Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 1)

Đã qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người. Nhân câu chuyện về 39 người thiệt mạng trên chiếc xe container vào Anh, Đài Á Châu Tự Do mời quý vị xem lại một phóng sự đã thực hiện trước đây về nạn buôn người từ Việt Nam vào Châu Âu.

0:00 / 0:00

Bước chân vào địa ngục

Tình trạng buôn người tưởng đã lùi vào dĩ vãng vẫn xảy ra tại Đông Âu và châu Âu, nơi những phụ nữ Việt phải đánh đổi danh dự, tiền bạc và thậm chí cả sinh mạng cho đường dây khủng khiếp mà phóng viên Khánh An của đài chúng tôi phát hiện qua lọat bài phóng sự sau đây về những địa ngục trần gian ấy.

Điều kiện đầu tiên mà tôi phải chấp nhận để được nghe chị kể một phần câu chuyện của đời mình là thay đổi tên của chị.

Chị bảo: "Lấy tên chị là Kim Anh nhé". Tôi đồng ý.

Mà cũng tại cái đất nước Đức đã làm cho chị cứ phải hồi hộp, co rúm người đến như thế, chứ ngay cả cái tên gọi hiện tại cũng đâu phải là tên thật của chị khi còn ở Việt Nam bởi nếu khai tên thật, chị đã bị trả về nước từ lâu, lấy ai ra làm tất tần tật những công việc ở tận đáy xã hội, vào tù ra khám, để trả món nợ vay mượn đi nước ngoài hai năm trước đây.

Chị bảo quê chịở Nghệ An, đàn con của chị năm đứa xâm xấp lớn. Công việc làm ăn ở quê nhà thất bát đã khiến chị tìm đường xuất ngoại sang Âu.

Nghe bảo có đường dây đưa đi chỉ tốn mười mấy ngàn đô mà sang bất cứ nước nào ở châu Âu cũng được.

Chị lần hỏi, biết được người làm đường dây cũng là người trong vùng, một trong số họ lại là người có đạo nên yên tâm phần nào.

Chị không ngờ sang bên này nó khổ cực thế. Thực sự là như thế. Nó khổ lắm em ạ!

Chị Kim Anh

Chạy vạy vay mượn đủ số tiền 14.000 USD, chị chồng tiền rồi hồi hộp đợi ngày lên máy bay. Ngày lên đường, chị mang theo hy vọng và tương lai của cả gia đình. Thế nhưng hành trình đến trời Âu không như chị nghĩ…

Thăm thẳm miền đất hứa

"Ch ị không ng ờ sang bên này nó kh ổ c ực th ế. Th ực s ự là nh ư th ế. Nó kh ổ l ắm em ạ! H ồi đó ch ị đi qua thì qua Ti ệp, r ồi t ừ Ti ệp đi sang bên này. Nó làm theo ki ểu công ty đi kh ảo sát th ị tr ường."

Đúng theo hứa hẹn của người môi giới, lần đầu được đi máy bay, lại trong vai trò người “đi khảo sát thị trường”, chị thấy lâng lâng, chị bắt đầu thấy mình có quyền mơ về một tương lai sáng sủa hơn nơi đất khách.

Đến Tiệp, người dẫn đường bảo đã đến lúc phải đi đường rừng sang Pháp, coi như đọan đường đi bằng giấy tờ hợp lệ đã kết thúc. Chị nghe thế cũng thấy lo lo...

Một nhóm người lầm lũi đi bộ trong rừng giữa cái rét căm căm của mùa đông trời Âu. Chị đi từ Tiệp sang còn đỡ, những người bạn cùng cảnh ngộ chị đi sang từ Nga còn khổ hơn. Chị kể:

"Sau khi sang đ ến Nga thì nó b ắt đi b ộ trong r ừng, ph ải đi b ộ trong r ừng 3 ngày mà tuy ết lút đ ến quá đ ầu g ối, ph ải nh ịn đói. Nó cho ăn bánh mì v ới n ước thôi r ồi nó đ ưa vô trong m ột cái nhà nó nh ốt, ch ờ có xe đ ến thì c ứ kh ỏang 7, 8 ng ười cho vào trong m ột cái xe thùng b ịt kín đi sang Pháp.

Sang Pháp thì r ất chi là kh ổ. Ch ị cũng ở bên Pháp 4, 5 tháng tr ời. Kh ổ l ắm em ơi! Ăn r ồi ở trong r ừng trong rú. Mình t ự làm m ột cái lán, d ựng lên ở trong r ừng r ồi c ả nam c ả n ữ kh ỏang 10 ng ười ng ủ chung v ới nhau.

Kh ổ l ắm em! Ăn u ống thì cái quân đ ường dây nó cũng cho ăn hai b ữa nh ưng mà nó c ứ đi mua th ịt gà v ề r ồi cho ăn v ới c ơm. Ngày nào cũng nh ư ngày nào. Còn rau thì ở đó có r ừng, có cây, đi ra hái lá v ề ăn th ế, làm rau.

Có đôi ngày nó dắt mình bảo ra nó đóng xe nhé. Nó bảo bỏ mình lên xe nhưng thực tế nó đưa mình ra chỗ hẻo lánh. Nó hiếp dâm mình, bắt mình ngủ với hắn. Nếu mà không ngủ với nó thì nó lại không đưa mình đi.

Địa ngục trong rừng

Thời gian sống trong rừng quả là nỗi ám ảnh đối với chị và các bạn đồng hành. Theo lời chị kể, không những phải nhịn đói, chuyện tắm táp đối với họ cũng là một thứ nhu cầu xa xỉ.

"Kh ổ c ực kỳ luôn. M ột tu ần nó đi xách n ước v ề nó cho t ắm 1 l ần thôi. Đó là đàn bà. Còn đàn ông thì ch ỉ có đánh răng, r ửa m ặt thôi. N ước ch ỉ đ ể đánh răng, r ửa m ặt thôi."

Nhưng điều kinh hòang nhất không phải là chuyện thiếu thốn vật chất mà là một nỗi đau khác, lớn gấp vạn lần. Chị kể, để đến được một quốc gia châu Âu, thường phải ở trong rừng ít nhất cũng vài ba tháng trong thời gian chờ người dẫn đường tìm được xe để “đóng” lậu người vào:

"Có đôi ngày nó d ắt mình b ảo ra nó đóng xe nhé. Nó b ảo b ỏ mình lên xe nh ưng th ực t ế nó đ ưa mình ra ch ỗ h ẻo lánh. Nó hi ếp dâm mình, b ắt mình ng ủ v ới h ắn. N ếu mà không ng ủ v ới nó thì nó l ại không đ ưa mình đi.

ở đ ất khách quê ng ười, mình bi ết ch ỗ nào v ới ch ỗ nào đâu. Ti ếng tăm thì không bi ết… Già tr ẻ gì nó có ch ừa ai đâu em. Nó không ch ừa m ột ai h ết.

D ạng quân n ớ thì ch ết ngày gi ờ nào không bi ết! Ác quá đi! Đi sang m ới th ấy cái c ảnh đúng là nó ác. Nh ất là ph ụ n ữ, nhi ều khi nó đè ép.

Có nhi ều ng ười già ng ười ta không ch ịu đ ược, ng ười ta quỳ ch ắp tay l ạy nó mà nó v ẫn đè c ổ ra nó ng ủ v ới ng ười ta. Không có tính ng ười đâu em, khi đó h ắn n ỏ có tính ng ười đâu em.

Tr ước t ất c ả m ọi ng ười đ ấy, nó b ắt là "con này, con này t ối hôm nay ph ải ng ủ v ới tao". Nó b ảo th ế. Nó không ph ải là có m ột đ ứa không thôi đâu. Nó có 7, 8 đ ứa, nó x ếp đ ặt "con này ph ải ng ủ v ới th ằng này, con này ng ủ v ới th ằng n ọ th ằng kia…".

Nó b ắt nh ư v ậy đ ấy. Ch ống nó, nó đ ưa súng gí trên đ ầu đó."

Nó xếp đặt "con này phải ngủ với thằng này, con này ngủ với thằng nọ thằng kia…. Nó bắt như vậy đấy. Chống nó, nó đưa súng gí trên đầu đó.

Chuyện hãm hiếp tập thể cứ thế diễn ra trong rừng sâu. “Chẳng ai hay, chẳng ai biết, họa may chỉ có ông trời”, chị bảo thế.

"Nói xin l ỗi em, đ ợt nhà ch ị đó 7, 8 đ ứa, có đôi đ ứa đ ến tháng, nó ch ắp tay nó l ạy nó b ảo là nó đ ến tháng đ ấy mà nó b ảo là "tháng cũng k ệ" mà. Nó gí súng vào trong c ổ và b ắt c ởi qu ần áo ra."

Cực nhọc và tủi hổ, tất cả những người khốn khổ này ai cũng mong đến ngày được “đóng” lên xe. Chẳng biết bao giờ sẽ đến miền đất hứa nhưng ít nhất không phải nhìn thấy những cảnh đau lòng hằng ngày, không phải đối diện với “quân ác thú” và cả những thẹn thùng cứ dấy lên trong lòng…

Cuộc hành trình của họ tuy vậy không biết đến bao giờ mới tới bến bờ của niềm hy vọng mà họ theo đuổi.

Khánh An mời quý vị theo dõi tiếp phần hai của cuộc tẩu thóat đầy gian khổ này của những đồng bào bất hạnh bắt đầu tại Đông Âu và hy vọng kết thúc tại một quốc gia nào đó thuộc châu Âu.