Với chủ đề “Phản ứng của khu vực”, những người nghiên cứu tại tổ chức này cảnh báo về khả năng xung đột vũ trang tại biển Đông. Liệu đây là một cuộc chiến không tránh khỏi và những giải pháp nào có thể làm giảm căng thẳng?Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG để tìm hiểu.
Trung Quốc hung hăng hơn
Quỳnh Chi: Hồi tháng tư, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có ra phần 1 bản báo cáo mang tên "Khuấy động biển Đông" trong đó nói rằng từ giữa năm 2011 thì Trung Quốc có một chiến thuật ít cương quyết hơn. Liệu nhận xét đó bây giờ còn đúng không thưa bà?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Như chúng tôi đã cảnh báo trong bản báo cáo đầu tiên về biển Đông, nếu Trung Quốc không có một chính sách bao quát nhất quán thì sẽ khó duy trì một lối tiếp cận ôn hòa hơn. Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn. Việc này thể hiện bằng những phản ứng mạnh mẽ của nước này trước những tuyên bố chủ quyền của nước khác trong vùng tranh chấp. Trung Quốc đã cho tàu thực thi pháp luận dân sự nấn ná tại bãi cạn Scarborough và gia tăng áp lực kinh tế lến các nông sản của Philippines.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa nhằm phản ứng lại việc Hà Nội thông qua luật biển Việt Nam. Việc chuyển đổi thái độ từ ôn hòa sang hung hăng một phần vì do Bắc Kinh không hài lòng với hiệu quả của việc nước này cải thiện mối quan hệ với các nước có tranh chấp. Trung Quốc cho rằng những cách thức này không mang đến kết quả nào trong việc giảm bớt sự phản đối của các nước tranh chấp, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Một nhân tố khiến Trung Quốc cương quyết hơn là vì nước này quan ngại đối với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thực hiện chính sách cân bằng tại Châu Á.
Quỳnh Chi: Với những hoạt động gần đây của Trung Quốc, bà đánh giá mức độ kiên quyết của nước này trong vấn đề biển Đông là như thế nào?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Trung Quốc rõ ràng rất quyết đoán trong việc khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông. Sự kiên quyết này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm chính trị, địa chiến lược và kinh tế. Thậm chí trong lúc Bắc Kinh cố gắng cải thiện quan hệ với những nước tranh chấp thì nước này vẫn không thay đổi vị trí những vùng tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng những diễn biến mới nhất là dấu hiệu cho thấy có sự tăng cường chỉnh đốn giữa các thành phần khác nhau trong chính phủ Trung Quốc. Nó cũng cho thấy những nhân vật lãnh đạo đã đặt lợi ích cá nhân đứng sau vấn đề biển Đông.
Quỳnh Chi: Trong phần hai của bản báo cáo về biển Đông, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có nói đến việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Bà có nghĩ đây là một dấu hiệu tích cực?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Việc quốc tế hóa tranh chấp đã mang đến kết quả tốt xấu lẫn lộn. Nó nâng sức mạnh của những nước tranh chấp trong việc đối thoại với Trung Quốc. Những nỗ lực mang các nước khác vào đã làm Trung Quốc tiến đến một lối hành xử ôn hòa hơn vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên cũng cùng lúc nó làm củng cố vị trí của các tiếng nói phe diều hâu cả trong chính phủ và công chúng.
Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn. <br/>Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt<br/> <br/>
Cho nên khi có sự cố xảy ra, chính phủ không có nhiều cách thức để linh động giải quyết. Việc này có thể một phần giải thích được lý do vì sao Trung Quốc ứng xử hung hăng trong vụ đụng độ với Philippines tại Scarborough cũng như đối với vấn đề luật biển Việt Nam. Trung Quốc có rất ít lựa chọn cho chính sách của mình và chính sách này không bao gồm sự thỏa hiệp. Cho nên, kịch bản tốt nhất cho Bắc Kinh là duy trì chủ thể nguyên trạng. Quốc tế hóa vấn đề đã làm phức tạp thêm các tính toán giữa Trung Quốc và các bên khác trong vấn đề biển Đông.
Giải pháp hạ nhiệt
Quỳnh Chi: Trong bản báo cáo phần 2, ông Paul Quinn Judge (giám đốc chương trình về Châu Á của ICG) đã cảnh báo rằng có thể xảy ra xung đột võ trang. Bà có đồng ý với ông ta không và tại sao?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Có khả năng như thế nhưng không phải là không tránh được. Cho đến bây giờ, tất cả các bên đều kềm chế. Bắt đầu một cuộc chiến tranh không phải là lợi ích của bất cứ nước nào. Nhưng nếu các bên không tìm các biện pháp giảm nhẹ tình thế và ngăn chặn các sự cố; và nếu cả Trung Quốc và những nước có tranh chấp không có một chính sách nhất quán để giải quyết vấn đề, thì một sự cố nhỏ cũng có thể làm xảy ra xung đột võ trang.
Một bước đầu tiên và thực tế để ngăn chặn căng thẳng leo thang là cổ võ việc cùng phát triển và quản lý nguồn năng lượng và thủy sản (to promote joint development and the management of energy and fishing resources). Việc này cần ý chí chính trị từ các bên nhưng nó có thể là một cách hạ nhiệt căng thẳng hiệu quả trong các đàm phán tranh chấp đang bế tắc này.
Quỳnh Chi: Thật thú vị khi bà nói về khả năng cùng quản lý. Tuy nhiên, không phải bên nào cũng thấy hài lòng về khả năng này đặc biệt là đối với Hà Nội và Manila. Vì sao Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế lại cho đây là một giải pháp hiệu quả?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Nhận thấy rằng việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng. Tuy nhiên, chúng tôi không nói đó là một giải pháp cần thiết. Như đã nói ở trên, nó cần ý chí chính trị nhưng là một giải pháp thực tế. Có thể làm những việc này trước khi có thể xác định được chủ quyền của các nước. Sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Trong thời gian chờ đợi, các bên có thể hưởng lợi trong hòa bình bằng cách chia sẻ nguồn lợi trong khu vực.
Thêm vào đó, tranh chấp về năng lượng và sản lượng cá trong vùng tranh chấp thường làm căng thẳng leo thang và được các nước sử dụng để củng cố chủ quyền của mình. Giải quyết xung đột vì kinh tế có thể mang các bên đến gần hơn với một cuộc đàm phán có ý nghĩa hơn.
Việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng. <br/>Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Quỳnh Chi: Câu cuối thưa bà, bà có nhận xét gì về khối ASEAN, đặc biệt là sau thất bại lần đầu tiên không đưa ra được thông cáo chung tại Phnom Penh vừa qua? Theo thang điểm từ 1 đến 10 với 1 là nhỏ nhất, bà đánh giá hy vọng của mình đối với khối này trong việc giải quyết tranh chấp ra sao?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Xét về khía cạnh là khung đàm phán đa phương duy nhất trong vấn để biển Đông, ASEAN không hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng. Hy vọng về việc khối này trong vấn đề biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc khối này có một lập trường đoàn kết hơn hay không và cũng phụ thuộc vào việc khối này có tìm kiếm một chính sách nhất quán trên biển Đông hay không.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn bà.
Xin được nhắc lại, phần 1 của bản nghiên cứu “Khuấy động biển Đông” dài khoảng 50 trang, được tung ra hồi tháng 4 vừa qua. Trong đó, báo cáo này cho rằng chính mâu thuẫn nội tại Trung Quốc là kẻ khuấy độn biển Đông khi các cơ quan của Bắc Kinh muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.
Theo dòng thời sự:
- Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
- 57 khoa học gia và trí thức gởi thư cảnh báo bản đồ lưỡi bò của TQ
- Kho tư liệu lịch sử độc nhất...chờ được quan tâm
- Luật Biển của VN, một thông điệp quan trọng cần phải bảo vệ
- Cuộc triển lãm bản đồ cổ Việt Nam bị hủy
- Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ sửa chữa sai sót về bản đồ Hoàng Sa
- Vì sao Trung Quốc chỉ thích đàm phán song phương?
- Phát áo, mũ "Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam" tại hồ Hoàn Kiếm
- National-Geographic: Hòang Sa thuộc về Trung Quốc