Sự thật đáng buồn về các Khu Phố Văn Hoá

Việt Nam có rất nhiều phường trong các tỉnh thành được gắn bảng tuyên dương Khu Phố Văn Hoá.

0:00 / 0:00

Nhiều khu phố, trong ngày gắn bảng Khu Phố Văn Hoá, đã tổ chức lễ tiếp nhận thật trang trọng, để rồi sau đó như báo chí trong nước phản ảnh, là ngủ quên trên chiến thắng, không cần phấn đấu giữ vững nếp sống văn minh nữa, để mặc cảnh quang luộm thuộm nhếch nhác, tương phản với mỹ từ Khu Phố Văn Hoá treo ở trên cao.

Thanh Trúc hỏi chuyện người trong nước để xem dân nghĩ gì về danh hiệu Khu Phố Văn Hoá, một chương trình mà trung ương phát động xuống địa phương bao năm nay:

Cần định nghĩa lại Khu Phố Văn Hoá?

Với tựa đề “ Khu Phố Văn Hoá Như Thế Này Đây!” báo Tuổi Trẻ online của Việt Nam đăng những tấm ảnh tại các phường ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy bên dưới các tấm bảng Khu Phố Văn Hoá, nhiều khi vì treo lâu ngày mà trở thành xập xệ, là cả một quang cảnh không mấy đẹp mắt và không mấy sạch sẽ của một khu phố đã được tuyên dương.

Bên dưới các tấm bảng Khu Phố Văn Hoá, nhiều khi vì treo lâu ngày mà trở thành xập xệ, là cả một quang cảnh không mấy đẹp mắt và không mấy sạch sẽ của một khu phố đã được tuyên dương.<br/>

Đó là những hình ảnh rất tương phản mà báo Tuổi Trẻ Online viết là “tấm bảng treo còn như thế huống chi những hiện tượng lộn xộn khác không ăn theo như những hình ảnh đáng buồn bên dưới".

Người dân Sài Gòn nghĩ gì về những Khu Phố Văn Hoá trong thành phố? Chị Thuý Hà, từ Hà Nội dời vào đây bao năm nay, cho biết:

Khu Phố Văn Hóa, đối với người Việt Nam, được hiểu theo cái nghĩa là một khu phố không có tệ nạn, ở đó mọi người có ý thức công dân cao, ăn ở sạch sẽ, biết sống vì nhau.

Đã có những ý kiến trái chiều về thế nào là khu phố văn hoá. Một là dựng lên những khu phố văn hoá như thế để khuyến khích người dân phấn đấu hầu nâng cao chất lượng cuộc sống hơn và phát huy ý thức công dân hơn. Hai là, vẫn lời chị Thuý Hà:

Thế nhưng có những người có trình độ hơn thì nói như vậy những khu phố được chứng nhận là văn hoá thì mới có văn hoá,

Những hàng quán buôn bán bừa bãi ngay trước khu phố. RFA
Những hàng quán buôn bán bừa bãi ngay trước khu phố. RFA (RFA)

còn những khu khác chưa làm thì nó không có văn hoá?

Ý kiến trái ngược nhau mà rõ ràng là lãnh đạo cũng chưa có cuộc họp nào để công bố tiêu chí của một khu phố văn hoá cụ thể là gì. Cho nên tranh cãi vẫn chưa dừng lại, là bởi vì có những khu phố không để biển văn hoá không có nghĩa là nó vô văn hoá, thậm chí nó còn văn hoá hơn những trường hợp hoàn toàn chỉ là hình thức.

Vậy những khu phố được chứng nhận là văn hoá thì mới có văn hoá, còn những khu khác chưa làm thì nó không có văn hoá? Ý kiến trái ngược nhau mà rõ ràng là lãnh đạo cũng chưa có cuộc họp nào để công bố tiêu chí của một khu phố văn hoá cụ thể là gì.<br/>

Một người dân Khánh Hoà, anh Phú, vào thành phố làm công nhân, góp ý về Khu Phố Văn Hoá:

Cái nghĩa văn hoá nó xây dựng trên nhiều tiêu chí lắm, trong đó cả tiêu chí về kinh tế nữa. Khi chính phủ thực hiện chương trình này là mong muốn thực hiện một nếp sống văn minh dựa trên nền tảng là xây dựng cho mình một điều kiện kinh tế vững chắc. Chẳng hạn tỷ lệ hộ nghèo ở khu phố đó phải ít, tỷ lệ người biết chữ hay đậu đại học vân vân…rất nhiều cái.

Tuy nhiên trên thực tế cuộc vận động này bị đổi nhiều lắm. Ví dụ khu phố em ở ngoài quê hiện nay là Khu Phố Văn Hoá, gia đình em cũng được công nhận là Gia Đình Văn Hoá, tỷ lệ đậu đại học rất thấp, tỷ lệ người đậu trung học phổ thông càng thấp, dân ở đó chủ yếu làm nông, điều kiện kinh tế rõ ràng không đảm bảo cho cái gọi là Khu Phố Văn Hoá nhưng vẫn được công nhận là Khu Phố Văn Hoá.

Người ta chạy theo thành tích thì nhiều chứ thực tế không làm đúng để đảm bảo cái khu phố là Khu Phố Văn Hoá. Người ta thích cái danh, ví dụ khu phố bên cạnh đã được chứng nhận Khu Phố Văn Hoá thì khu phố mình cũng phải được là Khu Phố Văn Hóa.

Thành ra người Việt Nam mình khi cuộc vận động này xảy ra thì người ta châm biếm là chỉ những khu phố được treo bảng thì mới là Khu Phố Văn Hoá, và những gia đình được giấy khen mới là có văn hoá, còn lại thì vô văn hoá hết.

Thực hiện không đơn giản

Một giáo viên tại Khu Phố Văn Hoá phường 17, quận Bình Thạnh, chị Diễm, xác nhận nhiều trường hợp lên được Khu Phố Văn Hoá rồi thì không mấy ai quan tâm bảo vệ cho cái danh hiệu đó:

Khu Phố Văn Hoá, trong đó có Gia Đình Văn Hoá, tức là những người trong các hộ. Một tổ dân phố như vậy là có bao nhiêu hộ mà tất cả những hộ như vậy không có gây lộn không có bạo lực gia đình, con em không có dính xì ke ma tuý. Nghĩa là đủ mặt hết. Khu phố còn phải sạch đẹp không có rác, rồi phải tham gia các phong trào địa phương, tích cực tham gia chứ không phải tham gia không, rồi đi họp đầy đủ, đóng góp những khoản mà nhà nước yêu cầu đầy đủ. Trong khu phố có bao nhiêu tổ đều được như vậy hết thì người ta mới chấm là khu phố văn hoá.

Một khu phố văn hóa. Courtesy nld.com
Một khu phố văn hóa. Courtesy nld.com (Courtesy nld.com)

Nhưng mà khi đã là Khu Phố Văn Hoá rồi thì cái tình trạng gọi là tệ nạn ma tuý, nhiều khi có một em nào đó bị vướng ma tuý, hay là cháy nhà cũng bị trừ điểm. Phấn đấu cho lên được khu phố văn hoá là công sức của nhiều người. Người có trách nhiệm thường là tổ trưởng tổ phó.

có những người bày bán tùm lum họ xã rác nhếch nha nhếch nhác, đem rác để trong đường hẻm, góp ý với họ thì họ nói tui nghèo khổ , không cho buôn bán lấy gì ăn

Chị Diễm

Nhưng mà cũng có những người họ chây lỳ họ muốn phá rối thì họ quậy dữ lắm. Đã lên Khu Phố Văn Hoá rồi mà có những người bày bán tùm lum họ xả rác nhếch nha nhếch nhác, đem rác để trong đường hẻm, góp ý với họ thì họ nói tui nghèo khổ, không cho buôn bán lấy gì ăn.

Những người lo giữ là tổ trưởng tổ phó, những người tích cực, còn những người không giữ là quá nhiều.

Ý thức công dân quan trọng hơn cái bảng

Còn anh Minh, một cư dân ở phường Thảo Điền, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, nói nơi anh ở không phải khu phố văn hoá, mà theo suy nghĩ của bản thân anh thì lên được Khu Phố Văn Hoá cũng không phải là chuyện cần thiết :

Nếu ở chỗ mà mọi người đều có ý thức giữ gìn trật tự chung, giữ vệ sinh chung thì như vậy là được rồi. Ở đây bà con lao động nhiều thì hàng quán nếu người ta ý thức chừa đường đi này nọ thì như vậy cũng tốt rồi. Bản thân tôi không thích mấy cái chuyện thành tích. Khách vãng lai đến đó có thời gian tìm hiểu thì người ta thấy thôi, chứ còn việc trương bảng lên tôi không phản đối nhưng mà tôi thấy không cần thiết. Vấn đề là làm thế nào kêu gọi được cái ý thức của người dân, cái đó phải được giáo dục.

Với chị Thuý Hà, giáo dục, học hỏi để có được ý thức công dân quan trọng hơn là được trương bảng hiệu Khu Phố Văn Hoá :

Điều cơ bản xuất phát từ ý tưởng là muốn cho người dân sống trong một xã hội có ý thức. Nói đến một nước đang phát triển như Việt Nam mà đòi dân trí cao thì nó chưa phù hợp, bây giờ mình chỉ đang đánh giá về ý thức công dân. Ví dụ có những người ở những khu phố mới, cầu thang máy mà họ thậm chí đưa cả xe máy vô cầu thang, đi lên tận lầu mười một, mười hai. Có những người thì năm bảy đại học nhưng thật ra không có văn hoá. Có những người lao động bình thường nhưng mà họ có văn hoá. Cho nên mình chỉ đang nói đến ý thức công dân để mà nâng cao cái văn hoá nâng cao ý thức của người dân trong cộng đồng trong khu phố văn hoá ấy mà thôi.

Giáo dục, học hỏi để có được ý thức công dân quan trọng hơn là được trương bảng hiệu Khu Phố Văn Hoá: Điều cơ bản xuất phát từ ý tưởng là muốn cho người dân sống trong một xã hội có ý thức.

Chị Thuý Hà

Còn đối với anh Phú, hiệu quả của Khu Phố Văn Hoá là chuyện không đâu vào đâu vì có những chuyện tiêu cực bị ém và những báo cáo không trung thực:

Cái này thì chủ trương của chính phủ là đúng nhưng mà dần dần nó bị biến đổi vì người ta dựa trên thành tích nhiều hơn. Nói chung không ai muốn khu phố của mình mà cái bảng liệt kê là xấu nhiều hơn tốt. Mà báo cáo chủ yếu là dựa trên giấy tờ chứ họ không đi sâu đi sát vào tình hình của khu phố.

Tiền để xây dựng các cuộc vận động như vậy rất là tốn kém, là tiền thuế của dân đóng góp. Dân ta còn nghèo, tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều. Như vậy nên hơn chăng là dùng số tiền đó tạo công ăn việc làm, nâng cao giáo dục, an sinh xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường sá vân vân thì nó thiết thực hơn là làm những cuộc vận động không đâu vào đâu cả.

Đó là ý kiến của một số người thành phố về sự nhếch nhác của những khu phố văn hoá mà báo Tuổi Trẻ online viết là ngay đến cái bảng Khu Phố Văn Hoá thì người dân trong tổ dân phố đó cũng không thèm nhớ xem nó hiện nay ra sao.

Theo dòng thời sự: