảng cũng đang từng bước từng bước mở rộng cánh cửa quốc hội cho những thành phần không phải là đảng viên.

Tôi đồng ý với anh là hiện nay các ứng cử viên của quốc hội chủ yếu là do đảng giới thiệu. Tôi đồng ý với anh quan điểm ấy. Nhưng hiện nay anh cũng biêt cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi cũng đã khá nhiều ứng cử viên tự ứng cử, thậm chí tôi còn thấy một số ứng cử viên của đảng cấp tiến cũng ứng cử. Tôi thừa nhận rằng hiện nay có tình trạng ấy, nhưng đang có sự cải thiện dần dần. Và chính phủ, đảng cũng đang từng bước từng bước mở rộng cánh cửa quốc hội cho những thành phần không phải là đảng viên.

Trà Mi : Anh nói là có những thành phần tự ứng cử xuất hiện trong kỳ bầu cử vừa rồi, nhưng mà kết quả cuối cùng như thế nào?

Sơn : Kết quả đó do chính người dân lựa chọn thôi.

Phương : Nó hoàn toàn không do người dân. Anh nói như vậy là sai.

Sơn : Anh thất bại là do ngưòi dân không chọn.

Phưong : Đảng đã lọc họ ra trước hết rồi. Tất cả những cơ chế mà đảng lập ra đã chọn lọc, thanh lọc hết tất cả những người không theo ý đảng ra khỏi quốc hội rồi.

Sơn : Tôi được biết hiện nay trong quốc hội vẫn có những thành phần không phải là đảng viên.

Trà Mi : Những thành phần đó chiếm tỷ lệ ra sao, thưa anh ?

Sơn: Tất nhiên là hiện nay tỷ lệ này không cao. Nhưng dần dần nó phải có một quá trình, không thể nóng vội được, không thể muốn có ngay một số lượng lớn trong quốc hội không phải là đảng viên là có ngay. Nó phải có một quá trình dần dần.

Giai đoạn quá độ

Tôi xin thưa với anh, đầu thế kỷ 20 có 3 xu hướng. Xu hưóng thứ nhất là xu hướng Cần Vương, quân chủ phong kiến. Phong trào do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo bị thất bại. Phong trào thứ hai Khởi Nghĩa Thái Nguyên bị Pháp chia rẻ, và các phong trào có xu hướng cộng sản cũng thất bại. Và phong trào thứ ba là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường là con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin thì lại thành công.

Trà Mi : Tại sao phải cần có một quá trình dần dần, thưa anh?

Sơn : Tôi muốn nhấn mạnh Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ, phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế dần dần sẽ có sự thay đổi cải thiện về chính trị để cho nó phù hợp.

Trà Mi : Thưa, anh nhấn mạnh rất nhiều lần là trong giai đoạn quá độ thì cần phải có thời gian. Theo anh, thời gían đó kéo dài bao lâu?

Sơn : Đấy là một quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội thì đó là một hình xoắn ốc, nó không thể nào nóng vội được mà hiện nay cái mô hình chủ nghĩa xã hội mới..

Trà Mi : Dựa trên cơ sở nào mà anh khẳng định như vậy, thưa anh? Anh có cơ sở nào để khẳng định không? Thí dụ như các ví dụ trên thế giới chẳng hạn, những trường hợp các quốc gia khác trên thế giới?

Sơn : Tôi đã thấy một số mô hình áp dụng giữa sự ưu việt kinh tế của chủ nghĩa tư bản, đặc điểm ưu thế của chủ nghĩa tư bản, với sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội như ở các nước Nam Âu.

Trà Mi : Anh có thể nói cụ thể hơn để chứng minh cho luận điểm của mình ?

Sơn : Ví dụ như nước khu vực Hà Lan, Phần Lan.

Phương : Họ đều là những nước dân chủ hết anh à. Ở đó người dân được quyền nói những điều gì mà họ muốn chứ họ không có sợ chính phủ. Họ được quyền biểu tình, nói những cái gì chính phủ làm không đúng. Còn ở Việt Nam mình thì hoàn toàn không có vấn đề đó, bởi vì đảng cộng sản không cho, nói xấu về nhà nước là không được rồi. Nhà nước Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn là tốt, luôn luôn là đẹp, trong khi những sai lầm của họ, họ không bao giờ nhận.

Sơn : Tôi muốn nhấn mạnh rằng ổn định chính trị là quan trọng nhất để đảm bảo phát triển kinh tế. Sau khi phát triển kinh tế hoàn thiện thì sẽ dần dần cải thiện những mặt dân chủ và chính trị. Nếu mà cho nóng vội ngay thì tất yếu dẫn tới sự hỗn loạn.

Phương : Nếu anh nói như thế thì đảng cộng sản bây giờ là đảng duy nhứt. Những người có địa vị là đảng viên thì phát triển kinh tế là tất cả lợi nhuận kinh tế sẽ vào tay đảng cộng sản hết. Người dân sẽ không được phần nào hết bởi vì ý kiến của nhân dân không được nghe mà chỉ là do đảng đưa ra thôi.

Mời các bạn tham gia vào mục Diễn Đàn RFA

Phát triển kinh tế, phát triển chính trị luôn luôn phải đi song song với nhau. Không thể nào phát triển kinh tế trưóc rồi phát triển chính trị sau, bởi vì như vậy sự phát triển kinh tế đó chỉ sẽ có lợi cho bộ phận đảng viên chứ không lợi cho toàn đất nước.

Rõ ràng anh thấy những người đảng viên ngày xưa khi họ vào đảng họ có gì trong tay, bây giờ họ có nhà lầu xe hơi, con cái họ ở đâu? - Đi học ở nước ngoài. Họ sống trên, rất xa với giai cấp công nhân và nông dân. Hai giai cấp đó bây giờ rất là nghèo. Hai giai cấp đó là nhân dân của đât nước Việt Nam.

Trà Mi : Xin được hỏi thăm ý kiến của những người trẻ trong nước là anh Quang và anh Tuấn. Trước luận điểm anh Sơn đưa ra là Việt Nam cần phải có một giai đoạn chuyển mình để quá độ đi lên, giới trẻ các anh có sẵn sàng chấp nhận và kiên nhẫn chờ đợi hay không?

Tuấn : Chủ nghĩa xã hội là không tưởng, chẳng bao giời đến cả, thì làm sao mà chậm được? Nó chẳng bao giờ đến chứ không nói chậm làm gì nữa. Còn nếu bảo là ổn định thì Việt Nam có ổn định đâu. Biểu tình ở 210 Nguyễn Thị Sáu, hay 110 Cầu Giấy này, biểu tình liên tục đấy, đàn áp tôn giáo này, xáo trộn ghê gớm đó chứ, đình công của công nhân này, v. v. Chính ông Triết nói về việc tự sát nếu bỏ điều 4 hiến pháp, thế thì đâu có ổn định? Nếu ổn định thì chẳng việc gì phải nói như vậy.

Dân chủ là gì

Trà Mi : Ý kiến anh Quang ra sao?

Quang : Nói về vấn đề dân chủ thì theo tôi thấy là chưa có một tài liệu hoặc nghiên cứu nào về vấn đề dân chủ phải gắn liền với đa đảng hoặc dân chủ phải gắn liền với độc đảng, cho nên tôi nghĩ kể cả trong nước độc đảng vẫn có thể dân chủ được với điều kiện là người ta biết lắng nghe.

Dân chủ là gì? Là người ta biết lắng nghe người dân và người ta thật sự lo cho dân và người dân phải thực sự làm chủ tức là tự mình quyết định mọi vấn đề lien quan tới đời sống, liên quan tới tư tưởng, liên quan tới hành động của mình. Ở đây mọi vấn đề người ta không được quyết định, mọi vấn đề người ta bị ép buộc, người ta bị áp đặt thì như vậy là không dân chủ rồi.

Tôi nghĩ một ngày nào đó mọi người sẽ nhận ra được những sự mâu thuẫn, sẽ nhận ra được những sự khập khiễng của chế độ độc đảng, lúc đó người ta sẽ phát triển theo ý của rngười dân mà thôi. Trà Mi : Xin cảm ơn ý kiến của anh. Các anh có nghĩ rằng duy trì chế độ độc đảng mà vẫn có khả năng phát huy được dân chủ ở Việt Nam hay không? Theo ý kiến anh Quang vừa nói ra là không phân biệt đa đảng hay độc đảng miễn là nhà nước lắng nghe người dân là có dân chủ. Phương : Tôi nghĩ là không, nếu đảng cộng sản còn tồn tại, bởi vì đảng cộng sản không chịu chấp nhận nghe ý kiến của bất kỳ ai. Nếu như một đảng nào đó biết lắng nghe ý kiến của người dân thì nó đã khác, đất nước Việt Nam đã khác rất nhiều.

Trà Mi: Sau những cuộc tranh luận về nội dung điều 4 Hiến pháp, các bạn trẻ của chúng ta cảm nhận như thế nào về lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, rằng "bỏ điều 4 Híên pháp là chúng ta tự sát"? Mời quý vị và các bạn đón nghe trên Diễn đàn này vào sáng thứ tư tuần sau.

Trước khi chia tay, Trà Mi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn nghe đài khắp nơi đã quan tâm theo dõi và chia sẻ quan điểm với Diễn đàn trong suốt thời gian qua.

Sau loạt đề tài về điều 4 Hiến pháp, chủ đề thảo luận kế tiếp trên "Diễn đàn bạn trẻ" sẽ là "Vì sao Việt Nam vẫn còn là một nước chậm tiến trên thế giới?"

Rất mong sự góp tiếng của bạn nghe đài khắp nơi trên diễn đàn này.

Quý vị và các bạn muốn tham gia chương trình, xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi xin chào tạm biệt tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào tuần tới.