Giám đốc Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Campuchia rời chức vụ

Ông Christophe Peschoux, giám đốc Cao Uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Campuchia, sẽ rời Phnom Penh trong tháng sau để giữ chức vụ mới tại Genève.Truớc đó Thủ tướng Hun Sen khiếu nại với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là ông Peschoux không lo làm việc của mình mà lại làm người phát ngôn cho phe đối lập.

0:00 / 0:00

Không bất ngờ

Ông Christophe Peschoux nói với báo Bưu điện Phnom Penh hồi tuần qua rằng ông được bổ nhiệm một vị trí mới trong văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Genève sau khi ông nạp hồ sơ hồi tháng 4 năm ngoái, với lý do gia đình vì con cái ông sẽ vào Đại học vào năm tới, và ông muốn sống ở Châu Âu vào thời điểm đó. Đây không phải là một quyết định bất ngờ.
Ông cho biết, trước đây đã có một bản tuyên bố của Hội đồng Nhân quyền tại Genève liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền tại Campuchia, vấn đề ông Sam Rainsy, trường hợp bà Mu Sochua phỉ báng Thủ tướng Hun Sen, cùng với một số báo cáo khiến Phnom Penh giận dữ. Sau đó Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thay thế ông Peschoux.
Ngày 27 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong phát biểu trước báo chí rằng Thủ tướng Hun Sen yêu cầu Tổng thư ký LHQ thay thế người đại diện Văn phòng nhân quyền của LHQ tại Campuchia. Ông Hun Sen cho rằng ông Peschoux không phải là người làm công việc nhân quyền mà là phát ngôn viên của đảng đối lập. Nếu như không thay thế ông Peschoux, chính phủ sẽ đóng cửa văn phòng tại Campuchia.

Nhà báo Dam Sith bị truy tố
Nhà báo Dam Sith bị truy tố (AFP photo)

mọi quyết định của họ (LHQ) về việc thay đổi, bổ nhiệm chức vụ mới hay áp dụng kỷ luật đều là quyền của họ

lãnh tụ đối lập Sam Rainsy

Ông Sam Rainsy, Lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy nói với Đài Á Châu Tự Do rằng việc chính phủ Hun Sen đò thay thế ông Peschoux vì muốn che dấu các tin tức vi phạm nhân quyền của họ. Vẫn theo ông Sam Rainsy, ông Peschoux là người làm việc tốt nên đã bị chính phủ cáo buộc can dự vào hoạt động chính trị ủng hộ các đảng phái đối lập. Ông Sam Rainsy nói tiếp, cáo buộc của chính phủ không đúng sự thật, hơn nữa, chính phủ Phnom Penh không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Hiệp Quốc. Ông Sam Rainsy nói:“Đây là chuyện nội bộ của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc có quyền chọn người đại diện, có quyền đánh giá phẩm chất công việc…Do đó, mọi quyết định của họ về việc thay đổi, bổ nhiệm chức vụ mới hay áp dụng kỷ luật đều là quyền của họ.”

Ba cáo buộc

Về vấn đề Chính phủ Phnom Penh với cá nhân ông, ông Christophe Peschoux nói với báo bưu điện Phnom Penh rằng ba cáo buộc chính đã nhắm vào cá nhân ông để biện minh là ông đã xa lánh chính phủ. Thứ nhất, ông không hợp tác với chính phủ, tất cả mọi thứ ông đã thực hiện trong bốn năm qua đều trái với chính phủ. Thực ra văn phòng của ông đã hợp tác với Chính phủ đến mức độ chưa từng có.
Thứ hai, ông là người phát ngôn của phe đối lập. Tất cả mọi người quen thuộc với công việc của ông biết rằng công việc này là hoàn toàn độc lập. Ông nói không ở cùng lề với Chính phủ. Ông không ở cùng lề với xã hội dân sự, và ông cũng không ở cùng lề với cộng đồng các nhà tài trợ. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ là hoàn toàn độc lập.... Điều này có thể không được đánh giá cao, nhưng cơ quan của ông là một tổ chức của Liên Hiệp Quốc với nhiệm vụ nhân quyền. Và ông rất rõ vai trò của ông là nói chuyện với mọi người tại đất nước này.
Yếu tố cáo buộc thứ ba là ông làm quá nhiệm vụ của ông. Ông Peschoux biện minh: các Cao Ủy trưởng và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đều hiểu rất rõ rằng ông có một nhiệm vụ tuyên truyền vận động công cộng, như Liên Hợp Quốc và văn phòng Cao ủy Nhân quyền tại Campuchia. Ông đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ tuyên truyền vận động công cộng này, theo một phương cách lịch sự và ngoại giao nhất mà ông có thể làm được.

Hết nhiệm kỳ

Giám đốc tổ chức nhân quyền LICADO Pung Chhiev Kek cho Đài Á Châu Tự Do biết hồi chiều thứ hai, ngày 28 tháng 3 rằng, việc ông Christophe Peschoux rời Campuchia sắp tới không liên quan đến lời yêu cầu hay dọa đóng cửa của Thủ tướng Hun Sen. Ông ấy viết đơn xin LHQ chuyển đi Genève vì ông nhiệm kỳ của ông tại Campuchia kết thúc vào tháng 4 tới. Ngoài ra, con cái của ông phải lên Đại học. Bà Phung Chhiev Kek nhận định thêm:

không phải tự nhiên Liên Hiệp Quốc thành lập văn phòng tại đây, mà đã có khoản thỏa thuận trong Hiệp ước Paris ngày 23 tháng 10 năm 1991.”

Bà Pung Chhiev Kek

“Tôi biết chính phủ muốn ông ấy rời Campuchia. Bây giờ ông ấy sẽ đi vì đã nộp đơn và được bổ nhiệm chức vụ mới tại Genève. Như vậy, tôi tin rằng sẽ không có vấn đề gì cả, ông Peschoux ra đi nhưng vẫn có người khác thay thế vì văn phòng vẫn còn. Cấp phó của ông sẽ được chỉ định tạm thời thay thế ông Peschoux. Chúng tôi cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Chính phủ không chấp nhận người đại diện văn phòng LHQ tại Campuchia, vì sợ người đại diện gặp rắc rối trong công việc của mình bởi vì chúng ta nên biết rằng, không phải tự nhiên Liên Hiệp Quốc thành lập văn phòng tại đây, mà đã có khoản thỏa thuận trong Hiệp ước Paris ngày 23 tháng 10 năm 1991.”

Xóm nhà chòi ven hồ Tonlesap
Xóm nhà chòi ven hồ Tonlesap (AFP photo)


Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của LHQ tại Campuchia trong nhiệm kỳ của ông Peschoux đã thẳng thắn phê bình Chính phủ Hoàng gia về vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ, cũng như động thái buộc phải trục xuất về nước các dân tộc thiểu số sang nước này xin tỵ nạn, hệ thống tư pháp thiếu độc lập và vi phạm quyền sở hữu đất đai. Bà Pung Chhiev Kek nhận định rằng, nếu chính phủ đuổi ông Peschoux ra khỏi Campuchia thì đó là vi phạm sự thỏa thuận trong Hiệp ước Paris. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của LHQ có nhiệm vụ giám sát tình hình nhân quyền tại Campuchia. Trong trường hợp cần thiết, văn phòng phải chọn người đại diện để báo cáo công khai tình hình nhân quyền lên Hội đồng Nhân quyền của LHQ.
Văn phòng này được thành lập vào tháng 10 năm 1993. Trung tâm Nhân quyền, bao gồm cả văn phòng của LHQ tại Campuchia được chính thức sáp nhập với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền 1998. Văn phòng hoạt động tại Campuchia theo yêu cầu của nghị quyết LHQ và với sự đồng ý của chính phủ Hoàng gia Campuchia. Văn phòng có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các nước thành viên quan tâm hỗ trợ nhiệm vụ của chính phủ để đáp ứng nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế nhân quyền đã được duyệt. Ông Christopher Peschoux là người đại diện thứ 4 của Cao ủy Nhân quyền tại Campuchia. Ông giữ chức Giám đốc văn phòng Cao ủy Nhân quyền tại Campuchia từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, sẽ rời Campuchia trong tháng 4 năm 2011.