Tập đoàn Power Machines của Nga đã thắng kiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 11 năm ngoái và theo nguồn tin giấu tên trong bài đăng trên Nhật báo RBC (Nga), phía Power Machines đang “đòi” khoản tiền bồi thường khoảng 500 triệu USD. Việc này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt - Nga?
Không “quá ghê gớm”
Nhận định về vụ kiện này, thạc sỹ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu quốc tế, cho rằng những tập đoàn làm việc với nhau thì phải có đụng chạm. Khi lợi ích bị xung đột thì phải sử dụng biện pháp ra tòa án quốc tế. Theo ông, vụ kiện này cũng không phải là gì “quá ghê gớm”:
"Đây chỉ là mộ t d ự án nhỏ, nó không thể ảnh hưởng đến tổng thể mối quan hệ của hai bên được. Quan hệ của hai bên phải bao gồm chính trị, qu ân sự, ngoại giao, kinh tế chứ không phụ thuộc vào chuyện này."
Cũng theo ông Hoàng Việt, 500 triệu USD không phải là tiền bồi thường mà là số tiền phía tập đoàn Power Machines đã bỏ tiền thi công 70% khối lượng công việc. Nay, dự án không thể tiếp tục thì phía tập đoàn Nga kiện đòi lại số tiền này.
Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, từ nước Úc nói rằng theo các phương tiện truyền thông, dù ban đầu, phía Việt Nam phớt lờ các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ giữa hai nước, tuy nhiên, tranh chấp giữa Power Machines với PVN cũng sẽ không có tác động tiêu cực quá lớn đến quan hệ Nga-Việt, bởi vì:
"Toàn bộ lực lượng quân sự của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Nga và di s ả n hu ấn luyệ n qu ân sự, bán vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật từ Nga. Việt Nam không có lợi nếu thực hiện các bước gây tổn hại hoặc làm suy yếu quan hệ song phương.
Tuy nhiên, " mối quan hệ hợp tác không giới hạn" của Nga với Trung Quốc đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam. Việt Nam sẽ phải cố gắng giữ quan hệ với Nga đồng thời tì m c á ch h ợp tác vớ i c ác đối tác chiến lược toà n di ện khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản."
Theo tin từ báo Nhà nước, Tập đoàn Power Machines của Nga và Petro Việt Nam (PVN) dính đến vụ kiện qua hợp đồng Kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) vào năm 2014, nhằm xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 tại tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2018, Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Power Machines ngăn cản việc xuất khẩu tua-bin General Electric và các thiết bị khác từ Mỹ. Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến Power Machines gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng EPC.
Vào tháng 2/2019, sau khi thực hiện được khoảng hơn 70% dự án thì Power Machines đình chỉ hợ p đồng EPC với "lý do bất khả kháng". Điều này đã bị PVN bác bỏ.
Tranh chấp sau đó được đưa ra tại Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ. Tháng 9/2019, Power Machines khởi kiện Petro Việt Nam tại Trung tâm Trọng tài quốc tế (IAC) ở Singapore. IAC đã đưa ra quyết định cuối cùng có lợi cho Power Machines vào tháng 11 năm 2023. Hiện tại, chi tiết của quyết định này vẫn được giữ bí mật.
Tương lai dự án
Theo giáo sư Carl Thayer, sắp tới, chính phủ Nga có thể sẽ nêu vụ việc Power Machines với Chính phủ Việt Nam một cách riêng tư. Quyết định của IAC được đưa ra bởi một tòa án quốc tế có uy tín, và vì vậy, nhiều khả năng Việt Nam sẽ đàm phán gói bồi thường cho Power Machines như đã từng làm với Rosneft vào năm 2020.
Công ty Rosneft có phần lớn vốn của chính phủ Nga, nắm quyền sở hữu hai lô dầu khí 06.1 và 05.3/11, ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Việt Nam và Rosneft dự kiến dùng các dàn khoan của tập đoàn Anh Noble Corporation để khoan các giếng này. Nhưng theo truyền thông Nga, vào giữa tháng 7/2020, PetroVietnam huỷ bỏ hợp đồng dàn khoan vì sức ép của Trung Quốc.
Nói về số phận của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 trong tương lai, thạc sỹ Hoàng Việt cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm một nhà thầu khác để hoàn thành dự án. Ông dự đoán đó có thể là nhà một tập đoàn từ Mỹ hoặc Châu Âu và chắc chắn không phải là Trung Quốc:
"Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ chọn cả, không được chọn. Bởi vì thứ nhấ t l à ngườ i d ân phản đối; thứ hai là Việt Nam không tin tưởng Trung Quốc trong các dự án ở trên Biển Đông vì Việt Nam và Trung Quốc có những lợi ích xung đột ở biển Đông."
Theo ông Hoàng Việt, dự án này, nếu muốn tiếp tục phải chờ đến khi vụ kiện tụng tranh chấp được giải quyết một cách rốt ráo:
"Dự án này từ đời Bộ trưởng Công thương trước là ông Trần Tuấn Anh để lại. Ông Nguyễn Hồng Diên, bây giờ là Bộ trưởng Công thương, có lẽ là ông muốn là phải giải quyế t d ứt điểm thì ông ấy mớ i d ám nhảy ra, ch ứ bây giờ mà nhảy ra giữ a ch ừng thì có khi trách nhiệm lại thuộc về ông ấy."
Bài học cho Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam cần rút ra bài học để tránh các vụ kiện tương tự trong tương lai. Theo ông, yếu tố chính của tranh chấp giữa Power Machines và PVN nảy sinh khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu), nhằm ngăn chặn việc giải quyết tài chính giữa Power Machines và PVN. Do đó, GS. Carl Thayer nói tiếp:
"Việt Nam cần phát triển các cơ chế thay thế để chi tiền và o c ác thỏa thuận thương mại trong tương lai vớ i c ác tậ p đoàn Nga. Điều này có thể bao gồ m c ác ngân hàng trung gian ở Trung Quốc và các nước thứ ba khác và/hoặc trao đổi hàng h ó a. "
Qua vụ tranh chấp này, thạc sỹ Hoàng Việt cho rằng Việt Nam cần phải nắm vững luật quốc tế và phải tuân thủ luật quốc tế:
"Không thể bất chấ p ý chí của mình được. Trong trường hợp này, điều đó là "bất khả kháng" mà tại sao l ã nh đạ o Petro Vi ệt Nam, có bao nhiê u c ơ quan tư vấn, đều không cho rằng đó là bất khả kháng và cu ố i cù ng nhất định không trả tiền cho người ta, đến mức phải ra tòa và cu ố i cù ng cũng phải trả, có thoát được đâu."