Tối thứ Hai tuần trước, sau khi Kim, ngưới ủng hộ chính sách hiện hành của nhà nước, không có câu trả lời cho những luận điểm phản biện của các bạn Hoa, Tùng, Quỳnh, Duy, và Huy, thì các bạn đã lần lượt đưa ra những giải pháp cho câu hỏi của Kim rằng:"Nếu không nhân nhượng thì chính phủ Việt Nam có thể làm gì."
Ngoài ra, các bạn trẻ của chúng ta kỳ vọng gì, đề nghị gì đối với chính phủ trong chính sách đối nội-đối ngoại của Việt Nam nhằm phát huy nội lực và bảo vệ lãnh thổ quốc gia trứơc sự bành trứơng của ngưới cộng sản anh em Trung Quốc? Mời quý vị nghe phần phân tích tiếp theo của những ngưới trẻ ở hai miền Nam-Bắc cũng như tại Châu Âu và Mỹ.
Nam: Sinh viên, sống và học tập tại Sài Gòn.
Quỳnh: Đang sống ở Hà Nội.
Hoa: Ở Hà Lan.
Huy: Hiện là học sinh cấp 3 ở California.
Kim: Đang sống ở Sài Gòn.
Tùng: Sống và học tập ở Hà Nội.
Duy: Sinh viên Sài Gòn
Nội lực Việt Nam?
Duy: Cá nhân của Kim Duy thì nếu như được phép góp ý với nhà nước cũng như là mở ngay một đại hội như Bến Bình Than năm xưa, thì với cá nhân Kim Duy, nếu được góp ý thì Kim Duy nghĩ là phải thay đổi ngay cái lộ trình ngoại giao và thứ hai nữa là phải dân chủ hoá ngay trong nước. Dân chủ hoá để tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc ở trong và ngoài nước.
Phải dân chủ hoá ngay trong nước. Dân chủ hoá để tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc ở trong và ngoài nước. Hơn nữa, phải để tự do báo chí để sức mạnh báo chí tận dụng được cái sự ủng hộ của thế giới
Duy, sinh viên Sài Gòn
Hơn nữa, phải để tự do báo chí để sức mạnh báo chí tận dụng được cái sự ủng hộ của thế giới, để lên án cái hành động của Trung Quốc. Đặc biệt thứ ba nữa là muốn chơi được với bạn thì chính bản thân mình phải thay đổi trước.
Chính phủ Việt Nam phải uyển chuyển hơn trong vấn đề xây dựng, đặt ngay ra một lộ trình dân chủ để tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc. Khi mà mình có một cái áo mới thì mình sẽ chơi được với một người bạn mới, thay vì cái việc mình muốn người khác giúp đỡ nhưng con đường mình chọn nó khác đường với người bạn của mình thì không thể nào xây dựng được.
Muốn chơi được với người khác thì điều đầu tiên, đó là thay đổi chính bản thân mình. (Hoa : Vâng. Đúng rồi.) Cái thể chế ở trong nước phải phù hợp với đại đa số thể chế của thế giới cũng như là xu hướng phát triển của nhân loại.
Tùng: Có nghĩa là mình cũng hoà chung vào với thế giới, từ đó mình sẽ nhận được sự hậu thuẫn của thế giới mạnh hơn nữa.
Trà Mi : Trước khi mình muốn hoà mình, hoà nhập vào với lại xu hướng của thế giới thì mình ít nhứt cái nội lực của mình cũng phải vững vàng, nhưng mà về mọi mặt thì Việt Nam của mình cũng còn nhiều cái yếu điểm thì làm thế nào để chúng ta có thể bước đi từng bước vững chãi?
Hoa: Người dân mình thì họ muốn lấy lại cái đảo Hoàng Sa và Trường Sa đó mà bên chính quyền thì lại không hề đề cập tới, nên em thấy chính quyền phải thay đổi làm sao để cho người dân mình ở trong nước cũng như ngoài nước cùng chấp tay vào thì em nghĩ là sẽ tạo được một áp lực lớn cho bên phía Trung Quốc, cùng giống như là quốc tế đang làm áp lực lên Trung Quốc về cái vụ Tây Tạng.
![VnStudentProtestTruongSa-250.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/T5232B2B77Y65HHUCZ4MGR56WA.jpg?auth=1f063e13109513ebaa6841869a1e0b86789b79e6586fab6b08e7c099e9a2edcc&width=400&height=240)
Trà Mi: Thế còn Quỳnh?
Quỳnh : Mình thì mình nghĩ là chính quyền Việt Nam nên thả tất cả những người đấu tranh cho dân chủ đang ở trong tù và hãy mở rộng lòng tôn trọng và đối thoại với họ, xây dựng một chính phủ liên hiệp, coi như chúng ta chuyển hoá một cách rất ôn hoà thành một đất nước dân chủ để phát huy mọi tiềm lực của người dân Việt Nam.
Mình tin tưởng tuyệt đối vào nội lực của người Việt Nam có thể xây dựng được trong tương lai và cái điều đó sẽ là cái động lực chính đem lại tiếng nói của mình trên trường quốc tế, và cái việc đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa thì rõ ràng là phải dựa vào tiếng nói của chúng ta chứ không dựa vào ai được.
Vai trò lãnh đạo của đảng CSVN?
Trà Mi: Các bạn khác có ý kiến nào khác không?
Kim : Theo Kim nghĩ thì, lúc nãy các bạn có nói một ý là cần phải hoà nhập vào thế giới, đi theo xu hướng chung và sau đó sẽ được sự ủng hộ của thế giới thì sẽ tạo ra được một áp lực chính phủ Trung Quốc, nhưng mà chị Trà Mi có nói một câu là liệu có hoà nhập nổi hay không với cái nội lực hiện tại bây giờ, thì đối với Kim thì Kim nhìn gần hơn một chút thôi.
Thí dụ như các bạn có thấy cái chuyện chất độc màu da cam, các tổ chức như là Đoàn Thanh Niên hay bất cứ những tổ chức nào như vậy là kêu gọi mọi người hãy ký tên vì các nạn nhân chất độc màu da cam, thì tại sao mình không có làm cái chính sách đối ngoại của mình trở nên mạnh mẽ hơn bây giờ bằng cách đó?
Đảng CSVN lãnh đạo thì phải làm được việc này. Nếu Đảng CSVN không làm được việc này thì tốt nhất là không làm nữa, chứ không có thể chuyện đảng không làm việc này được.
Quỳnh ở Hà Nội
Có nghĩa là chính phủ Việt Nam không đứng ra nhưng mà có một tổ chức nào đó đứng ra để kêu gọi. Theo mình thấy thì có một số bạn lập một số website để thu thập ý kiến, chữ ký… đó cũng là một cách. Có nghĩa là Kim nhìn gần hơn một tí thì việc mình có thể làm được ngay bây giờ chứ không phải là...
Các bạn có ý kiến rất hay và Kim đồng ý thôi, nhưng mà có vẻ những ý như vậy cần phải 5, 10 năm hoặc 20 năm – 30 năm nữa khi mà những người nói chuyện như chúng ta có thể lên được tới chức quyền nào đó rồi thì mới có thể làm được những chuyện như vậy.
Duy : Nói theo cách bạn, muốn thay đổi đất nước thì phải rời khỏi đảng và nhà nước.
Hoa : Nói như chị Kim thì có nghĩa là chị không tin tưởng vào đảng à?
Kim : Kim không nói là Kim không tin vào đảng. Ý kiến của Kim ở đây là một nhân tố thứ ba đứng ra, đảng không thể nào đứng ra kêu gọi là "hãy ký tên đi", hãy làm việc này, hãy làm việc kia được.
Hoa : Nhưng mà chính quyền Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.
Kim: Chị Trà Mi đã có tóm tắt laị rồi là mỗi người đều có nhận thức riêng, bây giờ chỉ là giải pháp thôi.
Trà Mi: Theo ý Kim đưa ra là không chỉ những người trẻ mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân có thể cùng nhau làm những thỉnh nguyện thư kêu gọi những chữ ký ủng hộ để trình lên chính phủ để có tiếng nói chung, đại đoàn kết người dân lại, biểu lộ thái độ phản ứng của mình đối với Trung Quốc, phải không?
Tùng: Rõ ràng bạn Kim bạn ấy nói rằng có rất nhiều phương pháp mà có thể làm được, nhưng mà bạn nói rằng hiện giờ đảng chưa làm được, nhà nước chưa làm được, hay là chưa muốn làm? Mình chỉ nói vấn đề như thế thôi.
Kim: Mình không nói là nhà nước chưa hay không làm được mà mình nói là nhà nước không thể đứng ra kêu gọi ngưòi dân ký tên, nhà nước không thể làm công tác như vậy.
![VnStudentProtest-ChinaEmbassy-250.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/EYD74JP4FKCJ5HXI5DKX3AQWWI.jpg?auth=aa2aba952d04c0bb88feb78f7259525b748a0a8fa65d5b2f612b56ecb0b34be8&width=400&height=292)
Tùng: Kim vừa nói rằng những giải pháp mà các bạn trong cuộc hội đàm này đã đưa ra đều có ít nhiều cái chính xác nhưng những cái đó đều chưa thực hiện được, đúng không? Và Kim có nói rằng phải đợi đến khi nào mọi người ở đây được vào trong chính quyền thì mới có cơ hội đạt được. Thể chế hiện tại của chúng ta đã không làm được.
Quỳnh: Mình xin chia sẻ cái này. Mình luôn luôn nghĩ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng luôn luôn là người con của nhân dân Việt Nam, và hiển nhiên là Đảng CSVN lãnh đạo thì phải làm được việc này. Nếu Đảng CSVN không làm được việc này thì tốt nhất là không làm nữa, chứ không có thể chuyện đảng không làm việc này được. Đảng là người con của nhân dân Việt Nam và rõ ràng việc này là trách nhiệm rất lớn thuộc về đảng.
Tùng: Và những biện pháp mà mọi người đưa ra đều là biện pháp ngoại giao ôn hoà và có trong điều kiện Việt Nam làm được, nhưng bây giờ chúng ta đều thấy rằng đã chưa làm được gì cả.
Từ sau các sự kiện ngày mùng 9 và 16/12 thì đã có rất nhiều các nhóm sinh viên đã được thành lập ra và tìm hiểu vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, thí dụ như diễn đàn hoangsa.org đưa những thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa đến cho tất cả người dân biết càng tốt và mình rất muốn tham gia những hoạt động này.
Tùng ở Hà Nội
Hoa: Nếu mà chính quyền cảm thấy không có lo được cho dân, không có lo được cho đất nước thì nên từ bỏ chức vụ đi để cho người khác có sức để lo cho dân, bảo vệ cho đất nước và bảo vệ cho người dân Việt Nam mình, thì cần phải đưa người đó lên lẫnh đạo.
Sứ mạng của giới trẻ
Trà Mi: Những đề nghị mà các bạn đưa ra thì so với tình hình thực tế hiện nay thì cũng còn khá xa vời như là ý kiến của Kim đó, thì trong khi chờ đợi những điều đó biến thành hiện thực thì thế hệ trẻ trong và ngoài nước, với vai trò là những rường cột nước nhà thì theo các bạn, thanh niên Việt Nam có thể làm gì để thể hiện quan điểm của mình, hoặc là để đóng góp vào cái quá trình đó, thúc đẩy nó sớm trở thành hiện thực hơn nữa?
Tùng : Từ sau các sự kiện ngày mùng 9 và 16/12 thì đã có rất nhiều các nhóm sinh viên đã được thành lập ra và tìm hiểu vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, thí dụ như diễn đàn hoangsa.org đưa những thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa đến cho tất cả người dân biết càng tốt và mình rất muốn tham gia những hoạt động này.
Bởi vì bản thân bây giờ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa không phải là bất cứ người dân nào cũng biết và có rất nhiều người không biết và họ không nắm rõ được vấn đề.
Các bạn trẻ bây giờ họ qua Internet, họ qua rất nhiều các phương tiện khác, họ đã tìm hiểu một cách rõ ràng về lịch sử Hoàng Sa cũng như các sự kiện tàu Trung Quốc bắn phá tàu Việt Nam và đưa vấn đề làm sao mà chúng ta có những hoạt động xã hội thiết thực để đưa thông tin đó đến cho nhiều người dân biết hơn.
Trà Mi: Ngoài việc chía sẻ thông tin thì giới trẻ có thể làm gì hơn thế nữa? Mời Huy. Hồi này hình như Huy muốn góp ý phải không?
Huy: Em nghĩ thì muốn chia sẻ thông tin thì cần phải làm từ trong giữa những bạn bè của mình, bởi vì theo như em biết thì ngay cả bạn bè em thì cũng có người nói là cũng biết về vụ Hoàng Sa - Trường Sa đó nhưng mà họ nói là không có liên quan gì tới họ hết, ai muốn lấy nó thì lấy.
Quỳnh : Đúng. Ví dụ như mọi người đều muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hay lấy chữ ký thì bản thân những người ký vào đó họ phải hiểu rõ vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và họ phải tự bản thân họ khẳng định được là Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta.
Trà Mi: Vâng. Các bạn đề nghị những biện pháp như chia sẻ thông tin hoặc là kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng bằng việc thu thập chữ ký. Những hành động đó đều với mục đích là bày tỏ lòng yêu nước, nhưng mà làm thế nào để bày tỏ lòng yêu nước mà không bị "nhắc nhở"?
Huy : Theo em thì đầu tiên, cái này là Đoàn Thanh Niên phải đi trước đầu tiên. Mình phải gây áp lực lên Đoàn Thanh Niên trước bởi vì họ là đầu tàu của thanh niên. Nhưng mà nếu như họ không làm thì ...
Hoa : Em thấy Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đó thì cũng là của đảng, cũng là của chính quyền.
Trà Mi: Nếu các bạn chưa có đồng ý với việc là đoàn đại diện của mình lên tiếng chưa đúng mức hay là có những thái độ chưa đúng mức thì các bạn có thể làm gì được hơn như thế?
Duy : Vấn đề này thật ra đến thời điểm này, chúng ta nói thì nói thế thôi, chứ thật ra chúng ta hoàn toàn bế tắc.
------------------------------------------------
Theo dòng cuộc hội luận trong những tuần qua, Diễn đàn cũng đã nhận được rất nhiều thư tham luận, bày tỏ quan điểm của thính giả khắp nơi mà chúng tôi đã cố gắng phản ánh trong mục Trả Lời Thư Tín hàng tuần.
Những yêu cầu của quý vị mà chúng tôi chưa tiện đáp ứng thì mong rằng quý vị thông cảm và lượng thứ cho.
Ban Việt Ngữ chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp quý báu của tất cả quý thính giả khắp nơi. Rất mong được quý vị tiếp tục ủng hộ và dành thời gian đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ mỗi buổi tối Thứ Hai hàng tuần.
Trà Mi kính chào.