Luật sư bị quấy rối vì tham gia bào chữa các vụ án chính trị?

Hôm 14 tháng 7, Luật sư Lê Trần Luật đã gửi một kiến nghị, đề nghị can thiệp khẩn cấp nhằm bảo vệ quyền hành nghề luật sư của ông.

0:00 / 0:00

Trong kiến nghị gửi cho ông Lê Thúc Anh (Chủ Tịch Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam) và Đoàn Luật Sư tỉnh Ninh Thuận, LS Lê Trần Luật, thành viên Đoàn Luật Sư tỉnh Ninh Thuận, kể rằng việc ông nhận lời bào chữa cho một số bị can, liên quan đến những vụ án mà lực lượng an ninh Việt Nam xác định là nhạy cảm về mặt chính trị, đã khiến ông bị lực lượng này quấy rối liên tục.

Tìm đủ mọi cách

Gần một năm qua, an ninh Việt Nam không chỉ bám sát LS Lê Trần Luật mà còn tìm đủ mọi cách ngăn cản việc đi lại của ông, kể cả khi ông về quê thắp nhang cho thân phụ.

Chỉ trong vòng 5 tháng, ông đã bị cơ quan an ninh mời làm việc hàng trăm lần, rồi bị khám xét nơi ở, chỗ làm việc, bị tịch thu phương tiện hành nghề.

Do tòa án một số tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang đang chuẩn bị đưa các vụ án "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoả Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” ra xét xử, với tư cách là người bào chữa cho các ông: Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh và bà Phạm Thanh Nghiên, ông Luật đề nghị Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và Đoàn Luật Sư tỉnh Ninh Thuận can thiệp khẩn cấp với cơ quan an ninh để ông được tự do hành nghề luật sư.

Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn ông để hỏi thêm về kiến nghị ông vừa gửi.

Trân Văn : Chúng tôi có đ ược đ ọc ki ến ngh ị mà ông g ửi cho Liên Đoàn Lu ật S ư Vi ệt Nam. Theo ki ến ngh ị, trong 5 tháng v ừa qua ông g ặp r ất nhi ều khó khăn?

LS Lê Tr ần Lu ật: Sự thực tôi cũng trải qua khá nhiều khó khăn. Khi một người bị đã bị ngăn cản quyền tự do đi lại thì mặc nhiên bị ngăn cản những quyền cơ bản khác, ví dụ như quyền có việc làm. Những hành động đó của an ninh là vi phạm pháp luật.

Chẳng có quy định nào của pháp luật cho phép ngăn cản quyền tự do trừ khi tôi bị một phán quyết hạn chế quyền tự do của toà.

Đối với trường hợp của tôi, họ ngăn cản quyền hành nghề luật sư của tôi, nhưng mà tai hại nhứt là hiện tại tôi khó có thể thực hiện được quyền bào chữa cho các bị can như trong đơn tôi đã trình bày.

Trân Văn: Ông có th ấy là vi ệc ngăn ch ặn đó ảnh h ưởng đ ến c ả quy ền đ ược bào ch ữa c ủa b ị can - b ị cáo trong các v ụ án hình s ự?

LS Lê Tr ần Lu ật : Chắc chắn như thế.

Giám định quan điểm bào chữa

Trân Văn : Th ưa ông, theo các quy đ ịnh pháp lu ật c ủa Vi ệt Nam thì lu ật s ư ph ải n ỗ l ực ở m ức cao nh ất đ ể b ảo v ệ quy ền l ợi cho thân ch ủ c ủa mình. Đ ọc đ ơn ki ến ngh ị ông g ửi cho Liên Đoàn Lu ật S ư Vi ệt Nam, xin ông cho bi ết trong th ực t ế có quy đ ịnh pháp lu ật nào đ ề c ập đ ến chuy ện các c ơ quan nhà n ước có quy ền và đ ược phép tr ưng c ầu giám đ ịnh bài bào ch ữa c ủa lu ật s ư không?

LS Lê Tr ần Lu ật: Tôi nghĩ đây là một việc làm hết sức sai trái của lực lượng an ninh khi họ trưng cầu (giám định) các bài bào chữa của tôi để quy kết tôi vi phạm Điều 88 về tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Trưng cầu như thế là hết sức sai trái bởi vì đó là quan điểm của tôi bào chữa cho thân chủ của mình. Nó dựa trên thực tế về hồ sơ vụ án và được toà chấp nhận cho trình bày công khai, tuy nhiên, họ vẫn quyết định trưng cầu những bài bào chữa.

Và cơ quan giám định đã đi đến kết luận rằng những bài bào chữa của tôi là hết sức phản động, là công khai "đứng về phe dân chủ". Họ có khởi tố không thì tôi chưa biết, nhưng chắc chắn là họ có bản trưng cầu. Điều này họ đã công khai trên tất cả các phương tiện truyền thông của Việt Nam.

Vào khoảng tháng 3 vừa rồi, Thông Tấn Xã Việt Nam đã đề cập đến kết luận trưng cầu số 70. Không phải mình tôi mà còn nhiều luật sư khác nữa. Tôi đã đọc và biết được có 3 luật sư mà họ trưng cầu các bài bào chữa như thế.

Trân Văn: Th ưa ông, hai lu ật s ư còn l ại là ai?

LS Lê Tr ần Lu ật: Tôi có thể cung cấp cho anh một người, còn một người thì tôi tạm thời không nói. Một người đang bị bắt, đó chính là LS Lê Công Định. Trong kết luận giám định số 70 đó có tôi và LS Lê Công Định; cả hai đều bị kết luận là "phản động và lợi dụng phiên toà để chống lại nước CHXHCN Việt Nam".

Vai trò Liên đoàn Luật sư?

Trân Văn: Th ưa Lu ật S ư, lúc đ ược b ầu làm ch ủ t ịch Liên Đoàn Lu ật S ư Vi ệt Nam, ông Lê Thúc Anh có cho bi ết r ằng ông ta s ẽ làm h ết s ức đ ể b ảo v ệ quy ền l ợi c ủa các lu ật s ư, và đó cũng là m ột trong nh ững m ục tiêu d ẫn đ ến s ự ra đ ời c ủa Liên Đoàn Lu ật S ư Vi ệt Nam. Ông có tin vào tính hi ệu qu ả c ủa ki ến ngh ị ông g ửi không?

LS Lê Tr ần Lu ật: Tôi hy vọng rằng Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam nói chung, ông Lê Thúc Anh nói riêng, và những người đồng nghiệp khác của tôi sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời để bảo đảm quyền tự do đi lại của tôi.

Khi tôi được bảo đảm quyền tự do đi lại thì khi đó tôi mới có thể thực hiện được quyền tự do về nghề nghiệp của mình, cụ thể là hoạt động luật sư để bảo vệ cho các nhà bất đồng chính kiến.

Trân Văn: Th ưa ông, trong giai đo ạn v ừa qua, khi ông g ặp r ất nhi ều c ản tr ở ho ạt đ ộng ngh ề nghi ệp, đã có l ần nào ông báo cáo nh ững đi ều đó cho Đoàn Lu ật S ư Ninh Thu ận không?

LS Lê Tr ần Lu ật: Tôi đã nhiều lần trình bày với Đoàn Luật Sư Ninh Thuận, và gần như là Đoàn Luật Sư Ninh Thuận họ cũng bất ngờ về thực trạng đang xảy ra với tôi, và họ vẫn rắp tâm loại tôi ra khỏi Đoàn Luật Sư Ninh Thuận mặc dù không có một nguyên cớ nào.

Tất nhiên là cho tới nay thì họ vẫn chưa thực hiện được ý đồ của họ. Ông chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Ninh Thuận có nói với tôi rằng thực ra Đoàn Luật Sư Ninh Thuận không muốn kỷ luật tôi, nhưng họ bị sức ép của chính quyền, họ bị sức ép của cơ quan an ninh, chớ thực sự là tôi không có vi phạm gì.

Quyền cơ bản của công dân

Hồi giữa tháng trước, ngay sau khi bắt LS Lê Công Định, ông Hoàng Kông Tư, Thiếu Tướng - Tổng Cục Phó Tổng Cục An Ninh đã tứng khẳng định: "Một trong những lý do để công an Việt Nam phải bắt LS Lê Công Định là vì ông đã lợi dụng việc bào chữa cho các đối tượng chống đối, xuyên tạc chống lại hiến pháp và pháp luật Việt Nam".

Tuy nhiên, sau khi bị cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng chỉ trích bởi ngăn cản quyền hành nghề của luật sư, đồng nghĩa với việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân.

Sáu ngày sau, lúc gặp Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Tổng Cục An Ninh của Bộ Công An Việt Nam đã chính thức đính chính, xin dẫn nguyên văn: "Việc Bộ Công An xử lý Lê Công Định là do những hoạt động vi phạm pháp luật, không phải do Định đã tham gia bào chữa cho một số bị cáo như thông tin của Hoa Kỳ và một số tổ chức khác ở nước ngoài."

Nếu đúng như vậy, công an Việt Nam tổ chức trưng cầu giám định các bài bào chữa của LS Luật cũng như vài đồng nghiệp khác của ông để làm gì?