Nghe bản tin 9:00 tối 09-08-2012
Tải xuống - download
Một người theo dõi vụ việc cho biết về phiên tòa:
"Sáng nay lúc 12 giờ phiên xử thầy giáo Đinh Đăng Định đã kết thúc và án tù 6 năm.
Người này cũng cho biết một số thông tin về gia đình người thân của giáo viên Đinh Đăng Định liên quan vụ xử án đối với bản thân ông:
Họ không muốn trả lời đài, báo; họ rất sợ, họ không muốn tiếp xúc với những ai quan tâm.
Một điểm nữa gia đình anh ấy rất đơn độc. Từ trước đến giờ không có ai lên tiếng cho gia đình anh ấy nên cảm giác sợ hãi của gia đình anh ấy rất lớn."
Xin được nhắc lại, ông Đinh Đăng Định bị công an tỉnh Dak Nông bắt hồi tháng 10 năm ngoái. Lý do ông viết những bài đỏi hỏi đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Ông cũng có những bài viết phản đối việc chính quyền cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Dak Nông.
Ông Đinh Đăng Định bị đưa ra xét xử hôm nay đó là chỉ vì ông dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến không thuận tai với chính quyền. Ông ta thực thi quyền cơ bản của mình là bày tỏ ý kiến.
Ô. Phil Robertson
Hồi tháng giêng năm nay giám sát nhân quyền Human Rights Watch từng yêu cầu EU nêu trường hợp giáo viên Đinh Đăng Định ra trong vòng thảo luận nhân quyền thường niên giữa hai phía.Vào tháng ba năm nay, Hoa Kỳ cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về trường hợp của giáo viên Đinh Đăng Định, và kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của người dân.
Ngay sau khi phiên xử diễn ra, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách phân vụ Châu Á của Human Rights Watch, có phát biểu cho rằng nếu đúng sự thật thì lý do mà ông Đinh Đăng Định bị đưa ra xét xử hôm nay đó là chỉ vì ông dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến không thuận tai với chính quyền. Ông ta thực thi quyền cơ bản của mình là bày tỏ ý kiến. Lẽ ra không được bắt giữ ông ta, chứ đừng nói đến việc đem ra xét xử.
Biện pháp bỏ tù để buộc những tiếng nói chỉ trích phải im lặng một cách có hệ thống cho thấy rõ chính sách bất dung của nhà cầm quyền đối với quyền tự do ngôn luận đang là thách thức cho những chính sách và ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngoài ra tình hình đó cũng gây quan ngại về ý đồ của nhà cầm quyền đối với quyền tự do phát biểu trên Internet.