Nội dung cuộc đối thoại liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế đất của người dân huyện Văn Giang để làm dự án đô thị EcoPark.
Vào 8 giờ 30 phút sáng ngày hôm nay, 12 tháng 4, gần 2000 người dân thuộc ba xã Xuân Quang, Phụng Công, và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tập trung về văn phòng ủy ban nhân dân huyện để theo dõi cuộc đối thoại giữa đại diện chính quyền trung ương và địa phương với đại diện người dân xã Xuân Quang.
Những người dân đến dự cuộc đối thoại theo giấy mời ký ngày 9 tháng 4 của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên gửi cho 166 hộ dân thuộc xã Xuân Quang. Đây là những hộ nằm trong diện sẽ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất để nhường mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark.
Theo quyết định được chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang là bà Đặng Thị Bích Thủy, ký vào ngày 5 tháng 4 vừa qua, ngày 20 tháng 4 tới là thời hạn mà chính quyền địa phương đưa ra để bắt các hộ dân này phải di dời nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Cuộc gặp hôm nay nói chung không đối thoại được, vì thành phần người dân không đúng thành phần. Dự án là của 3 xã mà họ chỉ mời có 166 hộ tới đây cưỡng chế. Khi bước vào thì họ tuyên bố chương trình làm việc, dân chúng tôi phản đối vì thành phần không đúng.
Chị Kiệm
Đại diện chính quyền đến dự cuộc đối thoại với bà con nông dân Văng Giang hôm nay bao gồm đại diện thanh tra chính phủ, bộ tài nguyên môi trường, bộ công an, mặt trận tổ quốc tỉnh, lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang.
Cho đến trưa cùng ngày, chúng tôi liên hệ với người dân địa phương, những người đã tham dự cuộc đối thoại và được biết cuộc đối thoại đã thất bại. Chị Kiệm, người dân xã Xuân Quang, chứng kiến cuộc đối thoại cho Đài Á Châu Tự Do biết:
"Cuộc gặp hôm nay nói chung không đối thoại được, vì thành phần người dân không đúng thành phần. Dự án là của 3 xã mà họ chỉ mời có 166 hộ tới đây cưỡng chế. Khi bước vào thì họ tuyên bố chương trình làm việc, dân chúng tôi phản đối vì thành phần không đúng."
Chị Thỉnh, ở xã Phụng Công cho biết người dân cho rằng việc chính quyền chọn đối thoại với 166 hộ dân của xã Xuân Quang riêng lẻ là nhằm mục đích chia nhỏ để dễ xử lý:
"Dự án này là của 3 xã nó tập trung vào một xã, nó muốn bóc tách ra. Một bó đũa nó tách ra để nắn cho nó dễ, dân không đồng ý. Cuộc đàm thoại hôm nay coi như là không thể đàm thoại được."
Dự án này là của 3 xã nó tập trung vào một xã, nó muốn bóc tách ra. Một bó đũa nó tách ra để nắn cho nó dễ, dân không đồng ý. Cuộc đàm thoại hôm nay coi như là không thể đàm thoại được.
Chị Thỉnh
Một lý do khác nữa khiến cuộc đối thoại không thành, theo chị Thỉnh là vì nhiều đơn thư khiếu kiện của bà con đến nay vẫn chưa được giải quyết:
"Bây giờ chúng tôi đang khiếu kiện bà chủ tịch huyện phá, cưỡng chế mấy mẫu ruộng của tôi và còn của hơn 150 hộ dân mấy năm nay, không có ruộng đất làm ăn, không có công ăn việc làm. Chúng tôi khiếu kiện tỉnh, tỉnh chưa giải quyết, chúng tôi vượt cấp lên trung ương, mà chưa giải quyết đơn thư của
chúng tôi thì làm sao có cuộc đàm thoại thỏa thuận được, chúng tôi không đàm thoại."
Tham gia cuộc đối thoại ngày hôm nay còn có bà Lê Hiền Đức, người đã nhiều năm sát cánh cùng dân oan khắp nơi chống tham nhũng. Đại diện chính quyền địa phương tìm cách ngăn cản bà Đức dự cuộc đối thoại nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân.
Bà Lê Hiền Đức cho biết cuộc đối thoại diễn ra trong sự bức xúc cao độ của người dân, đã khiến đại diện chính phủ và địa phương phải bỏ cuộc giữa chừng:
"Chả giải quyết được gì hết, cán bộ thanh tra chính phủ trốn hết rồi, sau khi dân ầm ầm lên bảo vệ bà Đức thì cán bộ thanh tra biến hết, chủ tịch đòan vắng tanh, bàn chủ tịch đoàn không một bóng người."
Chúng tôi đã gọi điện đến văn phòng chủ tịch và phó chủ tịch huyện Văn Giang nhưng không có người trả lời.
Chả giải quyết được gì hết, cán bộ thanh tra chính phủ trốn hết rồi, sau khi dân ầm ầm lên bảo vệ bà Đức thì cán bộ thanh tra biến hết, chủ tịch đòan vắng tanh, bàn chủ tịch đoàn không một bóng người.
Bà Lê Hiền Đức
Trước khi cuộc đối thoại này diễn ra, vào hai ngày 10 và 11 tháng 4, người dân huyện Văn Giang đã tập trung về văn phòng ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và thanh tra chính phủ ở Hà Nội để đề nghị can thiệp chấm dứt việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật của địa phương.
Dự án Ecopark ở huyện Văn Giang được bắt đầu từ năm 2004 sau quyết định 742 ký ngày 30 tháng 6 năm 2004 của phó thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng cho phép tiến hành xây dựng dự án Ecopark trên vùng đất của ba xã.
Để lấy 500 ha đất cho dự án này, chính quyền địa phương đã tiến hành thu hồi, cưỡng chế đất của khoảng 4,000 hộ dân bất chấp sự phản đối của người dân.
Trong số 4,000 hộ dân này, có hơn 1800 hộ dân kiên quyết không chịu nhận mức đền bù 36 triệu đồng một sào ruộng, mà họ cho là quá rẻ mạt.
Từ năm 2006, các hộ dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công, và Cửu Cao, đã bắt đầu nộp đơn khiếu kiện lên các cấp tỉnh và trung ương về việc cưỡng chế thu hồi đất bất hợp pháp của chính quyền địa phương. Người dân địa phương cho biết, cho đến nay, các đơn thư khiếu kiện này vẫn chưa được giải quyết.
Theo dòng thời sự:
- Hàng trăm nông dân biểu tình tại Hà Nội
- Khiếu kiện tập thể
- Không thể coi thường kiến nghị người dân
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Một vụ khiếu kiện ròng rã 20 năm tại Huế
- Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?
- Bao giờ mới hết những vụ cưỡng chế trái luật
- Bao giờ nạn cưỡng chế ruộng đất mới chấm dứt?
- Khiếu kiện đất đai gia tăng tại Việt Nam
- Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường