Tình hình tự do báo chí trên thế giới

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản báo cáo tự do báo chí năm 2010 vào sáng thứ 2, ngày 2 tháng 5 nhân ngày tự do báo chí thế giới được tổ chức tại Washington DC.

0:00 / 0:00

Báo cáo mới cho thấy số người dân trên thế giới được tiếp cận với truyền thông độc lập đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Việt Hà có bài tường trình.

Bản báo cáo về tự do báo chí năm 2010 của tổ chức Freedom House công bố vào sáng ngày 2 tháng 5 cho thấy bức tranh tự do báo chí trong năm qua chưa có gì sáng sủa hơn so với các năm trước đó mặc dù tại một số khu vực trên thế giới đã có một vài nước đạt được những tiến bộ nhất định.

Một bức tranh ảm đạm

Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Giám đốc điều hành của Freedom House David Kramer nhận xét:

David Kramer:

thật đáng tiếc là những người làm việc trong ngành báo chí đang bị tấn công, mà gần đây nhất là cái chết của 2 phóng viên ở Libia, vài tuần trước, những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.

Trong số 196 nước được đánh giá lần này, có 68 nước được xếp vào danh sách có tự do báo chí, trong khi đó có 65 nước bị xếp vào danh sách các nước chỉ có tự do báo chí một phần và 66 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do báo chí. Theo nhận xét của bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House thì nếu nhìn vào số dân số thực sự được hưởng một nền tự do báo chí, bức tranh toàn cầu có vẻ ảm đạm hơn rất nhiều. Bà nói

những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.

David Kramer

Bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House
Bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House. Source RFA scrcap (RFA)

Karin Karlekar:

nhưng nếu nhìn vào dân số thì bức tranh ảm đạm hơn, chỉ 15% người dân trên thế giới có tự do báo chí, tức là 1 trong số 6 người trên thế giới có tự do báo chí, 42% có tự do báo chí một phần, và 43% không có tự do. Các nước có tự do báo chí đã giảm 1 điểm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, khi chúng tôi bắt đầu xem xét yếu tố dân số. Trong khi người dân sống tại các nước không có tự do báo chí tăng thêm 3% chủ yếu bởi 3 nước có số dân lớn bị xếp vào danh sách các nước này trong năm 2010.

Có 4 điểm chính đáng ngại được nêu lên trong báo cáo lần này của Freedom House. Đó là việc chính phủ các quốc gia có dân chủ một phần hoặc độc tài gia tăng các biện pháp hạn chế việc đưa tin qua sóng phát thanh, truyền hình độc lập để đối phó với sự gia tăng con số các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tại các nước này. Điển hình là tại các nước như Nga và Venezuela, chính phủ đã sử dụng biện pháp tạm ngưng hoặc không cấp giấy phép cho các cơ sở này.

Tại một số nước khác, việc kiểm soát nội dung trên internet qua các mạng xã hội đã trở thành phổ biến. Với điển hình là các nước như Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Trong báo cáo lần này, Freedom House cũng liệt kê Nam Hàn và Thái lan vào danh sách các nước mà chính phủ đã gia tăng việc kiểm sóat đưa tin trên internet thông qua các luật và quy định.

Tự do báo chí ngày càng tồi tệ

Ngoài ra, tự do báo chí toàn cầu năm 2010 cũng bị đe dọa bởi các thế lực không thuộc chính quyền tại một số nước ví dụ như Mexico, nơi các băng nhóm buôn lậu ma túy đe dọa tính mạng của phóng viên và tìm cách kiểm soát báo chí.

Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong.<br/>

Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong. Điều này cũng ảnh hưởng đến tự do báo chí thực sự. Freedom House chỉ tên những nước nguy hiểm nhất cho phóng viên tác nghiệp trong năm 2010 bao gồm Indonesia, Iraq, Mexico và Pakistan.

Báo cáo tự do báo chí năm nay của Freedom House cũng cho thấy sự tụt dốc của một số nước đã có nền dân chủ như Nam Phi, Ý và Hungary.

Có 9 sự dịch chuyển về mức độ tự do báo chí của các nước trong xếp hạng năm nay của Freedom House. Trong đó có 5 nước bị chuyển dịch về hướng xấu đi là chỉ có tự do một phần hoặc hòan toàn không có tự do. Chỉ có 4 nước được chuyển dịch về hướng tích cực, chủ yếu là tại châu Phi với các nước Guinea, Niger và Liberia.

Bích chương về tự do Tôn Giáo tại buổi hội nghị. RFA
Bích chương về tự do Tôn Giáo tại buổi hội nghị. RFA (RFA)

Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam có điểm số 83 trên 100 tức là hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc có điểm số là 85, cũng thuộc danh sách các nước không có tự do báo chí. Bà Karin Karlekar nhận xét:

tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger. Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí.

Bà Karin Karlekar

Karin Karlekar

:

điểm số của cả hai nước này không có gì thay đổi. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở cả hai nước giống như trò chơi mèo vờn chuột, tức là có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước với báo chí, nhưng người dân đang cố gắng chống cự lại. Vì thế tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger.
Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí. Nhưng tôi tin là các nhà họat động tại các nước này đang kháng cự lại. Nhìn chung, thì điểm số của cả hai nước không thay đổi so với năm trước đó và vẫn nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.

Bà Karlekar cho biết nều nhìn vào điểm số trung bình của toàn cầu thì dường như xu hướng tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang có chiều ổn định lại sau 8 năm liên tục đi xuống, cho thấy một khả năng đảo ngược tình thế.

Cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm nay với những hỗ trợ của internet và mạng xã hội đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn cho tự do báo chí, đặc biệt là tại Tunisia và Ai cập. Người đại diện của tổ chức Freedom House cho rằng những dấu hiệu này có thể mang lại một hy vọng cho nhiều tin vui hơn cho tự do báo chí của năm tới nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể dự báo điều gì.

Theo dòng thời sự: