Xu hướng sử dụng ma túy gia tăng trong vùng Đông A´ và Đông Nam A´

Theo báo cáo của Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc - UNODC, việc sử dụng ma túy tổng hợp đang gia tăng trong vực Đông và Đông Nam A´. Tham dự buổi giới thiệu báo cáo trên tại Bangkok, Thái Lan hôm thứ Tư, Quỳnh Chi tường trình

0:00 / 0:00

T hị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp

Sau cần sa, ma túy tổng hợp (như hàng đá hay thuốc lắc) được dùng nhiều thứ nhì trên thế giới. Với số dân chiếm khoảng 1 phần 3 tổng dân số toàn cầu, vùng Đông và Đông Nam A´ được xem là thị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp.

Phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo, ông Gary Lewis, đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc - UNODC nói rằng ông sẽ trình bày về tình trạng ma túy tổng hợp trong khu vực; nhưng đó là những tin không tốt:

“Hôm nay chúng ta sẽ trình bày về ma túy tổng hợp. Đáng tiếc là chúng ta có những thông tin không tốt”.

Từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước, việc sản xuất, buôn bán trái phép ma túy tổng hợp đã gia tăng đáng kể

Một cánh đồng trồng thuốc phiện ở vùng biên giới Thái Lan và Miến Điện đang được phá huỷ. AFP
Một cánh đồng trồng thuốc phiện ở vùng biên giới Thái Lan và Miến Điện đang được phá huỷ. AFP ( AFP)

trong khu vực. Xu hướng này được UNODC cho biết vẫn tiếp tục gia tăng trong năm ngoái.

Báo cáo được thực hiện bởi chương trình SMART của UNODC dựa trên thông tin được cung cấp bởi 15 nước trong vùng Châu Á – Thái bình Dương và bao gồm cả Việt Nam.

Với số dân chiếm khoảng 1 phần 3 tổng dân số toàn cầu, vùng Đông và Đông Nam A´ được xem là thị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp

ông Gary Lewis

Việc sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là hàng đá - methamphetamine tăng trong hầu hết các nước trong vùng Đông và Đông Nam A´, bao gồm cả Việt Nam. Theo thống kê của cơ quan LHQ này, chỉ trong năm ngoái, có khoảng 122 triệu viên methanphetamine bị tịch thu, chủ yếu là tại Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện và Lào. Tính từ năm 2007 đến nay, lượng hàng đá dạng viên bị bắt giữ tăng 5 lần trong khu vực. Chỉ tính trong vùng này thôi, số hàng đá bị bắt giữ trong mấy năm qua chiếm gần một nửa tổng số lượng toàn cầu. Năm 2011, chiều hướng này vẫn không giảm.

Mức độ phổ biến của việc sử dụng ma túy tổng hợp trong vùng Đông và Đông Nam A´ được ước lượng là từ 0,2 đến 1,3% dân

Preeyanooch Phuttharaksa (23 tuổi, sinh viên Thái Lan) bị TAND TPHCM tuyên tử hình ngày 26-6 do vận chuyển 3,1 kg ma túy vào Việt Nam. Photo: Hanh Duyen
Preeyanooch Phuttharaksa (23 tuổi, sinh viên Thái Lan) bị TAND TPHCM tuyên tử hình ngày 26-6 do vận chuyển 3,1 kg ma túy vào Việt Nam. Photo: Hanh Duyen (Photo: Hanh Duyen/ Tin Moi)

số trong lứa tuổi từ 15 đến 64. Trong vòng vài năm trở lại đây, số người từng sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông và Đông Nam A´ khoảng từ 3 triệu 700 ngàn đến 19 triệu người.

Phòng chống ma tuý phải kèm với điều trị người nghiện

Báo cáo mới của UNODC cũng cho biết việc sản xuất ma túy trái phép trong vùng được nói đang ở mức cao trong khi những năm qua, cơ quan chức năng bắt được số lượng lớn cocain tại các nước trong vùng Đông A´ và Đông Nam A´, bao gồm Việt Nam. Điều này, theo UNODC, cho thấy các tay buôn cocain đang tìm đến các thị trường mới. Và các nước như Cambodia, Philippines, Việt nam, Hong Kong, Trung Quốc được xem là những địa điểm trung chuyển mới cho việc buôn bán ma túy.

Đặc biệt, báo cáo của UNODC cũng nói là khu vực Đông và Đông Nam A´ đang trở thành thị trường tiêu thụ ma túy của các nhóm tội phạm có tổ chức từ Châu Phi và Iran.

Có nhiều thứ cần phải làm bao gồm cả chương trình phòng chống ma túy. Những chương trình này ở khu vực thì không đồng đều và thiếu thốn. Ngoài ra, còn phải có cách trị tốt hơn cho những người nghiện

ông Gary Lewis

Nhằm đưa ra khuyến nghị để giúp khắc phục tình trạng việc sản xuất, sử dụng ma túy gia tăng như hiện nay, ông Gary Lewis đưa ra 4 khuyến nghị, trong đó tập trung vào Miến Điện là một trong những điều quan trọng nhất:

Ngày 30 tháng 10, 2012 Việt Nam vừa tuyên án tử hình đối với Amodia Teresita Palacio, người Philippine, 61 tuổi, vì tội buôn lậu thuốc gây nghiện methamphetamine. Courtesy An ninh thủ đô
Ngày 30 tháng 10, 2012 Việt Nam vừa tuyên án tử hình đối với Amodia Teresita Palacio, người Philippine, 61 tuổi, vì tội buôn lậu thuốc gây nghiện methamphetamine. Courtesy An ninh thủ đô (Courtesy An ninh thủ đô)

"Đầu tiên, tập trung vào khu vực và Miến Điện", ông nói.

Miến Điện là nước sản xuất thuốc phiện với số lượng lớn thứ hai trên thế giới sau Afghanistan. Cho nên, tập trung giảm thiểu số lượng đất trồng thuốc phiện tại Miến Điện sẽ giúp giảm số lượng ma túy trong vùng. Thêm vào đó, ông Gary khuyến cáo rằng cần tăng cường các hình thức chế tài, hình phạt trong luật pháp cũng như chính sách quản lý. Ông cũng khuyến nghị các cơ quan nên đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống ma túy.

Khi được RFA hỏi liệu công tác quản lý, phòng chống ma túy sẽ gây trở ngại như thế nào đối với các nước trong khu vực, ông Gary nhận xét:

“Đầu tiên, các chính phủ trong vùng sẽ gặp khó khăn trong việc hợp tác với nhau khi mà có nhiều sản phẩm ma túy đến từ Miến Điện và Trung Quốc – là hai nước ở cùng khu vực”.

"Có nhiều thứ cần phải làm bao gồm cả chương trình phòng chống ma túy. Những chương trình này ở khu vực thì không đồng đều và thiếu thốn. Ngoài ra, còn phải có cách trị tốt hơn cho những người nghiện", vẫn theo ông Gary Lewis.

Trong phần báo cáo riêng về Việt Nam, kết quả nghiên cứu của UNODC cho thấy thị trường ma túy tổng hợp tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và trở nên đa dạng. UNODC cũng ghi chú rằng các thông tin không được Việt Nam cung cấp một cách đầy đủ và thúc giục chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu thập thông tin liên quan đến tình trạng sử dụng, buôn bán và sản xuất trái phép ma túy.

Theo dòng thời sự: