Việt Long, phóng viên đài RFA
Cùng với hơn hai triệu đồng bào ta, rất nhiều văn nghệ sỹ trí thức miền Nam cũng đã phải bỏ nước ra đi sau biến cố 30/4 năm ấy. Người phải dứt áo ra đi nhưng tác phẩm thì còn ở lại. Đã 30 năm trôi qua, số phận của những bài ca, tiếng hát, tập văn, cuốn sách ấy nay ra sao?
Chúng đã phải trải qua những khó khăn gì của thời cuộc để có thể trụ lại trong lòng người mến mộ? Để tìm hiểu về vấn đề này, Việt Long của ban Việt ngữ đã hỏi chuyện bạn trẻ Lê Phương ở Hà Nội, mời quý thính giả đón nghe.
Lê Phương: Ở ngoài bắc nên dĩ nhiên là em biết nhiều đến thể loại nhạc, rồi thì sách truyện cách mạng hơn, nhưng cũng biết và thích khá nhiều tác phẩm của miền nam trước 75 đấy. Nói chung là người Việt Nam mà cho nên hễ bài hát, bài thơ nào viết bằng tiếng Việt mà hay thì em thưởng thức. Đấy là cái lẽ tự nhiên thôi.
Việt Long: Nhưng tôi được biết là cho đến nay thì vẫn còn rất nhiều bài hát, tác phẩm thơ, truyện rồi thì sách biên khảo, nghiên cứu của các văn nghệ sỹ, trí thức, học giả miền Nam trước 75 không được nhà nước cho phép lưu hành hay xuất bản, vậy thì làm sao bạn có thể biết đến như vậy?
Lê Phương: Những gì có giá trị thực sự thì tự nó sẽ tồn tại cùng với thời gian thôi. Tất nhiên không phải ai cũng biết đến những tác phẩm thơ nhạc, sách truyện đó nhưng phải nói rằng chính những người bộ đội, những cán bộ, văn nghệ sỹ, trí thức, những người dân miền Bắc khi vào Nam rồi trở ra ngoài này thì đã đem chúng theo và thế là tự dưng nó cứ lan toả dần dần thôi.
Việt Long: Lê Phương hay là những người mà bạn biết đấy có gặp khó khăn gì trong việc sưu tầm những văn hoá phẩm của giới văn nghệ sỹ, trí thức trước 75 không?
Những gì có giá trị thực sự thì tự nó sẽ tồn tại cùng với thời gian thôi. Tất nhiên không phải ai cũng biết đến những tác phẩm thơ nhạc, sách truyện đó nhưng phải nói rằng chính những người bộ đội, những cán bộ, văn nghệ sỹ, trí thức, những người dân miền Bắc khi vào Nam rồi trở ra ngoài này thì đã đem chúng theo và thế là tự dưng nó cứ lan toả dần dần thôi.
Lê Phương: Bây giờ thì có lẽ là cũng không khó khăn gì mấy, nếu nó có ở Việt Nam thì mình có thể mua được, kinh tế thị trường mà.
Nhưng dĩ nhiên vì mới chỉ có một số được cho phép xuất bản, lưu hành nên có rất nhiều nhạc phẩm, rồi thì sách truyện, tài liệu nghiên cứu bị tam sao thất bản. Có rất nhiều cái em chưa từng được nghe nói đến, hoặc có cái mình biết thì lại không tìm được. Xét về một khía cạnh nào đó thì nó cũng là một cái thiệt thòi cho người dân.
Việt Long: Lê Phương có thể đưa ra một cái ví dụ về chuyện tam sao thất bản mà bạn vừa nói không?
Lê Phương: Về sách sử hay là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu thì không đề cập ở đây. Một ví dụ mà em nghĩ có lẽ hầu hết ai cũng đã từng nghe nói đến đó là nhạc của Trịnh Công Sơn. Có phải bài hát nào của TCS cũng đều được nhà nước cho lưu hành đâu. Em đang tìm mãi cái bài "Để gió cuốn đi" mà vẫn chưa thấy, những bản mình có thì nó lại toàn bị vấp thôi, nghe cứ eo éo.
Việt Long: Bài đó mà cũng bị cấm sao?
Lê Phương: Không, bài đó thì không. Nhưng tiếng hát Khánh Ly thì vẫn chưa được chính thống công nhận. Đến ngay như báo chí trong nước hiện nay khi nhắc đến Khánh Ly nhiều lúc vẫn còn phải viết tắt là K.L cơ mà chứ mấy khi họ đã dám viết hẳn tên ra đâu.
Việt Long: Thế bạn có biết lý do tại sao mà một giọng hát như Khánh Ly lại vẫn chưa được công nhận không?
Lê Phương: Có lẽ là vì lý do quan điểm chính trị hay là thế nào đấy thì em cũng không rõ lắm.
Việt Long: Lê Phương vừa nhắc tới hai chữ chính trị thì tôi không rõ là bạn có biết cái thông báo số 1435 của Bộ VHTT, ra năm 91, hay không?
Nội dung của thông báo này là chính quyền Việt Nam hiện nay ra lệnh tạm không cho sử dụng các bài hát, bản nhạc của các tác giả đã xuất ngoại mà hiện vẫn chưa rõ thái độ chính trị của họ. Các nhạc phẩm của Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Việt Dũng, Nguyệt Ánh thì thậm chí là còn bị cấm hoàn toàn luôn.
Nội dung của thông báo này là chính quyền Việt Nam hiện nay ra lệnh tạm không cho sử dụng các bài hát, bản nhạc của các tác giả đã xuất ngoại mà hiện vẫn chưa rõ thái độ chính trị của họ. Các nhạc phẩm của Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Việt Dũng, Nguyệt Ánh thì thậm chí là còn bị cấm hoàn toàn luôn.
Lê Phương: Em nghĩ là cách tốt nhất và cũng rất hiển nhien là thưởng thức âm nhạc theo đúng cái giá trị tự thân của nó. Bài nào hay, lành mạnh, ca ngợi tình yêu giữa con người với con người, ca ngợi quê hương thì mình nghe thôi. Còn những bài mà nó không hay thì có bắt nghe chắc người ta cũng chẳng nghe. Dân thường nên mấy ai rành về chính trị đâu, cho nên đánh giá nghệ thụât mà cứ phải dùng lăng kính chính trị thì mệt lắm.
Việt Long: Thế bạn là một người dân trong nước thì bạn nghĩ thế nào về cái lệnh cấm đó?
Lê Phương: Chắc hẳn là khi ra lệnh cấm ấy thì ngành văn hoá họ có cái lý của họ. Là người dân thì mình không dám bình luận gì cả.
Thực ra do cái điều kiện cách trở bắc nam, hơn nữa lại suốt mấy chục năm chiến tranh nên ở ngoài bắc không phải ai cũng biết đến các tác phẩm của Phạm Duy cũng như nhiều văn nghệ sỹ miền nam khác, mặc dù rõ ràng cùng với Văn Cao, Trịnh Công Sơn thì Phạm Duy chính là một trong 3 tài năng âm nhạc xuất chúng nhất của Việt Nam.
Ở đây nó có một cái điều rất hài hước là trước đấy thì nhiều người họ không biết, nhưng vì cái lệnh cấm ấy được thông báo công khai trên báo chí nên nó kích thích sự tò mò.
Không ít người họ nảy sinh thắc mắc là không rõ tác phẩm của mấy ông bà nhạc sỹ, văn nghệ sỹ ấy có sức cuốn hút đến cỡ nào mà ngành văn hoá lại phải ra hẳn cái lệnh cấm như vậy. Và tò mò thì ắt là sẽ có người trong số ấy họ đi lùng để mà nghe, để mà xem thôi.
Việt Long: Đó là đối với một số nhạc sỹ, văn nghệ sỹ trước 75 mà ra nước ngoài thì chính quyền cư xử với các tác phẩm của họ như vậy.
Thế còn với những nghệ sỹ trẻ trong nước, thế hệ không tham gia vào chiến tranh ấy, như là Thu Phương, Bằng Kiều chẳng hạn mà ra nước ngoài thì sao?
Lê Phương: Trong nước thì cũng nói nhiều rồi, bản thân em thì không có ấn tượng lắm về chuyện đó.
cộng đồng người Vịêt bên hải ngoại thì tất nhiên là không có cái lệnh cấm nào tương tự như như thông báo của Bộ VHTT Việt Nam, nhưng qua việc tìm hiểu thì em thấy là dường như bà con bên đó cũng rất tránh những bài hát, sách truyện nào của miền Bắc mà nó gây gợi nhớ đến cuộc chiến 30 năm trước.
Mà thực ra em thấy thế này, cộng đồng người Vịêt bên hải ngoại thì tất nhiên là không có cái lệnh cấm nào tương tự như như thông báo của Bộ VHTT Việt Nam, nhưng qua việc tìm hiểu thì em thấy là dường như bà con bên đó cũng rất tránh những bài hát, sách truyện nào của miền Bắc mà nó gây gợi nhớ đến cuộc chiến 30 năm trước.
Việt Long: Á à, hay nhỉ. Sao bạn biết? Có thể đưa ra một ví dụ cụ thể minh chứng cho điều bạn vừa nói được không?
Lê Phương: Cái này thì nhiều lắm. Đơn cử như trường hợp bài hát của nhạc sỹ Văn Cao, lên mạng thì em thấy là bên hải ngoại nhiều người thích Văn Cao ghê lắm. Có lẽ phải tới hàng trăm ngàn bài viết về Văn Cao và các nhạc phẩm của ông ở trên mạng Internet.
Nhưng phải nói là rất hiếm khi thấy bà con mình bên đó nhắc đến bài “Mùa xuân đầu tiên”, mặc dù nó là một trong những bài đỉnh cao nhất của âm nhạc Văn Cao cũng như âm nhạc Việt Nam nói chung.
Việt Long: Chắc là bài hát đó sáng tác sau năm 75 đúng không, cho nên bà con hải ngoại mới ít biết như vậy?
Lê Phương: Vâng, hình như Văn Cao sáng tác bài đó năm 76 thì phải. Nhưng em thì em không cho đấy là lý do chính để bà con mình bên hải ngoại không biết đến nó.
Một cái mùa xuân bình thường, một mùa xuân của đoàn tụ và mong ước, là người Việt Nam lúc đó thì chắc là ai mà chẳng mong ước tiếng súng chấm dứt trên quê hương đất nước mình. Đấy là nội dung của bài hát đấy.
Việt Long: Cái điều mà bạn nói thì hẳn nhiên là ai cũng từng mong muốn, ai mà thích chiến tranh. Thật ra thì tôi cũng không biết đến bài hát ấy, nhung mà.... bạn nghĩ sao, bởi vì những người không nghe một tác phẩm nào thì hẳn cũng có cái lý của họ.
Bạn chắc cũng biết là sau cái biến cố 30/4/1975 thì chỉ có người lính miền Bắc mà còn sống là còn có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình thôi, còn hàng trăm ngàn quân-dân-cán-chính của miền nam lại phải lìa xa gia đình, khăn gói quả mướp, để gọi là đi học tập, cải tạo trong rừng thiêng nứơc độc mà chẳng cần xét xử gì cả suốt nhiều năm trời.
Cùng trong lúc đó thì bao nhiêu người bỏ lại tất cả tài sản, nhà cửa để liều lĩnh vuợt biên, thế là lại có thêm hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả, người còn sống thì bị biết bao nhiêu tai họa khác... Thế mà bảo họ thích một tác phẩm kiểu mùa xuân chiến thắng hay là mùa xuân hạnh phúc, ấm no, đòan tụ thì ... cũng ép nhau quá, phải không?
Lê Phương: Cái này thì em cũng có biết và cảm thấy rất đau lòng bởi vì tiếng súng đã ngưng nhưng cái sự hoà hợp hoà giải dân tộc của người Việt mình lúc đó nó vẫn chưa được thực hiện.
Thế nhưng thực ra thì cái bài hát ấy của Văn Cao nó đâu có làm gì nên tội mà lại bị xa lánh như vậy, nó một bài hát hay và đâu có kêu gọi người Việt Nam cầm súng bắn giết nhau đâu. Với em thì chỉ cần bài hát, cuốn sách, quyển truyện nào mà không kêu gọi đồng bào ta cầm súng bắn lẫn nhau thì em đều có thể thưởng thức. Thê là đủ.
Việt Long: Có phải ý bạn muốn nói là một số văn hoá phẩm mang tính cổ động chiến tranh thì đến thời hoà bình này nó đã không còn thích hợp nữa, phải không?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Lê Phương: Vâng. Mà cách đây ít phút thì Lê Phương vừa mới nghe lại cái bài "Giã từ vũ khí" do cố ca nhạc sỹ, ca sỹ Duy Khánh hát xong.
Chiến tranh, bom rơi đạn bắn, thù hận rồi sẽ phải bị bỏ lại phía sau. Anh lính nào cũng thế, đều mong ước về với con trâu, ruộng đồng, để lại đựoc nghe tiếng chuông chùa, được têm trầu cho mẹ... dựng lại căn nhà xưa, làm lại cuộc đời, tìm lại một thời thanh bình đã mất.
Cuộc sống nó đẹp như vậy đấy, và hiển nhiên là phải như thế, bình dị lắm nhưng rõ ràng là cũng không dễ gì mà có được nó.
Nói vậy để thấy cái chuyện hoà hợp hoà giải dân tộc thì nó là tự nhiên, từ trong tiềm thức của người Việt Nam chúng ta, từ ngay trong cái ước mơ của anh lính lúc xa nhà đi chiến đấu rồi. Hận thù nếu có rồi sẽ phải đựơc bỏ lại phía sau thôi.
Tất nhiên như mình thấy thì đơn giản nhất như ngay cái chuyện đánh giá bài hát, đánh giá văn thơ mà nhiều lúc cứ phải nhìn nhận qua cái lớp mây đen quá khứ, qua lăng kính chính trị như vậy thì kể cũng không dễ đâu.
Việt Long: Lê Phương vừa nhắc đến chuyện hoà hợp, hoà giải dân tộc thì thực ra tôi cũng đang định hỏi bạn ý này, vì thời điểm mà chúng ta trò chuyện cũng là đang dịp 30 năm kỷ niệm ngày biến cố 30/4/75 mà.
Câu hỏi của tôi là bạn có cho rằng việc Đảng và Nhà Nước cấm lưu hành phần lớn các văn hóa phẩm trước 75 và việc họ kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc là có liên quan đến nhau không?
Lê Phương: Do nhiều cái điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà ta đã biết thì người Vịêt nói chung phần lớn là không có cơ hội đựơc tìm hiểu hết về các tác phẩm giá trị của dân tộc mình trong suốt một giai đoạn lịch sử từ 54-75, mà tiếc rằng là cái lối suy nghĩ, đánh giá đó vì một số lý do, một số mục đích nào đó mà nó lại cứ kéo dài mãi thêm ra đến tận ngày hôm nay.
Đấy là điều rất dở, rất thiệt thòi cho cho chính người Việt Nam, nhất là lớp trẻ như bọn em trong việc tiếp cận với các thành tựu văn hóa, nghệ thuật và tri thức của dân tộc mình.
Do nhiều cái điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà ta đã biết thì người Vịêt nói chung phần lớn là không có cơ hội đựơc tìm hiểu hết về các tác phẩm giá trị của dân tộc mình trong suốt một giai đoạn lịch sử từ 54-75, mà tiếc rằng là cái lối suy nghĩ, đánh giá đó vì một số lý do, một số mục đích nào đó mà nó lại cứ kéo dài mãi thêm ra đến tận ngày hôm nay.
Còn cái chính sách hoà hợp, hoà giải dân tộc mà Đảng và nhà nước đưa ra thì rất là hay rồi. Cái chính sách ấy nó rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong nước.
Em hy vọng rằng là cùng với chính sách hoà hợp, hoà giải dân tộc của nhà nước, và nhất là với nỗ lực và tình cảm đồng bào của chính người Vịêt Nam chúng ta mà những cái ranh giới dù hữu hình hay vô hình hiện có nó sớm được xoá nhoà đi.
Người Việt Nam thì từ một bọc sinh ra, vậy nên mới có hai tiếng “đồng bào” chứ, nên không ai có thể ngăn cách chúng ta, chính người dân Việt Nam chúng ta, nhữgn đồng bào với nhau sẽ làm cái việc hoà hợp hoà giải dân tộc đó.
Việt Long: Và nếu giấc mơ đó của bạn thành sự thật thì bạn sẽ làm gì nào?
Lê Phương: Vâng, và khi ấy thì chắc chắn là ta có thể thoải mái tìm nhạc để nghe, tìm sách truyện thơ phú để đọc mà không phải e dè bất cứ thông báo hạn chế hoặc cấm đoán vô hình hay hữu hình nào từ cả hai phía.
Việt Long: Vâng, cảm ơn và chào bạn Lê Phương.