Đường lối “ngoại giao cây tre” trong thời gian qua giúp Việt Nam mở rộng và nâng cấp quan hệ ngoại giao với các nước lớn; tuy nhiên nhưng nó cũng tiềm ẩn một số rủi ro liên quan đến an ninh của đất nước này.
Lợi ích
2023 là năm giữa nhiệm kỳ của Trung ương Đảng khoá 13, cũng là năm mà Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện đường lối “ngoại giao cây tre” theo chỉ đạo của Trung ương. Trong đó, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với một loạt các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản … Năm 2024, quốc gia Đông Nam Á này dự kiến sẽ nâng cấp quan hệ với Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, đánh giá “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã tạo ra một mạng lưới quan hệ chính trị - ngoại giao rộng khắp nhiều mặt với tất cả các nước lớn và các tổ chức đa phương quan trọng trên toàn cầu:
"Điều này đã giú p Vi ệt Nam có được uy tín, vị thế cao trên cộng đồng quốc tế và hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam."
Việc mở rộng mối quan hệ này, theo thạc sỹ, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế Hoàng Việt, là một sự thành công của đường lối “ngoại giao cây tre”, được đẩy mạnh thực hiện từ năm 2021:
"Trước mắt, rõ ràng đó là một thành công rấ t l ớn của Việt Nam là đã l èo l ái và cân bằng được quan hệ giữa hai cường quốc này (Mỹ và Trung Quốc - PV).
Đặc biệ t l à hai cường quốc này đang trong một cuộc cạnh tranh rấ t l ớn khiến cho nhiề u qu ốc gia nhỏ, đặc biệ t l à các quốc gia ASEAN, ở trong thế khó xử, bởi vì nghiêng về phía bên nà o c ũng kẹt, mà không nghiêng thì cũng không được."
Cũng theo ông Hoàng Việt, điều quan trọng nhất của “ngoại giao cây tre” là làm sao duy trì được hòa bình trên đất nước và lãnh thổ Việt Nam thì mới có cơ hội để phát triển:
"Ít nhất trong 10 năm tới thì Việt Nam sẽ không xảy ra chiến tranh trê n di ện rộng. Bởi vì các mối đe dọa đối với Việt Nam là không c ó .
Việt Nam đang có một sự hoà ho ã n đối vớ i c ả Mỹ và Trung Quốc thì không có lý do g ì Trung Quốc gây chiến với Việt Nam nhưng mà những gây hấn xung độ t l ẻ tẻ trên biển đông thì thì vẫn c ó , hai chuyện đó khác nhau."
Rủi ro
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, từ nước Đức, chia sẻ quan điểm của mình với RFA qua email cho rằng thực tế bất kì quốc gia nào cũng phải có chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng luôn kiên định nguyên tắc của mình:
"Đảng Cộng sả n Vi ệt Nam nghĩ ra từ " ngoại giao cây tre" thực chất chỉ là để lòe dân. Tuy nhiên, Đảng Cộng sả n Vi ệt Nam không hề kiên định những nguyên tắc cơ bản như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn l ã nh thổ.
Nó thể hiện qua việc đảng Cộng sả n Vi ệt Nam liên tục bỏ phiế u c ó lợi cho quân xâm lược Nga ở Liên Hiệp Quốc, không dám lên á n Putin - qu ân Nga tàn sát người Ukraine vô tội. Cho nên, uy tín và sức ảnh hưởng của đảng Cộng sả n Vi ệt Nam không c ó ."
Cũng theo nhà hoạt động này, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng gay gắt, chiến lược "không chọn phe" của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không có được sự cam kết ủng hộ của các đồng minh, đe dọa trực tiếp và sống còn đối với lãnh thổ Việt Nam:
"Trung Cộng có thể tấn công Đài Loan và cũng có thể tấn công để chi ếm nốt các đảo ở Trường Sa bất cứ lúc nà o. Ch ưa kể Trung Cộng đã thiế t l ập căn cứ qu ân sự ở Campuchia đe dọa trực tiế p đế n Vi ệt Nam. Khi bị Trung Cộng tấn công, chắc chắn sẽ không có qu ốc gia đồng minh nà o gi úp hay hỗ trợ qu ân đội Việt Nam chiến đấu. "Không chọn phe" là tự mình cô lậ p m ì nh. "
Theo ông Trung, thực tế là các cường quốc châu Á khác mạnh hơn Việt Nam nhiều lần như Nhật Bản, Hàn Quốc, và có thể kể thêm Đài Loan, Úc, đều phải chọn phe. Tiềm lực quân sự Việt Nam quá yếu, phần lớn vì Đảng Cộng sản Việt Nam phải dành rất nhiều tiền cho ngành an ninh, công an để giám sát, khủng bố người dân Việt Nam để duy trì quyền lực bất hợp pháp. Cho nên khi xung đột nổ ra với Trung Cộng, theo ông, chắc chắn quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam không có một cơ may chiến thắng nào.
Quan điểm ngoại giao Việt Nam là sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, thực tế Việt Nam không thể làm hài lòng tất cả các quốc gia khác. Dù đã lựa chọn đứng ngoài cuộc để tránh rủi ro, nhưng Việt Nam vẫn chịu tác động tiêu cực từ sự cạnh tranh của các nước lớn. Vị giáo sư này nêu ví dụ là Việt Nam đã đình chỉ các hoạt động mua sắm vũ khí lớn từ Nga để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ, trong khi Nga liên tục ép Việt Nam thực hiện các cam kết hiện có:
"Hậ u qu ả là những kế hoạ ch hi ện đại h ó a Quân đội nhâ n d â n Vi ệt Nam đang bị trì ho ã n, và sự chênh lệ ch v ề sức mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng lớn hơn, mang lợi thế về cho Trung Quốc."
Ngoài ra, theo Giáo sư người Úc, còn một rủi ro khác gọi là “chi phí cơ hội”. Rủi ro này nảy sinh khi Việt Nam vì lo ngại sẽ chọc giận một cường quốc mà bỏ qua cơ hội hợp tác với một cường quốc khác có lợi cho mình.
Tương lai của “ngoại giao cây tre”
Khái niệm “ngoại giao cây tre” được cho là do ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị Ngoại giao ở Hà Nội năm 2016, sau khi ông giành được chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ hai.
Hội nghị Đối ngoại năm 2021, ông Trọng đã tái khẳng định chính sách đối ngoại của Đại hội Đảng khoá 13 rằng Việt Nam sẽ hình thành và phát triển trường phái “ngoại giao cây tre”.
Giáo sư Carl Thayer cho biết "Việt Nam á p d ụng khái niệm ngoại giao cây tre để nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản trong các chỉ đạ o ch ính sá ch đối ngoại và các chiến thuật linh hoạt cần thiết trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ n ó i ri êng, cũng như vớ i c ác cường quốc khác, với ASEAN và các thành viên của ASEAN."
Như vậy, đến hết năm 2023, "ngoại giao cây tre" đã đạt được một số thành tựu nhất định về mặt đối ngoại. Do đó, Theo giáo sư Carl Thayer, "ngoại giao cây tre" sẽ tồn tại trong tương lai vì nó phi ý thức hệ và được hình thành dựa trên chủ nghĩa thực dụng và lợi ích quốc gia:
"Lợi ích cơ bản của Việt Nam – mục tiê u c ủ a chi ến lược – duy trì độc lậ p v à tiến tới xã hộ i ch ủ nghĩa khó có thể thay đổi. Ngoại giao tre có nghĩa là cho và nhận một cách chiến thuật để đạt được mục đí ch l âu dà i. "
Đồng quan điểm, thạc sỹ Hoàng Việt nói “ngoại giao cây tre” sẽ vẫn tiếp tục bởi mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam là phải làm sao duy trì được hòa bình để có không gian phát triển. Bởi vì Việt Nam đã hiểu cái giá phải trả cho các cuộc chiến:
"Chính sá ch s ẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có "ngoại giao cây tre" ch ính là làm sao để không rơi vào một cuộc chiến mà những cuộc chiến đó thường là cu ộc chiến củ a c ác nước lớn đưa ra."
Ông Nguyễn Tiến Trung cho rằng thời gian tới, khi bất đồng giữa các nước lớn gay gắt hơn nữa, thì chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam sẽ đi vào ngõ cụt. Bất kì phe nào cũng không tin tưởng đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam.