2012: hoàn thành Bản tuyên bố nhân quyền của ASEAN?

Sau khi kết thúc cuộc họp nội bộ vào ngày 9/1/2012 tại tỉnh Siem Reap của Campuchia, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) vừa cho biết AICHR sẽ ra tuyên bố về nhân quyền ASEAN trong năm 2012.

0:00 / 0:00

Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về nhân quyền (AICHR) là ông Om Yin Tieng phát biểu trước báo giới rằng Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền đang soạn thảo tuyên bố nhân quyền ASEAN và sẽ tuyên bố trong năm 2012. Tuyên bố nhân quyền ASEAN đòi hỏi chính phủ các quốc gia Đông Nam Á chấp nhận và thực hiện đúng theo cam kết là phải tôn trọng quyền con người.

Những trở ngại do chế độ chính trị khác nhau

Vẫn theo ông, tại cuộc họp lần này các nước thành viên trong khối ASEAN đã đồng ý thảo luận và cam kết hoàn tất việc soạn thảo tuyên bố nhân quyền ASEAN trong năm nay, tuy nhiên Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền đã quy đinh rõ là việc soạn thảo tuyên bố vừa nói chỉ thực hiện trong phạm vi nội bộ, nghĩa là các tổ chức ngoài chính phủ (NGO) chuyên về nhân quyền không được phép tham gia thảo luận. Ông Om Yin Tieng phát biểu trước báo giới:

Vấn đề quan trọng của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền là phải hoàn tất tuyên bố nhân quyền ASEAN. Điều này có nghĩa rằng chính phủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phải có hành động cụ thể nhằm nâng cao tình trạng tôn trọng nhân quyền và bảo vệ nhân quyền trong nước.

Ông Om Yin Tieng

“Vấn đề quan trọng của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền là phải hoàn tất tuyên bố nhân quyền ASEAN. Điều này có nghĩa rằng chính phủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phải có hành động cụ thể nhằm nâng cao tình trạng tôn trọng nhân quyền và bảo vệ nhân quyền trong nước. Tuyên bố nhân quyền ASEAN buộc phải có giá trị hơn bản tuyên bố

Ông Om Yin Tieng, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về nhân quyền (AICHR) đang trả lời báo chí. Source Khmerization
Ông Om Yin Tieng, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về nhân quyền (AICHR) đang trả lời báo chí. Source Khmerization (Source Khmerization)

quốc tế nhân quyền và đây không phải là trò chơi mà đòi hỏi chính phủ của mỗi nước phải đi đến thực tế hơn.”

Tuy nhiên các tổ chức ngoài chính phủ theo dõi về nhân quyền đánh giá rằng Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền vẫn chưa am hiểu nhân quyền, thiếu hoạt động và minh bạch… Chỉ nhìn vào thành phần tham gia của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền là biết chính phủ của các nước đang biến mình thành công cụ để bao che cho những hành động vị phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở một số quốc gia Đông Nam Á.

Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Campuchia là ông Ou Virak nhận định rằng dự thảo nhân quyền ASEAN sẽ gặp không ít khó dễ và rắc rối khi các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã theo chế độ chính trị khác nhau, đặc biệt là Việt Nam, Lào, Myanmar là những nước theo chế độ Cộng sản và độc tài.

dự thảo nhân quyền ASEAN sẽ gặp không ít khó dễ và rắc rối khi các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã theo chế độ chính trị khác nhau, đặc biệt là Việt Nam, Lào, Myanmar là những nước theo chế độ Cộng sản và độc tài.

ông Ou Virak

Theo ông thì bằng mọi cách, chính phủ các nước Cộng sản và độc tài sẽ ngăn chặn các hoạt động vận động và bảo vệ nhân quyền, đồng thời không để Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền họat động độc lập bởi theo nguyên tắc ASEAN thì các nước thành viên không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó, Ủy ban này cần phải hối thúc Việt Nam, Lào, Myanmar và những nước đang lạm dụng nhân quyền thực hiện đúng theo cam kết và tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Campuchia trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN đã cam kết sẽ hoàn thành việc dự thảo tuyên bố nhân quyền ASEAN trong năm 2012. Và đây là một công việc lớn lao, đòi hỏi nhiều thảo luận, đồng thời phải có sự tham gia từ các tổ chức ngoài chính phủ chuyên về nhân quyền với mục đích thúc đẩy tuyên bố nhân quyền ASEAN có nội dung đúng theo tiêu chuẩn quốc tế; chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền ở khu vực Đông Nam Á.