Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trúng thầu này của Trung Quốc. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.
Những loại hợp đồng bán nước
Hợp đồng EPC hay còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ khâu thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu xây lắp và vận hành.
Nghĩa rằng, nhà đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm từ A đến Z cho nhà thầu đảm trách. Tuy nhiên, con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.
con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.<br/>
Theo một bài báo mới đăng tải gần đây trên tờ Kinh Tế Sài Gòn cho thấy, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… cung cấp vốn ODA cho Việt Nam họ chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc hầu như lại chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp năng lượng và khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó phải kể đến 6 nhà máy nhiệt điện, các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc thực hiện. Về cơ bản, thường thì các quốc gia cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì các nhà thầu của nước đó mới được tham gia.
Về vấn đề này, nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đồng thời cũng là người viết nhiều cuốn sách nghiên cứu về Trung Quốc, hiện đang sinh sống tại Pháp nhận xét:
Trung Quốc tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ở vùng sát biên giới Trung Quốc hoặc những vùng Tây Nguyên của mình chứ họ không bao giờ khai thác ở vùng đồng bằng. Ngoài
khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt – Miên – Lào và sát biên giới Trung Quốc.
Ngoài khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt-Miên- Lào và sát biên giới Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Huy
Cũng theo lời ông Huy thì Trung Quốc không nhắm trực tiếp vào vấn đề kinh tế, mà là vì lợi ích lâu dài của họ ở vùng Đông Nam Á. Do đó Trung Quốc đầu tư vào những vùng chiến lược tại Việt Nam để đặt những cơ sở, phòng khi có bất lợi thì chính những cơ sở tại địa phương này sẽ ngay lập tức can thiệp và giải quyết.
Ngoài ra ông cũng giải thích hiện nay có sự phát triển không cân bằng giữa vùng biển phía Đông của Trung Quốc với vùng lục địa, nhằm tránh hố sâu giầu nghèo ngăn cách này, Trung Quốc phải phát triển một con đường khác từ phía Vân Nam, Quảng Tây xuống vịnh Thái Lan, nên họ tập trung vào con đường dọc phía bắc Lào, sát biên giới Việt Nam. Chính vì vậy, phía Trung Quốc tập trung nắm giữ vùng biên giới Tây Bắc và vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
Khác biệt giữa tư nhân và nhà nước
Quay lại với câu chuyện đấu thầu, Luật đấu thầu không khống chế vấn đề xuất xứ thiết bị và công nghệ khi xét duyệt một gói thầu, mà Luật đấu thầu tập trung vào các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình và nhất là giá cả. Vì thế, khi nhà thầu Trung Quốc chào thầu với một mức giá thấp nhất, thì họ dễ dàng được chấp nhận, còn chuyện thẩm định về chất lượng hay hiệu quả một dự án lại là chuyện “hạ hồi phân giải.” Giải thích về các điều kiện đấu thầu, anh Nghiêm Bá Hưng, trung tâm thông tin của Hiệp Hội Các Nhà Thầu Việt Nam cho biết:
Hiện nay khi nói về các nhà thầu Trung Quốc thì có một số vấn đề, có rất nhiều dự án về năng lượng, về điện lực là do Trung Quốc bỏ tiền ra cho vay để làm và họ cũng đưa các thiết bị máy móc của họ vào. Một điểm thứ hai cũng là lỗ hổng về mặt pháp lý, nếu mình nhớ không nhầm, vẫn đặt chế độ anh nào có giá bỏ thầu thấp nhất thì thắng. Nhưng cái đó không quy định chất lượng, hiệu quả. Nếu nói rẻ nhất thì chưa chắc
đã rẻ nhất, đó cũng là lỗ hổng trong chính sách của mình.
Với những dự án lớn như năng lượng, điện lực, luyện kim…do ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái thậm chí cả những chuyện “chiến lược” như lời ông Huy nói, thì giá cả không thể là vấn đề ưu tiên hàng đầu, mà ở đây, khi duyệt thầu, yếu tố chất lượng về mặt dài hạn mới là điều kiện tiên quyết.
Cũng liên quan về các điều kiện đấu thầu dự án EPC, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết:
Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng.
Ông Phạm Sỹ Liêm
Luật Đấu thầu chỉ đưa ra những nguyên tắc chung thôi, còn điều kiện đưa ra để đấu thầu thì do chủ đầu tư đưa ra. Chủ đầu tư mà không quan tâm đến xuất xứ, thì không yêu cầu xuất xứ, còn chủ đầu tư quan tâm đến xuất xứ thì họ yêu cầu, chứ không phải tất cả các chủ đầu tư không quan tâm đến xuất xứ cả.
Chủ đầu tư mà không đưa xuất xứ, thì thực ra, một số chủ đầu tư chủ yếu là của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, thì chủ ý họ đã chọn nhà thầu nào rồi. Cho nên đấu thầu như vậy không minh bạch, cho nên dư luận cũng đã nhiều lần nói đến chuyện này. Nhiều khi vì tham rẻ và cũng do thiếu am hiểu về mặt kỹ thuật nên mới chấp nhận. Bây giờ qua thực tế mấy năm mới dần dần vỡ lẽ ra giá rẻ không tốt, cho nên hiệu quả kém.
Ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho biết thêm, nếu các chủ đầu tư là các công ty tư nhân thì họ rất cẩn trọng trong việc duyệt thầu, còn với các doanh nghiệp Nhà nước thì nhiều khi không được rõ ràng, ông cho biết tiếp:
Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng.
Ngoài hình thức cho Việt Nam vay mượn để từ đó đưa máy móc, thiết bị nhân công sang Việt Nam, nhất là khai thác ở các vùng chiến lược thì Trung Quốc còn sử dụng các mối quan hệ để có thể trúng thầu, mà người Trung Quốc gọi là “Guan xi” về chuyện này, ông Liêm nhận xét thêm:
những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết
Ông Phạm Sỹ Liêm
Theo những gì tôi biết, thì người Trung Quốc giao dịch theo kiểu quan hệ rất giỏi, người ta gọi là “guan xin” rất giỏi, tôi chỉ biết như vậy thôi.
Khác với các nước phương Tây đấu thầu dựa trên năng lực thực sự thì bằng các mối quan hệ, người Trung Quốc “đi cửa sau” cho những gói chào thầu của mình. Ông Nguyễn Văn Huy trình bày thêm:
Người Trung Quốc thì ngược lại họ đi thẳng đến những người lãnh đạo, những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng
chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết, họ tìm cách mua chuộc không phải là tìm cách bỏ phong bì cho các người đó có tiền mà làm bằng mọi cách để người đó thấy rằng họ có giá trị hoặc là khi ký hợp đồng với Trung Quốc họ được đối xử tử tế, ưu đãi hơn so với người khác. Chính vì vậy, tôi thấy khác với các nước phương Tây, họ dùng đồng tiền, uy tín và tình cảm mua chuộc các người cán bộ.
Và hệ luỵ từ những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu sẽ là câu chuyện của việc lệ thuộc vào thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế, họ được phép mang sang Việt Nam mọi thứ từ những con bù lon, ốc vít, đến cả những lao động phổ thông, mà hiện giờ báo chí trong nước đang lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc độc quyền tiến hành dự án, thì việc chậm tiến độ, chèn ép công ty nội địa là chuyện chắc chắn không tránh khỏi. Hơn nữa, khi những gói thầu này Trung Quốc nắm giữ, cũng sẽ khiến tình trạng nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng hơn.
Những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu là cả một câu chuyện dài, vừa bắt nguồn từ phía chủ quan do luật đấu thầu Việt Nam còn nhiều kẽ hở, từ phía các chủ đầu tư doanh nghiệp Nhà nước và cũng vừa bắt nguồn từ phía khách quan của Trung Quốc muốn khai thác và chiếm giữ những lĩnh vực chiến lược Việt Nam. Vì thế, chúng tôi xin trích dẫn lời T.S Nguyễn Quang A để kết thúc bài viết. Tiến Sĩ A cho rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân, cách làm EPC là cách làm thông dụng, chẳng có gì phàn nàn. Có lẽ cái đáng phàn nàn là ở chính chúng ta.”
Theo dòng thời sự:
- Nghi vấn Trung Quốc thắng thầu nhờ "đi đêm"
- Nếu Việt Nam và Trung Quốc ngừng buôn bán
- Bình Thuận: TQ sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng
- Trung Quốc tăng giá điện bán cho Việt Nam
- Tẩy chay hàng Trung Quốc?
- Đồ chơi độc hại của Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
- Việt - Trung gia tăng hợp tác kinh tế thương mại
- TQ nới lỏng chính sách đưa tin về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Gạo Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc
- Đồ chơi Trung Quốc gây nguy hại xuất hiện tại VN