Từ ngày hôm qua đến nay, có ít nhất hơn 200 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam được đưa về tỉnh Bình Phước và Tây Ninh của Việt Nam.
Phối hợp tốt giữa Campuchia và Việt Nam
Theo nguồn tin từ phó tỉnh trưởng tỉnh Krachê cho biết, sáng thứ tư ngày 30 tháng 6 ở tỉnh Krachê của Campuchia có tổ chức lễ đưa 124 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam về nước. Nguồn tin cho biết thêm, tổng số hài cốt này đã được đưa đến tỉnh Bình Phước ngay trong buổi sáng ngày thứ tư.
Số hài cốt đưa về Việt Nam hôm nay là kết quả của việc tìm kiếm trong đợt IX cũng như trong mùa khô năm 2009-2010. Nếu hài cốt còn nữa, thì hai bên sẽ thỏa thuận và tiếp tục tìm kiếm đưa sang Việt Nam.
Ô. Pong Bôpharith, PTT. tỉnh Krachê
Ông Pong Bôpharith, phó tỉnh trưởng tỉnh Krachê xác nhận rằng chính quyền tỉnh và ông có tham gia buổi lễ trên. Ông cho biết: "Có 124 hài cốt quân tình nguyện trong đợt IX của năm 2009-2010. Trong cuộc lễ chúng tôi có đọc bài báo cáo của hai tỉnh (Krachê-Bình Phước), sau đó cầu siêu và đưa tất cả hài cốt lên xe đưa về Việt Nam. "
Ngoài ra ông cho biết thêm, số hài cốt đưa về Việt Nam hôm nay là kết quả của việc tìm kiếm trong đợt IX cũng như trong mùa khô năm 2009-2010. Nếu hài cốt còn nữa, thì hai bên sẽ thỏa thuận và

tiếp tục tìm kiếm đưa sang Việt Nam.
Ông cũng nhấn mạnh, trong quá trình tìm kiếm vừa qua cũng có sự hợp tác tốt giữa nhân viên công lực và nhân dân Kampuchia: Đại ý là “Bên Việt Nam là những người tìm kiếm, nhưng có lực lượng chuyên ngành của mình kết hợp với chính quyền địa phương. Đặc biệt nhân dân địa phương là những người biết rõ địa phận.”
Đây là chính trị của Việt Nam. Họ đang thể hiện cho Quốc tế thấy rằng họ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền nhân dân của họ. Đây chỉ làm cho thế giới quan tâm thôi và thấy họ không bỏ rơi quân tình nguyện của họ như Mỹ từng làm.
Ô. Thạch Sêtha, đảng đối lập
Về vấn đề đưa hài cốt quân tình nguyện Việt Nam về các tỉnh láng giềng của Kampuchia, Ủy viên Hội đồng thành phố Phnom Penh, ông Thạch Sêtha, thuộc đảng đối lập có ý kiến rằng: “Đây là chính trị của Việt Nam. Họ đang thể hiện cho Quốc tế thấy rằng họ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền nhân dân của họ. Đây chỉ làm cho thế giới quan tâm thôi và thấy họ không bỏ rơi quân tình nguyện của họ như Mỹ từng làm. ”
Phương cách tìm kiếm
Vào ngày thứ ba vừa qua tại tỉnh Kampong Chàm và tỉnh Kampong Thom cũng có tổ chức lễ theo tương tự và có đưa 83 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam về tỉnh Bình Phước và Tây Ninh.
Ông Chhun Chhuân, tỉnh trưởng tỉnh Kampong Thom và là kiêm cố vấn Thủ tướng Hun Sen cho Đài Á Châu tự do biết, có gần 200 người đến tham dự cuộc lễ hôm đó. Trong đó, có lực lượng vũ trang, cán bộ công chức và bà con trong tỉnh. Ông Chhun Chhuân cho biết rằng đây là lễ lần thứ IX trong

khi lần I được đưa về trong mùa khô năm 2001-2002 và lần này đưa được 30 hài cốt, tổng số hài cố đã đưa về Việt Nam từ trước đến nay khoảng 830 hài cốt: “Bàn giao theo sự khảo sát tìm kiếm của đội quân tình nguyện Việt Nam. Họ tự nghiên cứu tìm kiếm nhưng tỉnh thành lập một Ủy ban để kết hợp và bảo vệ họ trong quá tình tìm kiếm. ”
Mình chỉ kết hợp với họ để bảo vệ họ. Còn vấn đề tìm kiếm là họ tự tìm kiếm vì họ có bản đồ của họ. Mình thì không biết, tỉnh không biết địa điểm hài cốt. Họ biết, họ đến họ bấm theo từng điểm và dẫn mình đi, còn chính quyền tỉnh có nhiệm vụ bảo vệ.
Ô. Chhun Chhuân, TT. tỉnh Kampong Thom
Ông Chhun Chhuân nói về cách thức tìm kiếm hài cốt quân tình nguyện Việt Nam như sau: “Đội quân tình nguyện tìm kiếm hài cốt của Việt Nam có 15 người và bên Việt Nam họ tự đến nhận bởi quân đội tình nguyện của họ là người tự tìm kiếm. Mình chỉ kết hợp với họ để bảo vệ họ.
Còn vấn đề tìm kiếm là họ tự tìm kiếm vì họ có bản đồ của họ. Mình thì không biết, tỉnh không biết địa điểm hài cốt. Họ biết, họ đến họ bấm theo từng điểm và dẫn mình đi, còn chính quyền tỉnh có nhiệm vụ bảo vệ. Sau đó mình tổ chức lễ đưa hài cốt quân tình nguyện Việt Nam cho bên Việt Nam. Mặt dù họ là người tìm kiếm, nhưng mình là chủ nhà, mình phải tổ chức lễ đưa hài cốt cho họ theo sự thỏa thuận giữa hai chính phủ của hai nước. "
Xin được nhắc lại, công tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam mất tích tại Kampuchia đuợc khởi sự tiến hành hồi năm 2001-2002, theo thoả thuận giữa hai chính phủ Phnom Penh và Hà Nội là cho chính phủ Hà Nội đến tìm kiếm hài cốt quân nhân đã mất tích trong quá trình đấu tranh chống chế độ Khmer đỏ.