Ai sẽ chịu trách nhiệm thiệt hại nếu đập Xayaburi gây ra? (phần1)

Sau khi Ủy hội Sông Mekong ra quyết định tạm hoãn dự án xây đập Xayaburi, mới đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã phát hành một thông cáo báo chí liên quan đến vấn đề này.

Trong thông cáo, WWF cho biết, các tài liệu liên quan đến công trình xây đập đã không đạt tiêu chuẩn quốc tế. WWF cũng đưa ra cảnh báo dành cho các nhà tư vấn và khuyến cáo họ sử dụng những biện pháp và công cụ tốt nhất để đánh giá tác động môi trường của đập Xayaburi.
Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn Tiến sĩ Jian-hua Meng, chuyên gia về thủy điện bền vững quốc tế của WWF, từ châu Âu. Mời quý vị cùng nghe.

Không theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngọc Trân:

Trong thông cáo báo chí gần đây của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, ông có nói rằng, những tài liệu quan trọng do các nhà tư vấn soạn thảo cho những người ủng hộ xây đập Xayaburi, đã không tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và “thể hiện sự tham vấn nghèo nàn”. Đánh giá tác động môi trường (EIA) theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các nhà tư vấn nghiên cứu ở thượng lưu và hạ lưu trong phạm vi bao xa, thưa ông?

Tiến sĩ Jian-hua Meng:

Đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm thiết lập ranh giới thực hiện dự án sơ bộ về tình trạng của mọi phương diện môi trường như: con người, động vật, thực vật, đất, nước, không khí, khí hậu, phong cảnh, tài sản văn hóa, kinh tế và các tương tác tương ứng của nó. Bước kế tiếp, đánh giá tác động môi trường ước tính ảnh hưởng của dự án đối với tất cả các khía cạnh này và, một lần nữa, các tương tác qua lại. Cuối cùng, đánh giá tác động môi trường đưa ra các biện pháp để tránh ảnh hưởng, để

Thác Khone thuộc dòng sông Mekong trên địa phận Lào.RFA
Thác Khone thuộc dòng sông Mekong trên địa phận Lào.RFA (RFA)

giảm thiểu ảnh hưởng, và để đền bù cho các ảnh hưởng.

Dựa trên cơ sở đánh giá này để ra quyết định có nên thực hiện xây dựng dự án hay không. Nếu đánh giá tác động môi trường không đạt tiêu chuẩn, sẽ không thích hợp để ra quyết định đúng đắn.

Công việc này xác định rõ khu vực phác thảo để đánh giá tác động: bất cứ nơi nào dự án sắp thực hiện dẫn đến sự thay đổi so với tình trạng ban đầu, cần được nêu ra trong một đánh giá tác động môi trường thích đáng.

khu vực dẫn nước trên thượng lưu không được nghiên cứu (chẳng hạn như, các loài cá ở các nhánh sông phụ trên thượng lưu sinh sản trên dòng chính, có nguy cơ bị biến mất, khi hồ chứa thay đổi môi trường sinh sản của chúng), tác động của ít nhất 2/3 hồ chứa nước không được nghiên cứu...<br/>

Trường hợp các con đập, điều này có nghĩa là: bất cứ nơi nào sự thay đổi, ví dụ như, dòng chảy, mực nước lũ, môi trường sống, sự di cư của các loài cá và các loài sinh vật khác, nguồn thực phẩm, sự vận chuyển trầm tích và sự lắng đọng phù sa, xảy ra, phải được đánh giá đúng và chuyên nghiệp. Phạm vi vượt khỏi khu vực chứa nước của hồ chứa trong tương lai. Không cần phải nói đến khía cạnh sinh kế, là khía cạnh quan trọng, như nguồn cung cấp thực phẩm của con người, cần phải được đánh giá thật kỹ.

Nếu có nghi ngờ các tác động có thể xảy ra, ở xa dưới hạ lưu của dự án, chẳng hạn như, ở biển hồ Tonle Sap, hay Đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam, thì chắc chắn điều này cần phải được nêu ra một cách thích đáng. Và những tác động trên thượng lưu trải rộng tới các tuyến đường di cư của cá, nếu con đập ngăn chặn cá vào những khu vực trên thượng lưu, các hệ sinh thái và cộng đồng dân cư phụ thuộc vào chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, rõ ràng là điều này cần phải được đánh giá đúng.

Những loại cá chép, cá tra khổng lồ ở vùng sông Mekong ngày càng nguy cơ bị tuyệt chủng vi các công trình trên sông. Source WWF
Những loại cá chép, cá tra khổng lồ ở vùng sông Mekong ngày càng nguy cơ bị tuyệt chủng vi các công trình trên sông. Source WWF (Source WWF)

Ngược lại với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường của đập Xayaburi chỉ giới hạn một vùng, khoảng một km về phía hạ lưu của con đập và năm vùng khác trải dài 22 km về phía thượng lưu của hồ chứa nước dài 60 - 90 km.

Điều này có nghĩa là khu vực dẫn nước trên thượng lưu không được nghiên cứu (chẳng hạn như, các loài cá ở các nhánh sông phụ trên thượng lưu sinh sản trên dòng chính, có nguy cơ bị biến mất, khi hồ chứa thay đổi môi trường sinh sản của chúng), tác động của ít nhất 2/3 hồ chứa nước không được nghiên cứu, và không có tác động nào dưới hạ lưu được nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường.

Bài học từ đập Pak Mun

Ngọc Trân:

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên quan tâm đến nghề cá mà đánh giá tác động môi trường của con đập Xayaburi đã bỏ qua. Giả sử có một nghiên cứu mới được mở rộng, sử dụng phương pháp tốt nhất và thiết kế con đập đúng theo quy định để bảo vệ các loài cá. Điều gì sẽ xảy ra, nếu những nghiên cứu này sai?
Trường hợp cá không thích nghi với thiết kế của con đập và biện pháp khắc phục không đạt kết quả như mong đợi, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những sai lầm này? Trong trường hợp mức thiệt hại rất lớn, liệu con đập này có bị đập bỏ?

Tiến sĩ Jian-hua Meng:

Câu hỏi của bạn rất quan trọng. Trước hết, cá không thích nghi. Bạn không thể huấn luyện một con cá nhảy vào đường máng dẫn cá, vì điều này không phù hợp. Nếu lượng ô-xy trong nước xuống quá thấp, bạn không thể dạy một con cá thở ít hơn. Nếu cá chỉ biết sống trong các điều kiện ven sông, nó sẽ

Do khai thác nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mekong, vao mùa khô cạn các vùng hạ lưu thường bị ảnh hưởng. RFA
Do khai thác nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mekong, vao mùa khô cạn các vùng hạ lưu thường bị ảnh hưởng. RFA (RFA)

không tồn tại hoặc đi qua điều kiện của hồ chứa nước. Nếu cá không vào được khu vực đẻ trứng, cá không thể học cách đẻ trứng ở một nơi khác.

Cá sẽ tránh xa và nhanh chóng biến mất!

Vì vậy, nếu các biện pháp giảm nhẹ, như đường đi của cá, không thực thi hoặc không thể thích nghi nhanh chóng, thì mọi nỗ lực đều vô ích: khoa học và tài liệu của đánh giá tác động môi trường, cũng như việc xây dựng các biện pháp giảm thiểu.

không thể huấn luyện một con cá nhảy vào đường máng dẫn cá, vì điều này không phù hợp. Nếu lượng ô-xy trong nước xuống quá thấp, bạn không thể dạy một con cá thở ít hơn. Nếu cá chỉ biết sống trong các điều kiện ven sông, nó sẽ không tồn tại hoặc đi qua điều kiện của hồ chứa nước. Nếu cá không vào được khu vực đẻ trứng, cá không thể học cách đẻ trứng ở một nơi khác.

Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Theo như sự hiểu biết của chúng tôi, không con đập nào mới xây lại bị đập bỏ vì những lý do như vậy. Cho nên, điều này không có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, hai kịch bản khác nhau nhưng rất có thể xảy ra: hoặc con đập gây thiệt hại vẫn được hoạt động bất chấp hoặc không đếm xỉa tới các tác hại của nó, với tất cả mọi thiệt hại kèm theo quyết định này.

Hoặc con đập có thể giống như tình trạng con đập nổi tiếng, đập Pak Mun. Con đập này đã phá hủy sản lượng cá vô cùng nghiêm trọng, mà bây giờ các cửa đập phải mở trong thời gian khá lâu trong năm. Điều đó làm cho Pak Mun trở thành con đập hoàn toàn vô dụng, với cơ sở hạ tầng rất tốn kém, mà chẳng giúp ích gì, không sản xuất được điện năng hay bất kỳ mục đích hữu ích nào khác. Rõ ràng, đây không phải là một ví dụ tốt để làm theo.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đã đánh giá tác động môi trường hiện tại cho dự án đập Xayaburi và chứng minh rằng, nó hoàn toàn không theo các tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận, liên quan đến cá và thủy sản, và do đó biện pháp giảm thiểu thiệt hại về cá hiện hành được Colenco, một công ty tư vấn quốc tế, có trụ sở ở Thụy Sĩ, đề xuất, trong việc thiết kế con đập là hoàn toàn không thích hợp cho việc giảm nhẹ tác động đến nghề cá nội địa ở hạ lưu Mekong, là nơi sản xuất cá lớn nhất trên thế giới.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyến cáo, một đánh giá có tiêu chuẩn thế giới phải được tiến hành, về mọi khía cạnh đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả thi, và do đó sẽ theo dõi chặt chẽ công ty tư vấn mà chính phủ Lào sẽ thuê để xem xét các tài liệu về các yêu cầu cơ bản của chính phủ các nước hạ lưu sông Mekong, và xã hội dân sự trong khuôn khổ của tiến trình Quy chế Thông báo Tham vấn và Đồng thuận trước (PNPCA) của Ủy hội sông Mekong.

Trách nhiệm của những người có liên quan đến đập Xayaburi sẽ bị ràng buộc như thế nào, khi sự cố xảy ra? Các ngư dân, nông dân và những cư dân trong khu vực, nếu bị ảnh hưởng, sẽ được bồi thường ra sao? Mời quý vị đón nghe tiến sĩ Jian-hua Meng trình bày vấn đề này trong kỳ phát thanh tới.

Mời các bạn tìm hiểu cội nguồn sông Mekong qua video "Nhật ký sông MêKông (phần 1): Cội Nguồn", do RFA thực hiện.

Theo dòng thời sự: