Nam Nguyên phỏng vấn TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về đánh giá vừa nêu.
Nguyên nhân cái nóng trong tăng trưởng
Trước hết từ Hà Nội, TS Võ Trí Thành nhận định:
TS Võ Trí Thành:
Xét về tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam thì được thừa nhận là khá cao. Thứ nhất ở vào khu vực năng động, thứ hai là nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, ngoài ra Việt Nam còn có ít nhiều kinh nghiệm của quá trình 20 năm đổi mới. Thứ ba là Việt Nam có dân số tương đối trẻ khá là năng động và điều quan trọng nữa là người ta cũng tin rằng chính trị Việt Nam tương đối ổn định. Đấy là những điều người ta thường nói về tiềm năng kinh tế Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng tiềm năng lớn nhất ở chỗ quá trình cải cách ở Việt Nam là không thể đảo ngược được. Nó có thể lúc chậm lúc nhanh nhưng nó sẽ tiếp tục, đấy là nhân tố cơ bản nhất. Theo tôi mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam còn hơi dưới mức tiềm năng một chút, xét về góc độ tiềm năng thì có lẽ nền kinh tế Việt Nam không phải quá nóng.
Cái 'nóng' ở đây là do sự sai lầm nhất định trong điều hành chính sách cộng với việc nền kinh tế trở nên mở hơn rất nhiều, việc điều hành cũng khó hơn. Do đó làm cho lạm phát cao, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cao.<br/>
Cái ‘nóng’ ở đây là do sự sai lầm nhất định trong điều hành chính sách cộng với việc nền kinh tế trở nên mở hơn rất nhiều, việc điều hành cũng khó hơn. Do đó làm cho lạm phát cao, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cao. Thậm chí người ta còn nói đến bong bóng này kia ví dụ bất động sản. Ở đây tôi nghĩ có hai vấn đề, một là xét về tiềm năng như vậy không phải tăng trưởng Việt Nam đã đạt tới mức tiềm năng của nó, mặt khác thì cũng không cần chờ nó đạt đến mức tiềm năng, nếu chính sách không tốt thì sẽ gây bất ổn có thể làm cho rủi ro ở bộ phận này, bộ phận kia của nền kinh tế là rất cao. Và theo nghĩa ấy quả là nền kinh tế có phần nóng thật.
Nam Nguyên:
Thưa TS, họ có ý kiến cho rằng ngoài lạm phát cao lãi suất không đủ bù đắp trượt giá, lãi suất thực âm hơn 4% trong khi tỷ lệ tăng tín dụng lớn hơn tăng GDP. Những nhận xét này có cơ sở hay không?
TS Võ Trí Thành:
Ở thời điểm hiện nay thì quả có phần như vậy thật. Bởi vì chúng ta biết trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 14% với mức lãi suất tính theo năm là khoảng trên 20%, tính trung bình của 6 tháng cũng vào khoảng 16%-17%. Nếu mà xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm. Nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa như thế này, nhìn về dài hạn nói chung về nguyên tắc Việt Nam thực hiện chính sách lãi suất thực dương, ở thời điểm này thời điểm kia cũng có thể có những chuyện như vậy.
Vấn đề thứ hai, mức tăng cung tín dụng của Việt Nam trong nhiều năm liền thì cao hơn nhiều mức tăng GDP danh nghĩa. Và đây là một trong những lý do gây ra bất ổn vĩ mô và lạm phát ở Việt Nam
Rủi ro thị trường là có nhưng tôi nghĩ Việt Nam có khả năng kiểm soát được tình hình. Để cho thị trường này hạ nhiệt nhẹ nhàng bớt mà không vỡ, xác xuất vỡ bong bóng là thấp.<br/>
Nam Nguyên:
The Economist nói tới nguy cơ võ bong bóng tài sản trong đó có bất động sản. Trong trường hợp này nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào?
TS Võ Trí Thành:
Cá nhân tôi cho rằng, sự rủi ro của thị trường bất động sản là có. Một trong những biểu hiện của nó là sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn một vài năm qua, nguồn vốn đổ vào rất là nhiều, tương tự như nhiều nền kinh tế mới nổi đang phát triển trong giai đoạn bùng phát phát triển cộng với luồng vốn từ bên ngoài vào. Rủi ro thị trường là có nhưng tôi nghĩ Việt Nam có khả năng kiểm soát được tình hình.
Để cho thị trường này hạ nhiệt nhẹ nhàng bớt mà không vỡ, xác xuất vỡ bong bóng là thấp.
Hạ nhiệt bằng Nghị quyết 11?
Nam Nguyên:
Nghị quyết 11 của chính phủ đưa ra hồi tháng 2 có được xem là liều thuốc hiệu quả để hạ nhiệt tình trạng tăng trưởng nóng hay không?
TS Võ Trí Thành:
Tôi cho là tinh thần Nghị quyết 11 tốt ở hai điểm. Điểm thứ nhất quan trọng nhất, tức là so với một số năm tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như rủi ro bất ổn vĩ mô có phần lập đi lập lại, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra một thông điệp mạnh mẽ nhất, rõ ràng về mục tiêu chính sách là tập trung kềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói trước khi có Nghị quyết 11, thông điệp về chính sách đôi khi có phần lẫn lộn giữa câu chuyện thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhưng những giải pháp tương đối đồng bộ và toàn diện bao gồm cả việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm áp lực trên thị trường ngoại hối và dần dần làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn cùng với việc dần dần có thể hạ nhiệt lạm phát.<br/>
Điểm thứ hai là giải pháp ở đây thì mặc dù phải chấp nhận cái đau đớn nhất định trong tăng trưởng kinh tế.
Nhưng những giải pháp tương đối đồng bộ và toàn diện bao gồm cả việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm áp lực trên thị trường ngoại hối và dần dần làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn cùng với việc dần dần có thể hạ nhiệt lạm phát.
Cộng với những khó khăn ấy có các biện pháp hỗ trợ những nhóm doanh nghiệp có thể dễ bị tổn thương nhiều hoặc những nhóm xã hội thu nhập thấp chẳng hạn. Giải pháp là tương đối tốt đồng bộ và có những chỉ tiêu tương đối rõ ràng để thị trường, để xã hội có thể nhìn vào đó xem xét việc thực hiện như thế nào.
Một điểm cũng mạnh mẽ nữa là bên cạnh nghị quyết này, Việt Nam bây giờ cũng khẳng định việc ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ là câu chuyện của năm nay mà đấy là câu chuyện sẽ đi cùng với quá trình cải cách và phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn.
Nam Nguyên:
Cảm ơn TS Võ Trí Thành đã trả lời đài RFA
Theo dòng thời sự:
- Hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ
- Nhập khẩu 3,3 tỷ đôla nông sản trong 3 tháng
- Việt Nam nhập siêu gần 2 tỉ đô la từ đầu năm.
- Việt Nam 'chi bạo' nhất thế giới
- Mô hình hợp tác công tư
- Việt Nam ngày nay: kẻ ăn không hết, người lần không ra
- Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết? (Phần 1)
- Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết? (Phần 2)