Băn khoăn về việc dùng đá hoa cương lát vỉa hè Hồ Gươm!

0:00 / 0:00

Dự án lát đá vỉa hè bắt đầu từ năm 2010

Truyền thông trong nước cho biết dự án lát đá vỉa hè quanh Hồ Gươm được khởi động từ năm 2010 và vừa được tiếp tục tiến hành vào cuối tháng 5, sau gần một thập niên bị dừng.

Dự án này được nói thuộc một trong những công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Thế nhưng, việc lát những viên đá xanh cỡ lớn mới từ đoạn nhà hát múa rối Thăng Long đến nhà hàng Thuỷ Tạ phải bị dừng, do lo ngại lãng phí và loại đá mới có thể gây trơn trượt.

Báo mạng VNExpress.net, vào ngày 3/6 dẫn lời Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, ông Phạm Tuấn Long cho hay lần lát đá này sử dụng đá hoa cương xuất xứ từ Bình Định. Đá lát và đá bó vỉa hè được cắt theo thiết kế tại nhà máy để đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và không gây bụi, ồn nơi thi công.

Hồi trung tuần tháng 3/2018, ông Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng cho RFA biết lý do vì sao phải tiếp tục dự án lát đá vỉa hè quanh Hồ Gươm. Chúng tôi xin dẫn lại lời của ông:

<i>Về hiệu quả kinh tế thì một khi người ta chẻ đá để dùng vào lót đường, người ta chẻ theo quy cách để đem ra là lót được liền, gọi là đá tự chèn, để xuống đất, cát là tự bám luôn và khi muốn xử lý mang đi chỗ khác thì cũng không bị khó khăn vì không phải trộn phụ gia, xi-măng để lót. Cho nên tính về hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại đá này để lót đường thì rất phù hợp, chứ không phải dùng loại đá hoa cương, đá granite đắt tiền để lót đường là không phải. Về hiệu quả thẩm mỹ, thì có những trục đường, những tuyến đường, hoặc những điểm nhấn như phố đi bộ Nguyễn Huệ, ở TP.HCM cũng lót đá, thì sử dụng loại vật liệu này mang dáng vẻ tạo hình về kiến trúc phù hợp và hợp lý hơn so với dùng các vật liệu khác như xi-mămg hay gạch con sâu<br/>-Kỹ sư xây dựng ẩn danh</i>

“Hiện nay đường cấp thoát nước cũng như đường điện ở đây đang bị xuống cấp cần phải đầu tư cải tạo lại và nhân dịp này thì cũng cải tạo hoàn chỉnh luôn cho vật liệu bề mặt cho các đường dạo và thảm cỏ.”

Vào thời điểm đó, ông Phạm Tuấn Long cho truyền thông biết theo dự kiến toàn bộ gạch bloc và ngay cả các diện tích đá xanh phía đường Đinh Tiên Hoàng được lát trong dịp 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vào năm 2010 sẽ được thay bằng loại đá granite tự nhiên dày 10cm, có nguồn gốc từ tỉnh Bình Định. Ông Long cho biết thêm đang trong quá trình lấy ý kiến của người dân, nhưng ông không đề cập đến kinh phí của dự án được dự trù là bao nhiêu.

Vào hôm 3/6/2020, ông Phạm Tuấn Long nói với báo giới quốc nội rằng các nhà khoa học tham vấn về vật liệu thích hợp dùng lát vỉa hè Hồ Gươm để đạt các tiêu chí thẩm mỹ, an toàn, không trơn trượt khi trời mưa và bền vững. Đá hoa cương Bình Định được cho đáp ứng được các tiêu chí này. Và thông tin về mức kinh phí vẫn không được tiết lộ.

Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng được báo giới dẫn lời xác nhận việc thay thế đá ở Hồ Gươm là rất cần thiết và là kết quả của tranh luận nhiều năm qua giữa các chuyên gia, chứ không đơn thuần chọn loại đá như hiện đang dùng. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông còn cho rằng phần lớn cộng đồng sẽ đồng tình với quyết định này của Chính quyền quận Hoàn Kiếm vì theo lời ông nói là “Hồ Gươm sẽ có diện mạo gần gũi và sang trọng”.

Vỉa hè Hồ Gươm đang được lát đá hoa cương xuất xứ Bình Định.
Vỉa hè Hồ Gươm đang được lát đá hoa cương xuất xứ Bình Định. (Courtesy:kenh14.vn)

Dư luận nói gì?

Một kiến trúc sư trẻ ở Sài Gòn, không muốn nêu tên, lên tiếng với RFA rằng theo thông tin trong giới thì anh được biết việc lát đá Bình Định cho vỉa hè Hồ Gươm lần này được mài sơ không quá bóng và không trơn và đây là loại đá đặc trưng được dùng để lát vỉa hè sử dụng lâu bền. Đặc biệt, khu vực vỉa hè thường có ô tô đậu thì tránh bị lún và vỡ.

Đài RFA cũng liên lạc với một kỹ sư xây dựng là giám đốc quản lý dự án công trình đầu tư xây dựng của một tập đoàn tư nhân tại TP.HCM liên quan vấn đề này. Vị kỹ sư ẩn danh xác nhận việc dùng các loại đá được khai thác từ những mỏ đá của Việt Nam để lót vỉa hè là phổ biến. Lên tiếng về việc lát đá Bình Định của Chính quyền thành phố Hà Nội ở Hồ Gươm, vị kỹ sư giải thích rằng chi phí không cao, vì:

“Các loại đá lót đường ở Việt Nam nhiều lắm. Đặc biệt ở các mỏ đá khu vực miền Trung và miền Bắc. Thứ hai về hiệu quả kinh tế thì một khi người ta chẻ đá để dùng vào lót đường, người ta chẻ theo quy cách để đem ra là lót được liền, gọi là đá tự chèn, để xuống đất, cát là tự bám luôn và khi muốn xử lý mang đi chỗ khác thì cũng không bị khó khăn vì không phải trộn phụ gia, xi-măng để lót. Cho nên tính về hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại đá này để lót đường thì rất phù hợp, chứ không phải dùng loại đá hoa cương,đá granite đắt tiền để lót đường là không phải. Thứ ba về hiệu quả thẩm mỹ, thì có những trục đường, những tuyến đường, hoặc những điểm nhấn như phố đi bộ Nguyễn Huệ, ở TP.HCM cũng lót đá, thì sử dụng loại vật liệu này mang dáng vẻ tạo hình về kiến trúc phù hợp và hợp lý hơn so với dùng các vật liệu khác như xi-mămg hay gạch con sâu.”

Trong khi đó, một số người dân ở Hà Nội Đài RFA tiếp xúc vào khỏang thời gian tháng 3 năm 2018, khi Chính quyền quận Hào Kiếm thông báo sẽ tiếp tục thực hiện dự án lát đá vỉa hè Hồ Gươm chia sẻ rằng họ thấy bị lãng phí. Và hiện tại trong lúc việc lát đá đang diễn ra, cư dân Hà Nội cảm nhận ra sao? Anh Lê Hoàng, vào tối ngày 4/6/2020 bày tỏ với RFA:

“Thật ra việc lát vỉa hè này thì người ta đã làm nhiều lần rồi. Trước đây, có lát đá xanh, loại đá xanh trên núi. Người ta nói đá này rất bền hơn 20 năm, nhưng làm mới được mấy năm thì bị hỏng hết rồi. Thành ra, người ta làm mặc kệ cho xong rồi hỏng và lại làm dự án thay mới. Như thế thì rất là phí tiền thuế của dân. Mình thấy vô lý quá vì họ nói rằng sử dụng được lâu nhưng làm xong được khoảng vài năm rồi hỏng, đâu lại vào đấy, không được bền vững gì cả.”

Anh Nguyễn Văn Khánh tiếp lời:

<i>Thật ra việc lát vỉa hè này thì người ta đã làm nhiều lần rồi. Trước đây, có lát đá xanh, loại đá xanh trên núi. <i> Người ta nói đá này rất bền hơn 20 năm, nhưng làm mới được mấy năm thì bị hỏng hết rồi. </i>Thành ra, người ta làm mặc kệ cho xong rồi hỏng và lại làm dự án thay mới. Như thế thì rất là phí tiền thuế của dân. Mình thấy vô lý quá vì họ nói rằng sử dụng được lâu nhưng làm xong được khoảng vài năm rồi hỏng, đâu lại vào đấy, không được bền vững gì cả<br/>-Anh Lê Hoàng</i>

"Thứ hai nữa là trong tình hình khó khăn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung mà chính quyền thành phố bỏ ra số tiền lớn để lát đá hoa cương ở khu vực bờ hồ thì gây lãng phí và tốn kém. Chúng tôi cho rằng có rất nhiều nhiều giải pháp khác, mà thật ra tình trạng bị sụt lún không nhiều. Tôi thường xuyên đi chụp ảnh quanh bờ hồ thì tôi thấy không ảnh hưởng gì mấy, nhưng người ta cố tình làm như thế để có mục tiêu khác. Chúng tôi đã quan sát từ rất nhiều năm rồi thì các vỉa hè ở Hà Nội cứ bới lên lật xuống liên tục và nhất là khu vực bờ hồ là khu vực trung tâm của thủ đô."

Chúng tôi cũng ghi nhận qua trang fanpage báo giới chính thống quốc nội, nhiều ý kiến khác biệt của độc giả được chia sẻ. Trong đó, phần đông lo ngại về tình trạng tương như anh Lê Hoàng và anh Nguyễn Văn Khánh. Và một số độc giả khác ủng hộ việc lát đá hoa cương ở Hồ Gươm, tuy nhiên họ thắc mắc rằng vì sao không chờ dự án làm bờ kè Hồ Gươm xong rồi hẳn làm hoặc liệu rằng mỹ quan của khu vực này rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc đào cống, chôn cáp hay chăng?