Muôn màu Xuân tuổi trẻ

Mùa xuân của tuổi trẻ vốn mang nhiều sắc màu như chính cuộc sống của họ. Có những bạn tận dụng dịp Tết để nghỉ ngơi, du lịch, thăm bạn bè, có người phải tranh thủ kiếm sống, có người lại đem mùa Xuân đến cho người khác.

0:00 / 0:00

Những hoàn cảnh khác nhau

Hkg2759327-1-200
Với chị, một cái Tết thực sự còn quá xa vời. AFP Photo/Hoang Dinh Nam (AFP Photo/Hoang Dinh Nam)

Đối với nhiều thanh niên, mùa xuân đúng nghĩa là mùa của ăn chơi, tiêu xài. Khá nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới làm việc văn phòng, thường lên kế hoạch ăn chơi từ nhiều tháng trước để đặt vé, mua tour hoặc tìm bạn đồng hành đi du lịch. Các địa điểm ăn chơi không chỉ giới hạn trong nước mà còn sang các nước láng giềng trong khu vực như Cambodia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cho biết, tình hình tài chính khó khăn năm nay đã hạn chế phần nào các kế hoạch vui chơi của họ. Tiến Nam, một bạn trẻ ở Hà Nội, thừa nhận:

Thực ra năm nay tài chính của mọi người cũng eo hẹp lắm chị ạ, giá cả tăng mà bọn em còn trẻ đi làm lương cũng thấp. Còn những sinh viên đi học thì gia đình cũng chỉ chu cấp cho một phần thôi nên họ cũng khó khăn, eo hẹp về tài chính nhiều. Bọn em đi làm, là nhân viên mới nên thưởng cũng thấp lắm. Lương thưởng cũng chỉ nhiều hơn tháng bình thường một chút thôi.

Nhiều bạn trẻ ở quê thậm chí không có đủ tiền mua vé về quê hoặc tiết kiệm tiền về quê để dành cho năm mới. Hai chị em Thủy và Hải là hai trong số đó. Hai chị em quê ở Bình Định nhưng đã hai năm rồi chưa về quê ăn Tết vì lý doở lại Sài Gòn để dành tiền đóng học phí.

Những ngày Tết cũng là cơ hội vàng để hai chị em kiếm tiền. Thủy cho biết có nhiều cách để tìm việc làm thêm nhưng phổ biến nhất vẫn là đến trung tâm tìm việc làm hoặc đăng quảng cáo trên các website.

Thực ra năm nay tài chính của mọi người cũng eo hẹp lắm, giá cả tăng mà bọn em còn trẻ đi làm lương cũng thấp. Còn những sinh viên đi học thì gia đình chu cấp một phần thôi nên họ cũng khó khăn về tài chính nhiều. <br/>

Bạn Tiến Nam<br/>

Nếu mà đến trung tâm tìm (việc làm) thì rất là dễ chị ạ. Còn tụi em chỉ kiếm việc làm thêm trong dịp Tết thôi vì tụi em không về quê, ở lại Sài Gòn nên em muốn đi làm thêm để kiếm tiền. Em chỉ kiếm trên mạng thôi thì nó sẽ khó khăn hơn mấy người tới trung tâm. Nhưng tới trung tâm thì phải tốn phí. Họ sẽ lấy khoảng 20 – 30% tiền lương của mình.

Thủy cho biết mức lương làm việc ở những tiệm giặt ủi vào mùa Tết khoảng từ 80.000 – 100.000 đồng/ngày. Đây là mức lương khá thấp so với lượng công việc khổng lồ vào những ngày Tết. Theo cô, mức thu nhập “chấp nhận được” cho các công việc làm thêm dịp Tết năm nay là khoảng 200.000 đồng/ngày. Không chấp nhận mức lương “ép giá” như trên của nhiều chủ dịch vụ, nhiều công nhân, sinh viên đành “mắt nhắm mắt mở” làm những công việc mà theo Thủy là “không tốt” để có thu nhập tốt hơn.

Thủy kể, Có nhiều việc nhưng là những việc không hay lắm nên em không thích làm, ví dụ như đi phục vụ mấy trung tâm chỗ giặt giũ hoặc là mấy trung tâm của mấy người mà người ta làm dịch vụ không có tốt đó. Họ cứ gọi mình thôi nhưng mình không thích thì mình không đi.

Bên cạnh những bạn trẻ phải bôn ba ngày Tết để kiếm tiền thêm, có nhiều bạn trẻ may mắn hơn, được hưởng một cái Tết bên cạnh những người thân ở quê nhà. Thìn, sinh viên Hà Nội, quê ở Bắc Giang kể về không khí Tết quê mình:

Hkg2812673-250
Trẻ em ở Quảng Bình, một tỉnh nghèo trong mùa lũ lụt. AFP Photo/Hoang Dinh Nam (AFP Photo/Hoang Dinh Nam)

Thực sự ở Việt Nam, quê em bây giờ không khí Tết rất là buồn bởi vì nắng nôi lắm. Nó không có gì là không khí Tết cả vì Tết là phải có gió rét, mưa phùn một chút thì mới là không khí xuân. Còn quê em bây giờ nắng nôi như mùa hè.

Thìn cho biết phải đến 29, 30 Tết gia đình Thìn mới bắt đầu làm bánh chưng vì sợ làm sớm sẽ bị thiu.

Tấm lòng nhân ái

Trong khi đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, một số bạn trẻ lại có ý tưởng mang mùa xuân đến cho những người kém may mắn bằng những chiến dịch làm từ thiện như nhóm các bạn trẻ trong Hội Hiến Máu tại Hà Nội đã có ý tưởng tổ chức “ngày thứ bảy Tinh Tế” để kêu gọi mọi người hiến máu. Câu slogan Tết của nhóm này là “Tết làm điều tốt – Sung túc cả năm” được gửi đến các blog cá nhân và facebook của nhiều người.

Nhóm “Vòng tay bè bạn” của Thùy Dương thì quyên góp thú bông, quần áo ấm, tiền bạc để đến các vùng núi xa ở các tỉnh miền Bắc.

Dương chia sẻ về ý tưởng làm từ thiện của mình:

Thùy Dương nghĩ là trong lòng mọi người ai cũng nghĩ cần đón Tết và như thế mình sẽ càng thương những người khác hơn bởi vì gần Tết mà chị đi trên đường phố Hà Nội chị sẽ thấy là đến 29, 30 Tết mà vẫn còn những cô rét run, mặc áo phong phanh đi hốt rác; hoặc có những người đi nhặt đồ, những em bé lang thang trên đường thì lúc đó chị sẽ thấy thương đến thắt ruột.

Nếu chị đã từng đi phượt đến các vùng miền núi, chị sẽ thấy trời vô cùng rét trong khi các em thì chân đất chạy lăng xăng trên đường. Lúc đấy, tự nhiên mình sẽ có tình thương và mình muốn chia sẻ. <br/>

Bạn Thùy Dương<br/>

Hoặc nếu chị đã từng đi phượt đến các vùng miền núi, chị sẽ thấy trời vô cùng rét, mình thì đi ủng, đi giày các thứ… Trong khi các em thì chân đất, quần áo mỏng dính, chạy lăng xăng trên đường. Lúc đấy, tự nhiên mình sẽ có tình thương và mình muốn chia sẻ.

Những ngày xuân đang dần qua đi, những bông hoa xuân rồi sẽ tàn phai nhưng nghĩa cử đẹp, những bông hoa nhân ái chắc chắn sẽ làm nên mùa xuân bất diệt của tuổi trẻ.