[ Tải xuống - download Opens in new window ]
Nợ xấu như cam thối
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành một Việt kiều làm việc ở Hà Nội nói rằng chưa có chi tiết về đề án giải quyết nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước soạn thảo. Nhưng theo ông nguồn gốc nợ xấu xuất phát các ngân hàng thương mại và các ngân hàng phải tự giải quyết chứ không thể để cho người khác gánh nợ. Ông nói:
“Nợ xấu là một loại cam thối, thế thì Nhà nước mua loại cam thối đó với giá nào. Đây là vấn đề có thể tạo ra biết bao tiêu cực, chúng ta chưa được biết đề án của Ngân hàng Nhà nước là như thế nào thì chưa thể góp ý được. Nhưng nguyên tắc là không thể dùng tiền của nhân dân để mua nợ xấu của ngân hàng, mà để cho nhân dân phải gánh chịu những lỗi lầm của các ngân hàng được, không thể chấp nhận được.”
Nợ khó đòi và nợ có thể mất trắng của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, dù chỉ theo ước tính khiêm tốn 15% mà các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra thì cũng đã tương đương hơn 300.000 tỷ. Con số này dựa vào tổng dư nợ toàn hệ thống khoảng 2 triệu tỷ. Nợ xấu ngân hàng được cho là bao gồm hai phần quan trọng, với xuất xứ từ dư nợ bất động sản trị giá 1 triệu tỷ đồng và tình trạng thị trường đóng băng, phần thứ hai là từ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng trong bối cảnh hàng tồn kho tăng quá cao, đặc
biệt về sản phẩm trong lãnh vực xây dựng
...Nguyên tắc là không thể dùng tiền của nhân dân để mua nợ xấu của ngân hàng, mà để cho nhân dân phải gánh chịu những lỗi lầm của các ngân hàng được, không thể chấp nhận được
Ông Bùi Kiến Thành
Trả lời Nam Nguyên, GSTS Vũ Văn Hóa phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhận định:
“Ở nước ngoài có những ngân hàng có lịch sử hàng mấy chục năm thậm chí hàng trăm năm mà khi yếu kém nó cũng phải tự giải thể. Nhưng ở Việt Nam lại không dám làm như vậy, bởi vì quan điểm của chính phủ là không muốn một ngân hàng thương mại nào đổ vỡ vì sẽ ảnh hưởng cả hệ thống, tôi cho đó là một quan điểm. Nhưng quan điểm của những người nghiên cứu như chúng tôi thì cho rằng anh đã yếu kém nên cho phá sản, còn chuyện giải quyết đến mức độ nào thì còn tùy.
Bây giờ có việc sáp nhập ngân hàng nhưng tất cả mọi thứ nó chỉ là một con số cộng thôi, chứ nó không có sự thay đổi về chất ở bên trong. Sáp nhập hay không sáp nhập thì nó vẫn là như cũ, chỉ là đầu và tên ngân hàng thì giảm xuống nhưng cái vị trí và nhánh của nó thì không hề giảm xuống mà vẫn như cũ, tôi cho rằng nó chưa có sự thay đổi về chất về quản lý đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.”
Cam thối ai mua?
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, không thể hiểu chính phủ dựa trên cơ sở luật pháp nào, để nói là sẽ không để cho ngân hàng thương mại nào đổ vỡ trong lúc này. Ông nhấn mạnh:
“ Bất kỳ ngân hàng cũng như một doanh nghiệp nào nếu làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán thì phải giải quyết theo vấn đề phá sản…chứ không thể nói rằng các anh cứ việc làm bậy bạ, bê bối đi, nợ xấu ào ào lên và chúng tôi sẽ không cho anh phá sản, chúng tôi sẽ giải quyết cho các anh…như vậy là thế nào? Tôi thấy
điều này không hợp lý.”
Nếu làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán thì phải giải quyết theo vấn đề phá sản…chứ không thể nói rằng các anh cứ việc làm bậy bạ, bê bối đi, nợ xấu ào ào lên và chúng tôi sẽ không cho anh phá sản, chúng tôi sẽ giải quyết cho các anh
Ông Bùi Kiến Thành
Nhiều thông tin cho rằng nợ xấu quá lớn khó có công ty tư nhân nào có thể đảm đương, chuyên gia Bùi Kiến Thành từng có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tài chính ở nước ngoài nói rằng, nợ xấu phải do thị trường định giá. Nếu công ty mua bán nợ xấu là của Nhà nước thì việc định giá sẽ có thể là mảnh đất màu mỡ phát sinh tiêu cực tham nhũng. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Nếu cái nợ ấy đã xấu đã thối rồi thì giá trị còn bao nhiêu? ở bên Mỹ nhiều khi món nợ 100% bán ra chỉ 1% hoặc ít hơn nữa. Định giá những món nợ thối ấy là bao nhiêu thì chưa có tính được.”
Chuyên gia Bùi Kiến Thành đặt ra một câu hỏi là nếu công ty mua bán nợ xấu được thành lập theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước thì công ty này lấy đâu ra nhân lực để thu hồi nợ xấu cũng như thực hiện tái cấu trúc hàng chục ngàn doanh nghiệp.
Ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng, gánh nặng của nền kinh tế Việt Nam chính là khối nợ xấu khổng lồ, sự nguy hiểm của nó không chỉ riêng cho hệ thống ngân hàng thương mại mà ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế. Nhưng điều làm ông lo ngại nhiều hơn, là thực trạng chậm giải quyết nợ xấu đồng hành với việc không có lối ra cho nguồn tín dụng giá rẻ để cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Theo dòng thời sự:
- Tiếng Việt >Ngân hàng che dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu
- Kinh tế Việt Nam nửa năm: Những gì đáng chú ý?
- Giảm Phát Rồi Lạm Phát
- "Sướng như lãnh đạo…doanh nghiệp nhà nước"
- 31,000 doanh nghiệp giải thể- 93 ngàn DNNN "ma"
- Doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng?
- VN không đủ sức cứu các doanh nghiệp phá sản
- Lạm phát giảm mạnh trong tháng 6
- Việt Nam thâm hụt 685 triệu đô la
- Hạ lãi suất cho vay sẽ tác động doanh nghiệp ra sao?