Ô nhiễm không khí ở Việt Nam - Vì đâu nên nỗi

Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay

Người dân Việt Nam gần đây luôn lo lắng trước thông tin tình trạng chất lượng không khí của đất nước, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bị ô nhiễm trầm trọng.

Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.

Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và TP.HCM:

  • Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
  • TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.

Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

“Sát thủ giấu mặt”

Một số nhà khoa học đã “vạch mặt chỉ tên” một trong các nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam đó là từ các nhà máy nhiệt điện than.

Vậy vì sao nhiệt điện than nguy hiểm như vậy, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn cho phép ngành điện tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này?

Câu trả lời là nó liên quan đến một Sáng kiến vĩ đại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tên gọi Vành đai Con đường (viết tắt tiếng Anh là BRI).

Dự án BRI do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 nhằm thúc đẩy các mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ với các quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hai cam kết rằng họ sẽ thực hiện các dự án mang tên “Vành đai Con đường” một cách bền vững và tài trợ cho các dự án năng lượng hóa thạch ở Đông Nam Á ngay cả khi các nhà tài chính phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tránh xa họ bởi những lo ngại mang tính bền vững.

Viện phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng có trụ sở tại Mỹ cho biết vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc tài trợ cho hơn một phần tư các nhà máy năng lượng than với công suất 399 gigawat và chúng đang được phát triển bên ngoài lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong tổng số 35,9 tỷ USD mà Trung Quốc đổ vào nhiệt điện than ở các nước, Bangladesh là nước nhận được cam kết tài trợ nhiều nhất với tổng trị giá hơn 7 tỷ USD, tiếp theo là Việt Nam, Nam Phi, Pakistan và Indonesia. Hầu hết tài trợ cho nhiệt điện than bên ngoài Trung Quốc đang được cung cấp bởi các ngân hàng quốc Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc xây dựng các nhà máy với lực lượng lao động chủ yếu là người Trung Quốc .

Hình minh hoạ. Công nhân làm việc tại một nơi chuyển than lên tải ở Hà Nội năm 2012
Hình minh hoạ. Công nhân làm việc tại một nơi chuyển than lên tải ở Hà Nội năm 2012 (Reuters)

Martin David – Trưởng nhóm thực hiện các dự án Châu Á tại công ty luật quốc tế Baker McKenzie khi trả lời phỏng vấn của báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, cho biết “Khi hai trong số những đơn vị ủng hộ tích cực cho các dự án năng lượng tài trợ ở khu vực Đông Nam Á là các ngân hàng Nhật Bản và Hàn Quốc đã tránh xa việc tài trợ cho dự án than đốt, chúng tôi lại thấy họ được thay thế bởi các tổ chức tài chính Châu Á trong khu vực bao gồm các ngân hàng Malaysia và Trung Quốc.”

Trung Quốc thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hay các quốc gia đang phát triển khác nằm trong chiến lược lâu dài của họ. Thứ nhất, việc đầu tư xây dựng các dự án này nhưng luôn kèm theo điều kiện sử dụng các nhà thầu Trung Quốc, nguyên vật liệu từ Trung Quốc và công nhân thi công cũng từ Trung Quốc. Việc này sẽ dẫn tới Trung Quốc sẽ được lợi mọi đường, còn các quốc gia nhận dự án đứng trước nguy cơ trở thành “con nợ” của Trung Quốc, và do đó sẽ “lệ thuộc” mọi mặt vào Trung Quốc.

Bên cạnh việc trở thành một “nạn nhân” của bẫy nợ từ Trung Quốc thì như trong trường hợp Việt Nam, quốc gia này cũng đang trở thành một "bãi rác thải công nghệ” từ Trung Quốc. Trong khi thế giới đang cắt giảm điện than do chi phí cao và ô nhiễm môi trường, chính bản thân Trung Quốc cũng đang cho dừng hàng loạt nhà máy nhiệt điện, thậm chí là cấm cửa nhiệt điện thì trong nước, thì nhiệt điện than đang ngày càng phát triển và được sự cổ vũ của các nhóm lợi ích quan trọng trong nhà nước. Việc Trung Quốc cấm nhiệt điện than trong nước có thể khiến các dây chuyền nhà máy điện than chuyển sang Việt Nam. Việc này không phải là mới, khi trước đây Việt Nam đã phải gánh chịu các thiệt hại bởi các nhà máy đường và nhà máy xi măng có cộng nghệ lạc hậu từ Trung Quốc chuyển sang. Hiện nay, trong số 14 dự án nhà máy nhiệt điện than đang khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 10 nhà máy do Trung Quốc đầu tư. Có những dự án nguồn vốn vay Trung Quốc chiếm tới 80% tổng vốn đầu tư.

Lợi bất cập hại

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm không khí khiến hàng chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại 240.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước. mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí.

Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.

Vào cuối tháng 6 vừa qua tại Kenya, các thẩm phán của Tòa án môi trường quốc gia đã tạm dừng kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc ở gần thị trấn ven biển Lamu – Di sản thế giới Unesco vì các vấn đề liên quan đến môi trường.

Mới đây, chính quyền tỉnh Long An kiên quyết không chấp nhận các dự án nhiệt điện than, cho dù chính phủ Việt Nam chấp thuận và đã cho phê duyệt quy hoạch phát triển các dự án điện này.