Từ xứ Chùa Vàng phóng viên Nhã Trân của Ban Việt Ngữ RFA tượng thuật không khí đón Tết Nguyên Đán 2009 của người Việt Nam trên đất Thái.
Giữ gìn truyền thống
Những ngày đầu năm Kỷ Sửu nói riêng ở thủ đô Bangkok du khách hầu như không cảm nhận được cái không khí Tết Nguyên Đán. Phố xá tại các đại lộ chính, ngay cả khu vực trung tâm, không thấy thay đổi gì mấy so với thường ngày.
Hôm 23 ngày cúng ông Công, ông Táo hôị này có tổ chức, đông vui lắm. Các anh chàng rể người Mỹ, người Úc, người Canada, Anh, Phần Lan họp lại đông vui lắm. Tôi cũng mới sang nên thấy phong tục tập quán bên đây khác bên mình.
Anh Tâm, quê Nam Định
Trên khá nhiều con đường nhỏ ánh hoa đăng trang trí từ lễ Giáng sinh vẫn còn lấp lánh khi đêm về.
Đó là vì xưa nay Tết Âm Lịch tại Vương Quốc Thái chỉ được đón chào bởi những người gốc Việt, Hàn, Trung và Singapore.
Người Việt ở Thái, theo số liệu của Việt Nam, đến nay có tổng cộng khoảng trên dưói 600 ngàn người, và tập trung đông nhất ở vùng Đông Bắc cuả Thái, giáp biên giới Lào.
Một trong các thành phố lớn nhất của khu vực này là thành phố Khonkaen. Anh Tâm, quê quán Nam Định, qua Khonkaen làm ăn được hơn 1 năm nay, cho biết:
"Năm nay đồng bào Việt ở vùng Đông Bắc, nơi có Toà Tổng Lãnh Sự Việt Nam, tổ chức hội Tết. Người Việt ở đây vẫn giữ truyền thống Việt Nam, như đến nhà nhau ngày Tết.
Ở trên vùng Đông Bắc của Thái thì đông người Việt. Còn nói về các tổ chức của cộng đồng [người Việt] thì chẳng hạn có một hội của các chị lấy chồng nước ngoài, tại khu vực có ngôi trường Quốc Tế ở Bangkok.
Hôm 23 ngày cúng ông Công, ông Táo hôị này có tổ chức, đông vui lắm. Các anh chàng rể người Mỹ, người Úc, ngưòi Canada, Anh, Phần Lan họp lại đông vui lắm. Tôi cũng mới sang nên thấy phong tục tập quán bên đây khác bên mình. Đi xa quê hương thấy buồn. Không gì bằng ở trong nước.”
Tết tha hương
Như đã nói, người Việt sinh sống ở Bangkok không nhiều so với đồng bào ở các thành phố Đông Bắc của Thái.
Người ta nấu bánh chưng, gói giò đón Tết. Cũng có bà con Việt Kiều nên cũng vui, nhưng tất nhiên Tết ở Thái thì không bằng ỏ Việt Nam được vì người ta không đón năm mới giống ở Việt Nam.
Ông Trung, Bangkok
Tìm hiểu cho thấy quả là đồng bào ở thủ đô Thái ở rải rác đây đó, và nhiều ngưòi chưa được nghe đến hội đoàn, tổ chức nào của ngưòi Việt trong thành phố này.
Ông Trung, một nhân viên văn phòng ở Bangkok, đến Xứ Chùa Vàng từ Hà Tây được vài năm, so sánh:
"Tôi mới qua 3 năm và ở Bangkok. Có thấy người ta nấu bánh chưng, gói giò đón Tết. Cũng có bà con Việt Kiều nên cũng vui, nhưng tất nhiên Tết ở Thái thì không bằng ỏ Việt Nam được vì người ta không đón năm mới giống ở Việt Nam."
Nhận xét này không sai với thực tế là mấy, khi đường phố Bangkok không có hoa xuân muôn sắc, câu đối hồng điều, hay những cửa hiệu chất cao mứt sen mứt bí.
Dũng, một thanh niên sinh quán ở Tây Ninh, sang lập nghiệp tại Bangkok đã khá lâu và thông thạo tiếng Thái cũng như tập quán của xứ sở này vì lập gia đình với người bản xứ, chia sẻ:
"Em ở Patburi, khu vực phiá Bắc của Bangkok. Em qua đây đã gần 7 năm. Ở Bangkok em buôn bán tạp hóa, và làm nghề hướng dẫn du lịch cho du khách người Việt đến từ các nước.
Tết nhất ở đây đối với em cũng như ngày thường vì em không có cha mẹ, không có họ hàng bên này, cũng không quen với nhiều người Việt ở Thái. Ngày mùng một em có nghỉ bán, và đưa vợ con đi chơi.
Tết nơi này chỉ thấy có bánh mấy loại bánh của ngưòi Tàu, không có thức ăn Việt. Người Việt ở đây ít. 3, 4 người hoặc 5, 6 người ở trong cùng một cái ngõ, chứ không tập trung đông vui như người Việt ở những nước khác.”
Em mong về. Cũng nhớ cha, nhớ mẹ, muốn về mà không được. Mình tiền đâu mà về, tiền đâu mà về quê ăn Tết. Bây giờ cũng muốn về nhưng phải đi xa, phải kiếm tiền.
Nhớ Tết quê nhà
Xuân về. Khác biệt về phong tục tập quán khiến ngưòi Việt cư ngụ trên đất Thái nói chung đón Tết trong lặng lẽ so với đồng bào ở quê nhà.
Dù sao thì Tết Nguyên Đán vẫn đến, và lòng người không khỏi có những nguyện ước trong những buổi đầu xuân.
Kiều bào ở Thái có nguyện vọng gì vào đầu năm Kỷ Sửu? Những người được hỏi đều nói mong được đón Tết ở quê nhà khi có thể mưu sinh trên đất nước, chấm dứt cảnh đời tha hương:
“Em mong về. Cũng nhớ cha, nhớ mẹ, muốn về mà không được. Mình tiền đâu mà về, tiền đâu mà về quê ăn Tết. Bây giờ cũng muốn về nhưng phải đi xa, phải kiếm tiền.”
(Nhã Trân tường trình từ Bangkok, Thái Lan.)