Từ ngày 26/6 đến 1/7/2019, dồn dập hàng chục vụ cháy rừng xảy ra dọc 6 tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Theo ghi nhận thì Hà Tĩnh là địa phương có số rừng bị cháy nhiều nhất trong đợt này.
Công luận hết sức băn khoăn khi các lực lượng chức năng và cả người dân địa phương tham gia dập tắt các đám cháy bằng dụng cụ chữa cháy thô sơ và thiếu thốn; thậm chí phải sử dụng cành cây để dập lửa.
Theo ước tính ban đầu của cơ quan hữu trách, các đám cháy đã thiêu rụi hàng trăm hecta rừng dân sinh và cả rừng phòng hộ. Có hai người dân tham gia chữa cháy bị thiệt mạng.
Số nhân lực tham gia chữa cháy được cho biết là hơn 15000 người. Và đợt cháy rừng vừa qua được cho là lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Tĩnh.
Đến ngày 1/7/2019, các đám cháy cơ bản đã được dập tắt và mưa lớn từ chiều giúp vơi bớt nỗi lo các đám cháy bùng lên trở lại.
Nguyên nhân cháy rừng vừa qua được báo chí trong nước nói là do khu vực này có nắng nóng lịch sử trên 40 độ kết hợp với gió Lào thổi mạnh khiến liên tiếp xảy ra cháy rừng, hàng trăm hecta cây rừng cháy rụi, hoang tàn.
“Yếu tố con người” trong hàng loạt vụ cháy rừng
Cũng trong chiều 1/7, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Đình Thành (46 tuổi, trú xã Xuân Hồng) với cáo buộc " Vi ph ạ m c á c quy đị nh v ề ph ò ng cháy chữ a ch áy", theo điều 313 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, trưa ngày 28/6 ông Thành ra khu vườn ở sát chân núi Hồng Lĩnh gom rác lại rồi châm lửa đốt. Do trời nắng nóng, gió phơn tây nam thổi mạnh khiến lửa bén đến rừng phòng hộ ở thôn 7 xã Xuân Hồng, rồi lan ra các khoảnh rừng ở thị trấn Xuân An. Ông Thành đã hô hoán người dân đến múc nước dập lửa song bất thành.
Mạng báo Vietnamplus trích dẫn từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết "t ì nh tr ạng đốt rừng l à m nương rẫy ở miền núi và đốt rơm rạ ở đồng bằng, đốt quang thực b ì để thu nhặt kim loại, đố t d ọ n ven đường xe lửa, đốt rá c trong v ườ n c ạnh khu rừng trồ ng, hun kh ó i để lấy mậ t ong …" trong thời điểm nắng nóng khô đã trực tiếp gây cháy.
Ngoài ra, ở khu vực này cũng không c ó lự c l ượng chữ a ch áy rừng chuy ê n trách, trong khi Luật ph ò ng cháy, chữ a ch áy đã c ó quy định.
K inh ph í đầu tư cho c ông tác ph òng, ch ống cháy rừng rất hạ n ch ế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ , l ạc hậu, vừa thiếu, chỉ c ó một số máy bơ m c ông suấ t nh ỏ v à chủ yếu l à dụng cụ chữ a ch áy thủ cô ng nh ư: Cuố c, x ẻng, dao phát…
Thạc sỹ lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật bình luận với RFA cũng cho rằng không chỉ bởi tình trạng thời tiết khắc nghiệt, chính con người cũng góp phần không nhỏ gây cháy rừng:
“Con người ngày càng sống thiếu trách nhiệm với thiên nhiên… Nhiều người không quan tâm, không cẩn thận nên đôi khi chỉ một mồi thuốc cũng dẫn đến cháy rừng”.
Cũng theo Thạc sỹ lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật, muốn khắc phục hậu quả cháy rừng "Về lâu dài phải chú ý vấn đề cải tạo từ nền tảng giáo dục, phải có người làm gương, phải xây dựng các mô hình trồng rừng, trồng cây gây rừng có sức lan toả đến cộng đồng. Đồng thời, vận động người dân trồng rừng, nông lâm kết hợp. Đó không phải chỉ là quá trình 10 năm 20 năm mà là quá trình hàng trăm năm nhưng mình phải kiên trì.
Thiết bị chữa cháy thiếu thốn, dập lửa bằng lá cây
Ông Cảnh, một người dân ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết trong vòng bán kính 3 đến 5 km từ nhà ông, có tới 4,5 điểm cháy, nhận định về công tác chữa cháy mà ông tận mắt chứng kiến:
"Công tác chữ a ch áy không ổ n v ì nh ữ ng d ụng cụ đều rất thô sơ. Người dân d ù ng c à nh cây để dậ p l ửa, d ù ng máy thổi để thổi lử a sang h ướ ng kh ác, ngăn không cho chá y lan hoặc d ù ng ca nước, n ó i chung là rất thô sơ. Dâ n qu ân, ngườ i d ân, phòng cháy chữa cháy, công an đều được điều tới nhưng nh ư ng k ế t qu ả th ì gầ n nh ư là "đợ i r ừng cháy hết rồi th ì tự tắt"."
Mạng báo Vietnamnet dẫn lời Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh cũng thừa nhận rằng "thiết bị chữ a ch áy thô ng d ụng l à máy thổ i, c ưa xăng, thậ m ch í d ù ng c à nh cây để dậ p l ửa. Tuy nhi ê n, cưa xă ng v à máy thổ i cò n thiếu, không đủ sử dụng cho vụ cháy rừ ng nh ư ở huyệ n Nghi Xu ân."
Ông Hoàng Quốc Huấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cũng bình luận trên Vietnamnet rằng "chưa n ó i đế n vi ệc sử dụng trực thăng chữ a ch áy, ngay cả một thiết bị bay để phục vụ cho việc giám sát vụ cháy từ tr ê n cao c ũng chưa được trang bị."
"Nếu được trang bị thiết bị n à y th ì cơ quan ch ức nă ng d ễ xác đị nh quy m ô vụ cháy hơn, từ đó đư a ra ph ương án tố t nh ất để dậ p l ửa".
Chính Phủ lý giải nguyên nhân “không dùng trực thăng chữa cháy”
Một số nhà hoạt động chia sẻ lại bài viết của báo Dân Trí từ năm 2018 về việc Binh đoàn 18 thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) huấn luyện, cũng như trực tiếp bay sang Indonesia mang theo gàu múc nước 4 tấn để chữa cháy rừng từ năm 2016, tuy nhiên cháy rừng Việt Nam lại không thấy xuất hiện các chuyến bay chữa cháy.
"Chữ a ch áy bằng trực thăng cần sử dụng từ 3 đến 5 trực thă ng d ộ i n ướ c liê n tục chữ a ch á y cho m ột điểm, trong khi đó t ì nh tr ạng cháy rừng phủ rộng tr ê n nhi ều huyệ n c ủ a nhi ều tỉnh. V ì vậy, việc huy động trực thăng l à kh ó khăn," cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm 1/7 trích lời Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ giải thích với cử tri Hà Tĩnh về nguyên nhân không sử dụng trực thăng cứu hỏa.
"Không chỉ vậy, t ì nh h ì nh gi ó phơn Tây Nam thổi mạnh trong suốt thờ i gian qua c ũng ả nh h ưởng tới khả năng tháo nước trúng điể m ch áy, đặc biệ t là ả nh h ưởng tới an to à n bay n ê n Chính phủ chưa điều động trực thăng củ a Binh đo à n 18, Tổng công ty Bay Bộ Qu ốc Ph ò ng ứng cứu.
Với t ì nh h ì nh cháy ở các điể m di ện rộ ng nh ư vậy th ì huy động cá c l ự c l ượng tạ i ch ỗ v à dậ p l ửa bằng các thiết bị máy thổ i, c ưa xăng l à hiệ u qu ả hơ n c ả.
Trong tháng 7 n à y thời tiết tiế p t ục nắng n ó ng gay gắ t, c ác tỉ nh kh ông chủ quan, t ính toá n nhu c ầu sử dụng thiết bị chữ a ch áy n à y để bá o c á o Ch ính phủ duyệ t chi đột xuất", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Vào chiều tối ngày 28 tháng 6, một số báo trong nước loan đi thông tin cháy rừng tại khu vực huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dây điện cao thế đoạn Hà Tĩnh- Đà Nẵng và có nguy cơ tách đôi hệ thống điện miền Bắc và miền Trung.
Trong cùng thời điểm khu vực rừng thông thuộc thôn 7, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh cũng bùng phát cháy. Sau đó cháy rừng lan sang các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Cháy rừng tại những huyện của tỉnh Hà Tĩnh mãi đến chiều ngày 1 tháng 7 mới được dập tắt.