Nguyên nhân khủng hoảng
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới lần này bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ năm 2007. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2006 một lượng tiền rất lớn từ nước ngoài đổ vào Mỹ để đầu tư đã tạo điều kiện cho quỹ dự trữ liên bang giữ được lãi suất cho vay ở mức thấp. Điều này khiến các điều kiện cho vay trở nên dễ dãi hơn. Lúc này tại Mỹ xuất hiện phổ biến loại cho vay gọi là sub-prime hay còn gọi là "thứ cấp", nghĩa là cho người chưa đủ tiêu chuẩn vay để mua nhà. Người người, nhà nhà đổ đi vay tiền mua nhà theo dạng dưới chuẩn, với điều kiện lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng hàng năm.
Khi số người mua nhà gia tăng, giá nhà đã tăng vọt.Nhiều người mua nhà đầu tư nhà đất theo dạng này, chờ đợi cơ hội để bán lại với giá cao hơn. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2006, giá nhà trung bình ở Hoa Kỳ đã tăng thêm 124%. Dư nợ từ mảng này tăng từ 160 tỷ đô la năm 2001 lên 540 tỷ đô la vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ đô la vào năm 2007. Theo ước tính đến cuối quý 3 năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất là tiền đi vay, và một phần ba là nợ khó đòi.
Năm 2008 đánh dấu sự sụp đổ của một loạt các tổ chức tài chính tại Hoa Kỳ như Lehman Brothers, Washington Mutual. Một số khác thì bị mua lại. Fannie Mae và Freddie Mac, hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ phải để chính phủ tiếp quản để tránh nguy cơ phá sản. Tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG phải nhận 85 tỷ đô la cứu nguy từ chính phủ.<br/>
Bong bóng thị trường nhà đất băt đầu vỡ khi vào giữa năm 2006, quỹ dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất liên tục qua nhiều đợt, từ 1% lên 5,25%. Việc tăng lãi suất khiến nhiều người đi vay tiền mua nhà theo dạng thứ cấp không có khả năng trả tiền nhà khi đáo hạn vì lãi suất cho vay biến động đã bị đội lên quá cao. Hàng loạt các nhà mua theo dạng thứ cấp không có khả năng thanh toán bị ngân hàng kéo nợ trong khi thị trường nhà đất bị đóng băng.
Bong bóng nhà đất vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà đối với các tổ hợp tài chính và đánh sụt giá cổ phiếu của các tổ hợp này. Đáng ngại hơn nữa là vì các tổ hợp này đã gói các khoản nợ với nhau như cái kén có nhiều lớp, và bán tiếp cho cơ sở khác để lấy tiền tài trợ tiếp. Bên trong tỷ trọng nợ xấu sẽ mất là bao nhiêu thì chính họ cũng không biết.
Năm 2008 đánh dấu sự sụp đổ của một loạt các tổ chức tài chính tại Hoa Kỳ như Lehman Brothers, Washington Mutual. Một số khác thì bị mua lại. Fannie Mae và Freddie Mac, hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ phải để chính phủ tiếp quản để tránh nguy cơ phá sản. Tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG phải nhận 85 tỷ đô la cứu nguy từ chính phủ.
Chỉ số Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%.
Lan ra toàn cầu
Vì một lượng tiền lớn đổ vào Mỹ để đầu tư lại đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và các nước có nhiều dầu lửa, khủng hoảng tài chính tại Mỹ có phản ứng dây chuyền đến một loạt các nước khác.
Đáng lẽ, người ta đã phải thấy ra điều ấy từ trước tại Âu Châu vì tháng 9 năm 2007, ngân hàng Northern Rock của Anh bị tình trạng rút tiền đột biến và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Năm 2008, một loạt các ngân hàng khác của Anh phải hoặc chịu chia nhỏ, hoặc bị mua lại.Ở Iceland cũng xảy ra khủng hoảng ngân hàng ở diện rộng. Ngay quý 1 năm 2008, GDP nước này giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này.
Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới như New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều chịu những lúc sụt giá lớn. Tại Nhật bản , chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp nhất lịch sử vào ngày 8 và 10 tháng 10 năm 2008.
Vì một lượng tiền lớn đổ vào Mỹ để đầu tư lại đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và các nước có nhiều dầu lửa, khủng hoảng tài chính tại Mỹ có phản ứng dây chuyền đến một loạt các nước khác. <br/>
Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ lần đầu tiên sau 8 năm tăng trưởng thật ra cũng không cao, năm 2008 cũng chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, vì vay muợn khá nhiều của các ngân hàng Âu Châu nay đang lâm nạn. Đã thế, giá dầu giảm mạnh và nhu cầu xây dựng suy sụp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại.
Khủng hoảng tài chính, dẫn đến suy thoái kinh tế. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tăng, hiện vẫn đang ở mức 10% tức là khoảng 15,4 triệu người không có việc làm. Khi người Mỹ không có việc, có nghĩa là tiêu dùng ở Mỹ sụt giảm. Điều này gây ảnh hưởng đến các nước đang phát triển vốn có nền kinh tế lệ thuộc xuất khẩu rất lớn vào thị trường Mỹ do mất các hợp đồng xuất khẩu lớn.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, suy thóai kinh tế có thể đẩy 200 triệu người mất việc làm ở các quốc gia đang phát triển vào cảnh đói nghèo.
Cứu nguy
Để cứu hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính đang trên đà sụp đổ, chính phủ các nước Mỹ, châu Âu, châu Á đã phải vào cuộc bằng cách cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn và bơm tiền vào hệ thống tài chính.
Riêng tại Hoa Kỳ chỉ trong năm 2008 đã cắt giảm lãi suất đến 8 lần, từ lãi suất cơ bản 5% xuống còn từ 0,0% đến 0,25%, thực tế là bằng số không và có khi là số âm nếu tính thêm tỷ lệ lạm phát.<br/>
Riêng tại Hoa Kỳ chỉ trong năm 2008 đã cắt giảm lãi suất đến 8 lần, từ lãi suất cơ bản 5% xuống còn từ 0,0% đến 0,25%, thực tế là bằng số không và có khi là số âm nếu tính thêm tỷ lệ lạm phát.Vào tháng 2 năm 2008, quốc hội Hoa Kỳ thông qua một số biện pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách trả lại bớt tiền thuế cho dân chúng, trị giá 158 tỷ mà không công hiệu.
Tháng 10 năm 2008, quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận một ngân khoản 700 tỷ đô la để mua lại nợ xấu của các ngân hàng. Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ lúc đó, ông Henry Paulson thừa nhận ‘chúng ta tiếp tục hành động trong hoàn cảnh một cuộc khủng hoảng tài chính trầm rọng. Trong khi chúng ta đạt được tiến bộ thì con đường phía trước là một con đường đầy dẫy khó khăn’
Vào ngày 13 - 14 tháng 10 năm 2008, các quốc gia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đô la.
Hồi phục kinh tế đang lấp ló?
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, ông Jean Claude Trichet hồi tháng tư nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu đang chững lại và kinh tế thế giới có thể hồi phục trong năm 2010.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, ông Jean Claude Trichet hồi tháng tư nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu đang chững lại và kinh tế thế giới có thể hồi phục trong năm 2010.<br/>
Trong cuộc họp thường niên tháng 8 năm nay của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ, ông Chủ tịch Ben Bernake và lãnh đạo một số ngân hàng trung ương các nước cho rằng cuộc suy thoái toàn cầu đã gần kết thúc. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo là sẽ cần thời gian dài để thế giới trở lại với đà tăng trưởng bình thường trước kia.
Trong báo cáo về ‘Triển vọng kinh tế thế giới’ công bố ngày 1/10, Quỹ tiền tệ thế giới nâng mức dự đoán tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế. Theo báo cáo này thì tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 1,1% trong năm nay và tăng 3,1% trong năm 2010. Theo ÌM thì tăng trưởng GDP của các nước mới nổi có thể đạt tỷ lệ 1,7% trong năm nay. Tại châu Á, Trung quốc và Ấn độ sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng của châu lục này.
Tuy nhiên tổng giám đốc quỹ tiền tệ thế giới IMF, ông Dominique Strauss Kahn cho biết rằng khó có thể nói khủng hoảng đã kết thúc khi mà tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm. Hiện vẫn còn nhiều nguy cơ, kể cả khả năng các nước ngừng chương trình kích thích kinh tế quá sớm hay những yếu kém trong lĩnh vực tài chính vẫn tiếp diễn.
Trong giả thuyết lạc quan là kinh tế đã đụng đáy và phục hồi, người ta vẫn e rằng thất nghiệp sẽ thuyên giảm khá chậm và đó là viễn ảnh chờ đợi thế giới trong năm tới.