Hậu quả của việc Mỹ bị sụt hạng tín dụng

Vừa qua tổ chức Standard & Poor đã chính thức đánh sụt hạng tín dụng của Hoa Kỳ từ AAA xuống hạng AA+. Việc làm này có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này?

Mặc Lâm phỏng vấn nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa để tìm câu trả lời sau đây.

Mặc Lâm: Thưa ông, trong chương trình Diễn Đàn Kinh Tế ngày 27 tháng 7 vừa qua thì ông đã dự đoán là vào tuần lễ đầu tiên của tháng 8 thì Mỹ sẽ gặp cú sốc tín dụng có thể nói là làm cho nền tài chánh nước này rúng động, và lời dự báo đó ngày hôm nay đã xảy ra vào khi mà hãng S&P (Standard & Poor) đánh sụt hạng tín dụng của Mỹ từ 3A xuống còn 2A+. Trước tiên xin ông cho biết là về hãng này thì tầm quan trọng và uy tín của nó là vào cỡ nào mà nó có đủ khả năng để đánh giá một nền kinh tế lớn như Mỹ và liệu cách đánh giá này có đáng tin cậy hay không, thưa ông?

000_GYI0064970470-250.jpg
Các nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán New York trước tiếng chuông đóng cửa ngày 01 tháng 6 năm 2011. AFP Photo (Các nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán New York trước tiếng chuông đóng cửa ngày 01 tháng 6 năm 2011. AFP Photo)

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Standard & Poor được thành lập từ năm 1860, sau đó sáp nhập qua nhiều đợt thành cuối cùng hiện tại là nó đang nằm trong một công ty chuyên xuất bản và thông tin về tài chính - kinh tế - thị trường là Mc Graw Hill. Standard & Poor là một trong 3 công ty lượng giá trái phiếu và làm tư vấn về kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Hai công ty kia là Moody và Fitch là một công ty có vốn của Pháp. Standard & Poor là trong ngành của họ thì ngoài cái chuyện lượng giá trái phiếu thì họ còn thay mặt thị trường họ gom lại một số những công ty giao dịch trên các thị trường chứng khoán, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ họ có cái chỉ số gọi là Standard & Poor 500, hoặc là ngay tại Canada hoặc là Australia hay nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng dùng cái dịch vụ của họ.

Và một quốc gia hay một công ty khi mà muốn vay tiền thì thường thường là nhờ những công ty giống như trường hợp Standard & Poor để họ mở banh sổ sách của mình ra và họ phê phán rằng là cái khả năng trả nợ ra làm sao, một cách khách quan, trung thực, và lúc đó những người cho vay sẽ căn cứ trên cái lượng định của những công ty như là S&P mà quyết định cho vay với lãi suất, hoặc là phân lời cao hay thấp, thành ra cái quan điểm của họ là quan điểm của thị trường và họ cố gắng trình bày một cách khách quan, và nó có ảnh hưởng đến sự suy tính của giới đầu tư, đặc biệt trong trường hợp ở đây là giới đầu tư về công khố phiếu hoặc là trái phiếu, mua trái phiếu của Hoa Kỳ.

Giải quyết vấn đề bội chi

000_119934431-250.jpg
Lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện, nghị sĩ Harry Reid, họp báo về cuộc khủng hoảng giới hạn nợ liên bang hôm 27/7/2011 tại Washington, DC. AFP (Lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện, nghị sĩ Harry Reid, họp báo về cuộc khủng hoảng giới hạn nợ liên bang hôm 27/7/2011 tại Washington, DC. AFP)

Mặc Lâm: Thưa ông, liệu sự đánh sụt hạng này sẽ ảnh hưởng đến nền tài chánh của Mỹ ra sao?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nó có hai mặt. Về phần tài chính thật, như tôi đã có trình bày trong Diễn Đàn Kinh Tế trong những chương trình vừa qua, thì hiện tại trái phiếu của Hoa Kỳ so với các quốc gia khác thì thị trường trái phiếu Mỹ vẫn là thị trường có hai cái tiêu chuẩn gọi là rộng và sâu nhất. Họ tiếp nhận được lượng đầu tư ra vào trong thị trường rất mạnh; thứ hai nữa đó là họ có khả năng gọi là cái mức độ an toàn tương đối cao, tức là nếu cần thì đổi sang tiền mặt họ cũng bảo đảm được cái chuyện đó. Đó là lý do tại sao S&P ngày xưa đã đánh giá Hoa Kỳ là quốc gia đứng vào hạng nhất, hạng thượng đẳng là AAA (3 chữ A) từ năm 1941, tức là từ khi Hoa Kỳ trước khi gia nhập Đệ Nhị Thế Chiến và trong suốt cho đến bây giờ.

Trong 70 năm vừa rồi, bây giờ họ mới đánh sụt xuống. Họ đánh sụt xuống với lý do họ nêu lên một phần là về tình trạng bội chi quá lớn của Mỹ, và thứ hai nữa là khả năng giải quyết về bội chi của hệ thống lãnh đạo. Lời phê phán nặng nhất chính là với hệ thống lãnh đạo, chứ còn trong thực tế trả lời câu hỏi của ông đó là lãi suất trái phiếu của Mỹ, mà người ta gọi là phân lời. Hiện nay nó vẫn thấp, trong suốt tháng 7 vừa rồi nước Mỹ đang trải qua một vụ được gọi là khủng hoảng chính trị khi mà hai đảng và hành pháp của TT Obama còn cãi lộn với nhau, chưa giải quyết được, thì bình thường ra người ta đã phải thấy rằng phân lời trái phiếu ở bên Mỹ nó phải lên nếu mà người ta thấy không có tín nhiệm cái thị trường đó nữa tức là người ta sẽ phải đòi tiền lời cao hơn tại vì để tránh những cái rủi ro.

Họ đánh sụt xuống với lý do họ nêu lên một phần là về tình trạng bội chi quá lớn của Mỹ, và thứ hai nữa là khả năng giải quyết về bội chi của hệ thống lãnh đạo.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Trong suốt tháng 7 tiền lời trái phiếu của nước Mỹ vẫn giảm và lượng người trên thế giới, các quốc gia hay là các công ty đã mua trái phiếu của Mỹ vẫn tiếp tục tăng, kể cả trường hợp của Trung Quốc. Thành ra cái phần gọi là thiệt hại về tài chính qua quyết định của S&P tôi nghĩ rằng là nó không đến nỗi nào. Nếu nó có tăng thêm thì sự đánh sụt giá như vậy mà làm tăng thêm phân lời 0,4% hay 0,5% thì ngân sách của Mỹ có thể sẽ phải trả thêm tiền lời đắt hơn kể từ vài chục cho đến 60 tỷ, thí dụ như vậy. So với cả ngàn tỷ bội chi bây giờ, điều đó không phải là lớn. Nhưng hậu quả ngoài tài chính ra thì nó làm một cú chấn động, nó khiến cho lãnh đạo của Hoa Kỳ phải quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết vấn đề chính là bội chi quá lớn, và cuối cùng phải đi vay tiền trên thế giới thì tôi nghĩ vào lúc đó tôi cũng có trình bày cái nghịch lý đó, là có thể nước Mỹ cần sự chấn động như vậy, nhất là bị mang nhục, bị xấu hổ, và nhờ điều đó họ sẽ có một phản ứng giống như Hoa Kỳ đã phản ứng nhiều lần.

Họ bị chấn động thì họ phải phản ứng và họ phải đứng dậy, và lúc đó họ sẽ chấn chỉnh lại chuyện chi thu cho nó đàng hoàng hơn.

Chính trường Mỹ và sự bế tắc

budget-meeting-jul112011-250.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp lãnh đạo Quốc hội về các cuộc đàm phán ngân sách trong phòng nội các của Nhà Trắng ở Washington, DC hôm 11 tháng Bảy năm 2011. AFP photo.

Mặc Lâm: Vâng, ông vừa mới nói là chuyện đó cũng như một sự nhắc nhở cho nước Mỹ tỉnh dậy, thì vừa rồi kết quả mà TT Obama đạt được giữa Quốc Hội, giữa các nhà chính trị lưỡng đảng, thì dư luận vẫn cho rằng mấy ông này có vẻ là chơi trò kiếm phiếu nhiều hơn là lo lắng thực sự cho nợ nần của nước Mỹ. Ông có đồng ý với những nhận định của dư luận này hay không?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng điều đó đúng và S&P nhấn mạnh đến yếu tố đó, tức là họ có nói một phần đó là tình hình kinh tế sa sút của nước Mỹ và mức bội chi quá cao, nhưng mà họ phê phán một cách nghiêm khắc nhất chính là đối với cái gọi là tiến trình giải quyết về mặt chính trị thì họ nói rằng là không ổn định, không đáng tin, và hay dời đổi của hệ thống lãnh đạo.

Đó là lời phê phán rất nặng. Và ngoài việc họ đã đánh sụt giá từ AAA xuống còn AA+ thì họ còn ghi thêm rõ ràng là họ tiếp tục theo dõi và nếu không có cải thiện thì trong vòng hai năm tới họ sẽ còn đánh sụt giá nữa và họ sẽ đánh sụt mức tín nhiệm nữa. Đó là lời phê phán rất nặng của thị trường đối với hệ thống chính trường bây giờ.

Ảnh hưởng đời sống dân Mỹ

000_118917745-250.jpg
Người tìm việc xếp hàng nộp hồ sơ xin việc tại hội chợ việc làm San Francisco hôm 12 tháng 7 năm 2011. AFP photo (Người tìm việc xếp hàng nộp hồ sơ xin việc tại hội chợ việc làm San Francisco hôm 12 tháng 7 năm 2011. AFP photo)

Mặc Lâm: Vâng, như vậy thì liệu rằng người dân bình thường họ rất quan tâm đến quỹ hưu bổng và những người thường thì nghĩ đến vấn đề an sinh xã hội, họ lo lắng nhất vì đó nồi cơm trực tiếp của họ. Theo ông thì những biến động này có ảnh hưởng tới quỹ hưu bổng hay là an sinh xã hội hay không? Và ảnh hưởng như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ cái mà ảnh hưởng nhiều nhất là trong giai đoạn vừa rồi chúng ta đã nhìn thấy rằng là các thị trường chứng khoán đã suy sụp và đặc biệt là chỉ số của thị trường chứng khoán. Tôi không nói đến Dow Jones cái đó nó rất nổi tiếng nhưng mà nó không tiêu biểu, S&P 500 sụt quá 5% hay 3% tức là các tiểu doanh, các xí nghiệp nhỏ là tuyển dụng nhiều người nhất là đang bị điêu đứng, vấn đề là cái điêu đứng đó về kinh tế hơn là về chuyện hạ mức tín dụng, hạ mức đánh giá của Standard & Poor và ảnh hưởng của việc đó là những công ty đầu tư sử dụng tiền gọi là, tôi lấy thí dụ như là những cái quỹ 401K hay Mutual Fund là những quỹ đầu tư tín dụng mà dùng tiền như vậy họ sẽ bị lỗ lã trong sự suy sụp kinh tế, và điều đó nó mới ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

... thì không chỉ có những người gọi là hưu bổng bây giờ bị ảnh hưởng, mà tất cả những người đang trong tuổi lao động cũng đã bị suy sụp.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>

Và lẽ dĩ nhiên đấy là một sự quan tâm. Và nếu mà nước Mỹ không đạt lại mức tăng trưởng cao hơn để có căn bản tính thuế nó rộng hơn, để thu được thêm thuế, để quân bình lại ngân sách và tạo thêm công ăn việc làm thì không chỉ có những người gọi là hưu bổng bây giờ bị ảnh hưởng, mà tất cả những người đang trong tuổi lao động cũng đã bị suy sụp.

Chúng ta đừng quên là nước Mỹ đang đi vào cái chu kỳ mà những người sinh sau Thế Chiến II, những người gọi là Baby Boomer, tức là sinh từ năm 1946 đến năm 1964, họ bắt đầu về hưu và họ quan tâm tới chuyện hưu bổng của họ. Và thành phần đó lại đông hơn và càng ngày nhiều so với thành phần ở cái tuổi gọi là trung niên, cái tuổi lao động sung mãn. Thành ra vấn đề hưu bổng, nếu mà chúng ta đụng thẳng vào vấn đề đó thì nước Mỹ còn mắc nợ nhiều hơn là cái chuyện mình đang thấy bây giờ. Cái lối sống của người Mỹ có thể nói sẽ phải thay đổi và họ không thể nào trông cậy chỉ vào cái chuyện hưu bổng đó không thôi, vì quỹ hưu bổng đó nếu không giải quyết thì nó cũng sẽ phá sản.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.

Theo dòng thời sự: