Phúc trình dài 126 trang của Human Rights Watch được đưa ra một ngày sau khi Liên Hiệp Quốc lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải cấp tốc thay đổi cách thức cầm giữ những người nghiện ma túy trong các trung tâm cai nghiện.
Kiếm lợi lộc trên người nghiện
Ông Phil Robertson, giám đốc chuyên trách Đông Nam Á trong Human Rights Watch, cho biết:
Kết quả điều tra của Human Rights Watch qua phỏng vấn kín với những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện cùng với nhiều nguồn thông tin khác cho thấy người nghiện trong các trung tâm cai nghiện bị đánh và bị bắt lao động ngoài ý muốn để sản xuất hạt điều, giày dép, quần áo hoặc những sản phẩm khác không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn để bán ra nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam nên dẹp bỏ những hành vi lạm dụng này, bởi thay vì giúp người nghiện chữa dứt cơn ghiền thì lại để cho họ bị hành hạ bị ngược đãi bị cưỡng bách lao động và làm lợi cho những kẻ kiếm lợi lộc trên những người nghiện như vậy.
<i>lao động không tốt, như ra chỉ tiêu một ngày lột tiêu lột tỏi hay làm cho đủ hai chiếc chiếu, không đủ chỉ tiêu thì cũng có đánh chứ. Cũng vất vả, không đủ chỉ tiêu họ cũng đánh nặng lắm chứ không đánh chết. Rồi họ đưa biệt giam, còng một giò lại, cho ăn cơm với muối, uống nước phải nhịn, kêu là biệt giam.</i> <br/>
Vẫn theo Human Rights Watch, người cai nghiện khi phạm kỷ luật hay từ chối không chịu lao động thì bị đánh đập hoặc tra tấn trong đó có biện pháp chích điện.
Ngay lập tức trong ngày thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, chỉ trích Human Rights Watch đưa tin sai lạc.
Bà nói người ghiền ma túy ở Việt Nam được đối xử tử tế theo đúng luật pháp và tiêu chuẩn nhân quyền, rằng lao động hay làm việc là phương cách giúp con nghiện tăng cường sức khỏe trong thời gian được cho uống thuốc cai nghiện.
Một người ở Hóc Môn, từng ra vào nhiều lần các trại cai nghiện ma túy, cho biết:
Bắt về cho cai nghiện là phải tốn tiền đi học nghề, đi lao động, đi sản xuất làm chiếu làm manh để đem ban. Nói chung cán bộ cũng giáo dục đàng hoàng, những người không chấp hành thì có biện pháp xử lý. Còn như lao động không tốt, như ra chỉ tiêu một ngày lột tiêu lột tỏi hay làm cho đủ hai chiếc chiếu, không đủ chỉ tiêu thì cũng có đánh chứ. Cũng vất vả, không đủ chỉ tiêu họ cũng đánh nặng lắm chứ không đánh chết. Rồi họ đưa biệt giam, còng một giò lại, cho ăn cơm với muối, uống nước phải nhịn, kêu là biệt giam.
người ghiền ma túy ở Việt Nam được đối xử tử tế theo đúng luật pháp và tiêu chuẩn nhân quyền, rằng lao động hay làm việc là phương cách giúp con nghiện tăng cường sức khỏe trong thời gian được cho uống thuốc cai nghiện.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Người thứ hai, từng tiếp cận với các tù nhân nữ ghiền ma túy ở một trại giam miền Bắc, nói rằng người ghiền bị quản giáo đối xử rất khắc nghiệt:
Những người nghiện mà bị SIDA thì cứ tự chịu đụng vậy thôi. Họ hoàn toàn không có cho điều trị gì hết. Đến ngày sắp chết mới được đi bệnh viện. Có xuống trạm xá trong trại thì cũng chỉ nằm được hai ba ngày thôi, mà thấy vừa ngớp ngớp rồi là cho trở về đội để đi làm.
Những người đó vẫn bị đánh đập, khi làm cái gì không vừa lòng cán bộ không vừa lòng công an là họ vẫn đánh, còn bị đem ra phơi nắng luôn, nhìn thấy xót xa vô cùng.
Theo giám đốc y tế và nhân quyền Joe Amon của Human Rights Watch, hàng chục ngàn con nghiện gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giam cầm trong những trung tâm lao động cưỡng bách của nhà nước Việt Nam.
Video: Tra tấn, cưỡng bức lao động tại các trung tâm cai nghiện ở VN