Kho tư liệu lịch sử độc nhất...chờ được quan tâm

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông hiện sở hữu nhiều bản đồ và tư liệu cổ của Việt Nam.Vậy công tác giữ gìn và giải mã những tư liệu được đánh giá quí hiếm đó ra sao?

0:00 / 0:00

Trong cuộc nói chuyện sau đây giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và Gia Minh, ông cho biết những thông tin liên quan họạt động đó. Trước hết ông trình bày:

Nhiều tài liệu quý hiếm cần giải mã và bảo tồn

Nguyễn Đình Đầu: Trước đây chính quyền cũng biết tôi có những bản đồ đó, đặc biệt Bộ Tài Nguyên - Môi trường họ có ban chuyên về bản đồ cũng biết tôi có những bản đồ hiếm mà Nhà nước không có nên Nhà nước muốn số hoá lại những bản đồ mà chúng tôi có. Tôi có khoảng 3000 bản đồ.
Gia Minh: Ông cho biết Bộ Tài Nguyên- Môi trường có ý đồ số hoá những bản đồ mà ông có?
Nguyễn Đình Đầu: Họ mới có ý kiến đó, và điều này đuợc đăng trên báo Tuổi Trẻ. Họ muốn tôi nhượng lại tất cả những bản đồ đó để Nhà nước làm trung tâm lưu trữ bản đồ. Nhưng tôi chưa thấy cụ thể thế nào. Tôi không những sẵn sàng công bố

Tài liệu nói về vị trí đảo Hoang Sa. Ảnh minh họa
Tài liệu nói về vị trí đảo Hoang Sa. Ảnh minh họa (Courtesy báo Dantri-online)

mà còn giúp cho Nhà nước tài liệu cần thiết.

Họ muốn tôi nhượng lại tất cả những bản đồ đó để Nhà nước làm trung tâm lưu trữ bản đồ. Nhưng tôi chưa thấy cụ thể thế nào. Tôi không những sẵn sàng công bố mà còn giúp cho Nhà nước tài liệu cần thiết.<br/>

Gia Minh: Lý do vì sao chưa rõ rang cụ thể?
Nguyễn Đình Đầu: Tôi không biết điều đó. Tôi là người làm khoa học lịch sử; tất nhiên khi công bố (những bản đồ cổ) còn liên quan đến chính trị, thời sự…
Gia Minh: Trong quá trình sở hữu những bản đồ cổ đó, ông thấy có những thuận lợi, khó khăn gì không?
Nguyễn Đình Đầu: Về phuơng diện pháp lý không có gì khó khăn; về phuơng diện kỹ thuật có khó khăn.
Vừa rồi có bản đồ về không phận và hải phận Việt Nam mà tôi giữ đã bị nát, nhưng may đuợc số hoá kịp và in ra tốt nên tôi rất hài lòng.

Công trình cần quan tâm và tiếp nối

Cá nhân giữ bản đồ cũng có trở ngại, ví dụ sau vài lần chuyển nhà tôi cũng đánh mất một số bản đồ quí.

Bản đồ Việt Nam và vùng Biển Đông
Bản đồ Việt Nam và vùng Biển Đông. Courtesy Wikipedia (Courtesy Wikipedia)

Gia Minh: Nay có nhiều người biết rồi, ông có hướng công khai những bản đồ quí đó ra sao, có đề nghị với Nhà nước thế nào?
Nguyễn Đình Đầu: Nhà nước gần đây có giúp lắp máy lạnh cho nơi để bộ sưu tập bản đồ của tôi. Tuy nhiên, như tôi từng đến nhiều nước khác thấy họ lưu giữ bản đồ bằng nhiều cách, như việc giữ bản đồ mà không để chúng xếp vào nhau, tôi không có
Gia Minh: Còn việc bảo đảm an ninh thế nào?
Nguyễn Đình Đầu: Tôi hết sức gìn giữ cho cẩn thận thôi, còn ngoài sức của tôi thì không biết làm thế nào.
Tôi biết tin Việt nam cũng đang cho người ra nước ngoài để học cách lưu trữ bản đồ thế nào, đây là tin cũng làm cho chúng tôi mừng.

Điều tôi lo không phải là tư liệu bản đồ mà là phải có người giải mã chúng. Tôi muốn có những người tiếp tục công trình của tôi.<br/>

Gia Minh: Lo lắng nhất của ông hiện nay là gì?
Nguyễn Đình Đầu: Tôi lo vì nay tôi đã lớn tuổi, tháng ba vừa rồi đúng 90 tuổi; nhưng cũng may vẫn còn trí nhớ ( không còn minh mẫn nhưng cũng còn có thể …)
Điều tôi lo không phải là tư liệu bản đồ mà là phải có người giải mã chúng. Tôi muốn có những người tiếp tục công trình của tôi.
Việt Nam bị chiến tranh lâu dài, trước đây người ta chỉ để ý vấn đề bảo vệ tổ quốc; còn xây dựng thì chưa. Tôi có cảm tuởng Nhà nước bắt đầu quan tâm. Nhưng phải có người tiếp tục công trình của tôi như công trình tài liệu chữ Hán về phân chia đất đai Việt Nam trước kia. Có người chưa hiểu nên không cho chúng tôi tiếp tục.
Đây là những tài liệu quan trọng, nếu không chuyên môn thì chúng chỉ là đống giấy thôi.
May vấn đề bản đồ có chuyện thời sự Hoàng Sa, Trường Sa nên đuợc để ý hơn.
Gia Minh: Cám ơn ông.

Theo dòng thời sự: