Có thể nói xứ Chùa Tháp sẽ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao với các đối tác quốc tế khác, nhưng các nhà phân tích vẫn còn nghi vấn liệu Campuchia có khả năng giúp giải quyết xung đột trong khu vực không? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Sự hỗ trợ của các quốc gia bạn và TTK. ASEAN
Tổng Thư Ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan và Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã đồng ý thành lập nhóm công tác chung nhằm giúp đỡ và ủng hộ nước này chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Hai bên thỏa thuận tăng cường hợp tác để xứ Chùa Tháp có thể dựa vào sự ủng hộ và hợp tác đó tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia trong khối ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực, Cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Cuộc họp thảo luận chính trị, an ninh kinh tế và văn hóa trong khối ASEAN vào năm 2012.
Chuyến thăm chính thức của Tổng Thư Ký Hiệp hội ASEAN tại Campuchia đã bàn sâu rộng tiến triển Hội nghị và cuộc họp giữa các nước trong khối ASEAN và các nước đối tác phát triển quốc tế khi các nhà phân tích nói rằng chính phủ Phnom Penh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề tranh chấp biên giới, đặc biệt là những căng thẳng tại Biển Đông mặc dù vào ngày 22 tháng 12 vừa qua Tổng Thư Ký Hiệp hội ASEAN hứa hẹn sẽ giúp đỡ và ủng hộ xứ Chùa Tháp để vượt qua những thách thức.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng từng phát biểu Campuchia quyết tâm để chuẩn bị thành công các cuộc họp quan trọng vừa nói nhằm khẳng định rằng năm 2012 là năm nhiều thành công nhất của ASEAN, là năm nổ lực nhất của ASEAN trên việc hợp tác khu vực trong ba trụ cột về an ninh, văn hóa xã hội và hội nhập kinh tế. Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Campuchia quyết tâm để chuẩn bị thành công các cuộc họp quan trọng vừa nói nhằm khẳng định rằng năm 2012 là năm nhiều thành công nhất của ASEAN, là năm nổ lực nhất của ASEAN trên việc hợp tác khu vực
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Tổng Thư Ký Hiệp hội ASEAN Surin Pitsuwan phát biểu trước báo giới ngày 22/12 thành viên của ASEAN và các nước đối tác sẽ cùng ủng hộ Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào cuối tháng này. ASEAN sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình với mục đích lập một cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015.
Ông nhấn mạnh các thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN hứa hẹn sẽ hợp tác và ủng hộ Campuchia làm chủ tịch ASEAN và ASEAN sẽ là một tổ chức có được thành công như cộng đồng Châu Âu. Ông Surin Pitsuwan nói rằng chỉ còn ba năm nữa là phải lập cộng đồng kinh tế ASEAN bên cạnh các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt quốc tế đang theo dõi ASEAN, nhất là lúc Campuchia làm chủ tịch luân phiên ASEAN, ông cùng các nước liên quan sẽ nỗ lực hết mình để ủng hộ xứ Chùa Tháp tiến đến thành công lập cộng đồng kinh tế này. Ông nói thêm các nước thành viên ASEAN đã
bày tỏ tin tưởng ASEAN sẽ phát triển dưới vai trò chủ tịch của Campuchia.
Những thách thức phía trước
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập vào năm 1967 để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Myanmar, Lào và Campuchia.
Các nhà phân tích nói rằng Campuchia sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để hòa giải những bất đồng và tranh chấp biên giới của chính họ với Thái Lan. Càng khó khăn hơn là tranh chấp giữa nhiều thành viên ASEAN và Trung Quốc và Biển Đông.<br/>
Các nhà phân tích nói rằng Campuchia sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để hòa giải những bất đồng và tranh chấp biên giới của chính họ với Thái Lan. Càng khó khăn hơn là tranh chấp giữa nhiều thành viên ASEAN và Trung Quốc và Biển Đông. Còn vấn đề thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và phòng chống thiên tai cũng là một trong những vấn đề khó khăn.
Tiến sĩ Lao Monghai, nhà phân tích chính trị độc lập nhận xét rằng vai trò Chủ tịch ASEAN của Campuchia thúc đẩy cộng đồng ASEAN tiến tới việc thành lập cộng đồng kinh tế năm 2015, liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thì không thành vấn đề nhưng Campuchia sẽ phải đối phó với những tranh chấp Biển Đông vì ASEAN đã chịu ảnh hưởng chính trị của Mỹ và Trung Quốc.
Theo tiến sĩ thì Campuchia vẫn thiếu nguồn nhân lực, ngược lại thì phải đối mặt với ba thách thức lớn. Thứ nhất là tranh chấp ở khu vực biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Thái Lan có thể không nghe Campuchia tỏ rõ hợp tác giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới gần đền Preah Vihear vì Thái Lan cho rằng xứ Chùa Tháp tận dụng vai trò Chủ tịch ASEAN để gây áp lực, giải quyết vấn đề thiếu minh bạch khách quan và thiếu hợp tác…
Thứ hai, căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam; hoặc Trung Quốc cùng với một số thành viên ASEAN. Trung Quốc vẫn giữ lập trường là muốn giải quyết vấn đề Biển Đông song phương còn hơn hòa giải đa phương như sự mong muốn của khối ASEAN.
Trong khi đó, Trung Quốc là nước tài trợ cho Campuchia nhiều nhất. Hàng loạt viện trợ mới trao nằm trong thỏa thuận giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Hun Sen đưa ra trong chuyến thăm của ông Hun Sen sang Thượng Hải hồi tháng 5/2010. Theo thỏa thuận này, hồi tháng 6/2010, Trung Quốc đã viện trợ 257 xe quân sự cho Campuchia, và nhiều tiền viện trợ khác vô điều kiện.
Campuchia sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm trung gian, vì giảm bớt hay gây áp lực lên Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết những tranh chấp Biển Đông hoàn toàn không đơn giản vì xứ Chùa Tháp đang phải chịu nhiều áp lực từ cả hai nước.
Tiến sĩ Lao Monghai
Đối với Trung Quốc, trong quý I/2011, Campuchia nhập khẩu đạt tới 456 triệu USD, tăng 189% và xuất khẩu của Campuchia đạt 42 triệu USD, tăng 143% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này là kết quả của sự hợp tác kinh tế đang lên giữa hai nước. Chỉ trong tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Hun Sen trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc, ký kết tới 16 văn kiện hợp tác trị giá tới 6,4 tỷ USD từ lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở đến các hợp đồng thương mại.
Thứ ba năm 2012 là năm Campuchia và Việt Nam chọn làm năm Hữu nghị của hai nước, hai bên kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 8/12 vừa qua, hai bên đã cùng ký tuyên bố chung là nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện giữa các cơ quan lập pháp và hành phái hai nước. Khuyến khích mở rộng hợp tác, giúp lẫn nhau. Campuchia và Việt Nam khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều tăng gấp hai lần trong 5 năm tới, đạt 5 tỷ USD.
Tiến sĩ Lao Monghai nói rằng nếu quan sát về mặt chính trị thì Campuchia sẽ gặp cản trợ khiến cộng đồng ASEAN thất vọng vì nước này đang nợ nầng Trung Quốc rất nhiều trong lúc Trung Quốc đang đe dọa đến an ninh chính trị và tranh chấp Biển Đồng.
Campuchia sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm trung gian, vì giảm bớt hay gây áp lực lên Trung Quốc và Việt Nam để giải quyết những tranh chấp Biển Đông hoàn toàn không đơn giản vì xứ Chùa Tháp đang phải chịu nhiều áp lực từ cả hai nước.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á có mục tiêu kết nối các thành viên tiến gần hơn tới một cộng đồng kiểu liên minh Châu Âu, lập một khu vực tự do thương mại duy nhất cho khu vực gồm 500 triệu dân. Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ, các quốc gia tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng sự toàn vẹn lãnh thổ. Có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hợp tác hòa bình khu vực, an ninh và hội nhập kinh tế…
Trước đó, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cho biết Campuchia đảm bảo hoàn thành vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2012. Campuchia cương quyết nỗ lực để lập một liên minh kinh tế trước năm 2015.
Với vai trò Chủ tịch, Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên khác tiến hành các hoạt động cụ thể đẩy nhanh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, thúc đẩy phát triển và thắt chặt tất cả mọi lĩnh vực gồm cơ sở hạ tầng, cơ quan, công dân, giúp đỡ và trao đổi một cách thành công.
Campuchia sẽ thay thế Indonesia, nước đã sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN để làm trung gian hòa giải tranh chấp biên giới Campuchia – Thái Lan, và giúp giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông.
Về những thách thức trong năm Chủ tịch ASEAN 2012, Campuchia phải đối phó với khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch bệnh… Ngoài ra, Hiến chương và các lộ trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN cũng đang đòi hỏi được triển khai vào thực tiễn.
Theo dòng thời sự:
- Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Campuchia
- ASEAN tìm giải pháp việc tranh chấp đền Preah Vihear
- Campuchia mời Thái tham dự đàm phán về biên giới
- Thủ Tướng Hun Sen kêu gọi Thái Lan ký kết ngưng bắn
- Sau vụ chạm súng Campuchia kiện Thái Lan lên Liên Hiệp Quốc
- Thái Lan không cần sự trung gian hòa giải của LHQ
- UNESCO kêu gọi Campuchia-Thái Lan tôn trọng công ước di sản thế giới
- Campuchia kêu gọi LHQ can thiệp – Thái Lan bác bỏ cáo buộc xâm lược