Tăng sản lượng lúa nhưng phát triển bền vững?

Việt nam đặt ra hai mục tiêu khó hài hòa là xuất khẩu nhiều gạo đồng thời hướng tới sản xuất bền vững. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

0:00 / 0:00

Chỉ với khoảng 1,6 triệu ha đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, khu vực này làm ra hơn 20 triệu tấn lúa mỗi năm chiếm một nửa sản lượng toàn quốc. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chỉ trong vòng hai thập niên là hoàn toàn tùy thuộc vào lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đất đai bị vắt kiệt với 3 vụ lúa một năm?

Để có sản lượng lúa gạo nhiều như vậy, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đa số làm tới 3 vụ lúa trong 12 tháng, điều mà nhiều nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về sự vắt kiệt tài nguyên đất đai có hại về lâu dài. Tuy vậy TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục trồng trọt có nhìn nhận khác về vấn đề này:

TS Phạm Văn Dư:

“Thật ra trong sản xuất thâm canh về mặt lâu dài, điều chúng tôi lo sợ nhất chính là tăng dân số, thứ hai là công nghiệp hóa vì khi công nghiệp hóa thì mất đất sản xuất lúa. Đấy là những vấn đề chúng tôi phải lo, còn sản xuất hai vụ hay ba vụ trên một nền đất diện tích nào đấy trong ba chục, năm chục năm thì vẫn không có vấn đề gì.
Theo Viện nghiên cứu lúa ở Philippines (International Rice Research Institute) người ta đã làm ba vụ hơn ba bốn chục năm nay rồi mà năng suất vẫn bình thường. Tôi thấy sự sử dụng tốt đất đai là do bản thân người nông dân, thành ra chúng tôi cố gắng hướng dẫn người nông dân bớt phân bón thuốc trừ sâu lại. Đó

Đê điều và đồng ruộng miền Nam. RFA
Đê điều và đồng ruộng miền Nam. RFA (RFA)

là hai vấn đề quan trọng ngoài ra còn vấn đề phù sa ngọt, họat động của vi sinh vật trong đất có thể nó hỗ trợ một phần lớn để cho cây lúa hoặc tất cả các cây trồng khác có thể phát triển. Thí dụ ở Bắc bộ qua thời gian rất dài mấy chục năm đâu có phù sa bồi đắp như ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng mà năng suất vẫn tốt vẫn phát triển tốt.

thâm canh về mặt lâu dài, điều chúng tôi lo sợ nhất chính là tăng dân số, thứ hai là công nghiệp hóa vì khi công nghiệp hóa thì mất đất sản xuất lúa. Đấy là những vấn đề chúng tôi phải lo, còn sản xuất hai vụ hay ba vụ trên một nền đất diện tích nào đấy trong ba chục, năm chục năm thì vẫn không có vấn đề gì.

TS Phạm Văn Dư

Tuy nhiên có một số trường hợp bị giảm năng suất có thể là do điều kiện thời tiết lạnh quá hay nóng quá, những chuyện ấy thì quan trọng còn sự mầu mỡ của đất cũng không ảnh hưởng lớn đến chuyện làm hai vụ hay ba vụ. Đặc biệt chúng tôi cũng khuyến cáo bà con nông dân cố gắng để sau mỗi vụ cố gắng cày ải phơi đất, để cho hoạt động sinh học của đất lấy đạm khí trời giúp cho sự phát triển của cây lúa tốt hơn. Về lâu dài chúng tôi thấy chưa có lo ngại gì về những ý kiến như thế.”

Trên thực tế có một số địa phương nông dân chỉ làm hai vụ rất thành công, như một số nơi ở Kiên Giang, Cần Thơ. Nông dân được hướng dẫn và hiều rõ về sự lợi hại của việc để cho đất đai nghỉ dưỡng giữa hai vụ, có nơi đạt năng suất từ 8 tới 10 tấn một ha, tổng lợi nhuận của người làm hai vụ không kém những người làm ba vụ mà năng suất thấp.

TS Phạm Văn Dư giải thích rằng do những đặc thù sinh thái khác nhau không phải nơi nào ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có thể làm ba vụ lúa như mong muốn:

Lúa được phơi khô trước khi đóng bao. RFA
Lúa được phơi khô trước khi đóng bao. RFA (RFA)

TS Phạm Văn Dư:

“Hiện nay chúng tôi căn cứ trên những cơ sở khoa học hướng dẫn bà con nông dân chuyển dịch sử dụng thời vụ gieo trồng. Có những vùng bà con làm hai vụ, có vùng làm một vụ lúa một vụ tôm. Có những vùng bà con có thể làm ba vụ tùy theo điều kiện địa hình sinh thái gọi là ecosystem phù hợp, có nước đầy đủ.

Nông dân được hướng dẫn và hiều rõ về sự lợi hại của việc để cho đất đai nghỉ dưỡng giữa hai vụ, có nơi đạt năng suất từ 8 tới 10 tấn một ha, tổng lợi nhuận của người làm hai vụ không kém những người làm ba vụ mà năng suất thấp.

TS Phạm Văn Dư

Có những vùng đợi nước trời, chờ mưa xuống mới làm, có những vùng xâm nhập mặn thì khi nước mặn vào người ta làm một vụ tôm rồi sau đó làm một vụ lúa. Hiện nay tất cả các vùng sản xuất ba vụ, hai vụ, một vụ theo hướng luân canh với những cây hay con khác, đều có khuynh hướng trên cơ sở phải phát triển bền vững tránh ô nhiễm môi trường.”

Lợi hại của “sáng kiến lập đê bao”

Để gia tăng sản lượng lúa gạo nhanh chóng trong khi diện tích đất trồng lúa ngày càng hẹp hơn, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ sau đổi mới cuối thập niên 1980 đã thực hiện một giải pháp đặc biệt, để người dân có thể sản xuất 3 vụ lúa có nơi 4 vụ một năm. Đó là sáng kiến lập đê bao để có thể trồng lúa quanh năm, tuy nhiên đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi mặc dù nhờ đó sản lượng lúa đã gia tăng gấp bội, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Một số nhà khoa học lập luận rằng đê bao làm cho nước lũ và phù sa không tích tụ trên mặt đất mà đổ thẳng ra sông biển, lâu dài đất sẽ mất độ màu mỡ người trồng lúa sẽ tốn nhiều chi phí cho phân bón, canh tác liên tục làm cho sâu bệnh phát triển bắc cầu, nông dân phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

Gạo xuất khẩu. AFP
Gạo xuất khẩu. AFP (AFP)

TS Phạm Văn Dư Cục phó Cục trồng trọt trình bày quan điểm của ông:

Nếu không có đê bao thì không thể làm được diện tích ba vụ. Thực ra trong kế họach làm đê bao không phải là bao lại vĩnh viễn. Vẫn có chương trình xả lũ, khoảng ba bốn vụ sẽ xả lũ một lần, như thế không hề hấn gì mà lại tăng được diện tích của một vụ nữa.

TS Phạm Văn Dư

TS Phạm Văn Dư:

“Nếu không có đê bao thì không thể làm được diện tích ba vụ. Thực ra trong kế họach làm đê bao không phải là bao lại vĩnh viễn. Vẫn có chương trình xả lũ, khoảng ba bốn vụ sẽ xả lũ một lần, như thế không hề hấn gì mà lại tăng được diện tích của một vụ nữa. Thí dụ những vùng bị lũ trong tháng 7-8 có thể tranh thủ làm vụ này, tuy nhiên phải có đê bao.
Tôi cho rằng cách nghĩ và cách làm này cũng phù hợp với tự nhiên, nông dân và chính quyền địa phương đều hiểu điều này. Đê bao thì có thể tăng vụ nhưng đòi hỏi một lượng vốn khá lớn, đê bao không phải là to lớn đâu bề ngang độ ba bốn tấc, bề cao chừng bốn năm tấc vậy thôi. Nước cũng không cao cho nên có thể ngăn chặn trong một thời gian nhất định để gieo sạ, sau đó một hai năm xả cho nước vào tự nhiên thì vẫn bảo đảm độ màu mỡ của đất.
Trước đây do không biết nên đã bỏ đất hoang rất phí, hiện nay có thể tranh thủ để làm và tôi nghĩ điều này là một trong những cái đã được tính toán suy nghĩ rất kỹ.”

Những điều TS Phạm văn Dư nói được thể hiện rõ ràng trong chủ trương của ngành nông nghiệp, thí dụ sau khi đã xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo trong năm 2010, năm nay chính phủ đặt khả năng có thể xuất khẩu từ 7 triệu tới 7,4 triệu tấn gạo. Trước đó Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn lên kế hoạch gia tăng thêm 1 triệu tấn lúa trong năm 2011.

Theo dòng thời sự: