Quốc tế đòi VN trả tự do cho các nhà tranh đấu

Hôm 10/1, UB Bảo vệ Quyền Làm Người VN, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn, là ba tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng đòi trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại VN.

Điều này được coi như điều kiện tiên quyết cho cuộc Đối thoại Nhân quyền cấp cao đầu tiên giữa Việt Nam và Liên Âu tổ chức tại Hà Nội.

Chúng tôi đã gặp gỡ phỏng vấn ông Gerald Staberock, Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn có trụ sở tại Genève, đồng thời điều hành Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền là chương trình liên hợp giữa Liên Đoàn Quốc tế Nhần quyền và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn. Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn về tầm quan trọng của sự lên tiếng chung nói trên.

Cơ hội đẩy mạnh nhân quyền

Ỷ Lan: Thưa ông Gerald Staberock, ông vừa tham gia vào Bản lên tiếng chung nhân danh Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhân cuộc Đối thọai Nhân quyền cấp cao giữa Việt Nam và Liên Âu sắp tới. Vì sao Bản Lên tiếng xuất hiện và ông mong mỏi gì vào cuộc đối thoại nói trên?

Có một số điều quan trọng cần nêu bật, như các việc giam cầm các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền thông qua sự kết án mơ hồ, như “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng quyền tự do và dân chủ”.

Gerald Staberock

Gerald Staberock: Tôi nghĩ rằng đối thoại nhân quyền là cơ hội đẩy mạnh nhân quyền. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra các điểm chuẩn làm cho cuộc đối thoại đích thực đáng giá với danh xưng của nó. Tôi tin rằng điều kiện cơ bản ban đầu cho mọi cuộc đối thoại nhân quyền mà Liên Âu thực hiện với các quốc gia, bây giờ là trường hợp đối với Việt Nam, là việc trả tự do cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và để cho họ được tự do hoạt động. Có một số điều quan trọng cần nêu bật, như các việc giam cầm các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền thông qua sự kết án mơ hồ, như "tuyên truyền chống nhà nước", "lợi dụng quyền tự do và dân chủ" v.v…

Không riêng việc trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền, cuộc đối thoại còn phải đi sâu vào sự thay đổi cơ bản đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Thành quả của sự thay đổi phải dựa trên pháp lý, những điều luật mơ hồ phải hủy bỏ, không được áp dụng hay lạm dụng chúng để chống các nhà hoạt động trong các xã hội dân sự.

Ỷ Lan: Ông có nêu ra một số trường hợp đặc biệt về các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền để yêu sách Việt Nam trả tự do không, thưa ông?

Gerald Staberock: Có cả một danh sách dài, và nếu chị nhìn vào các lý do phạm tội dung để kết án họ, như phá hoại, tuyên truyền chống xã hội chủ nghĩa, chống phá nhà nước… thì rõ ràng là sự kết tội đã quá lạm dụng.

tqd305.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson. Photo courtesy of Oslo Freedom.

Chúng tôi nêu trường hợp blogger Nguyễn Văn Hải, tự Điếu Cày, người sáng lập Câu lạc bộ Ký giả tự do; vị cao tăng Thích Quảng Độ hiện bị quản chế và bị tù đày lâu năm chỉ vì kêu gọi cho tự do tôn giáo; còn có những luật gia cho nhân quyền, nhà bảo vệ môi sinh và bảo vệ Dân oan… Chủ yếu và giản dị, họ là những người sử dụng các quyền xã hội, kinh tế và chính trị. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng đây không là những trường hợp cá biệt - mà là hậu quả khiếp sợ của toàn thể cộng đồng. Cho nên, khi chúng ta nói tới tiến bộ, vâng, chúng ta phải đòi hỏi trả tự do cho họ, và đây là bước khởi đầu để tạo nên khí hậu cho sự đa nguyên, là tác dụng của việc hành xử nhân quyền, để hình thành những tổ chức nhân quyền độc lập tại Việt Nam, là điều bất khả thể hiện nay. Cho nên những trường hợp chúng tôi nêu ra chỉ là đỉnh của tảng băng, tượng trưng cho những vấn nạn trầm trọng hơn. Nhưng chúng tôi phải khởi sự như thế, và áp lực Việt Nam để yên cho các nhà bảo vệ nhân quyền hoạt động.

Cần hậu thuẫn tiếng nói xã hội

Ỷ Lan: Thưa ông, Đối thoại Nhân quyền là một tiến trình "bí mật", với rất ít thông tin tiết lộ sau cánh cửa. Nay ba tổ chức của quý ông lại công khai dấy lên sự quan tâm của quý ông trước khi cuộc đối thoại bắt đầu. Ông có nghĩ rằng nghị trình của cuộc đối thoại nhân quyền phải được công khai hóa hay không?

Chúng tôi nêu trường hợp blogger Nguyễn Văn Hải, tự Điếu Cày, người sáng lập Câu lạc bộ Ký giả tự do; vị cao tăng Thích Quảng Độ hiện bị quản chế và bị tù đày lâu năm.

Gerald Staberock

Gerald Staberock: Tôi tin đây là điều quan trọng. Nghĩ cho cùng, dù mức độ bí mật của cuộc đối thoại xảy ra tới đâu, thì đây vẫn là cuộc đối thoại nhân quyền, không là những chủ đề bí mật. Tôi cũng nghĩ rằng trong những đối thoại nhân quyền như thế, có một lằn ranh rõ rệt - một mặt có thể mở ra thay đổi, mặt khác có thể chỉ là sự bào chữa và đưa ra một kiểu cách hợp pháp nào đó cho một tiến trình chẳng đáng được gọi là hợp pháp. Bởi vậy, điều quan trọng là có những tiêu chuẩn khách quan, qua đó chúng tôi muốn được thấy những chi sẽ xảy ra, và những nhu cầu tối thiểu cho một tiến trình có thể tín nhiệm. Nếu không, như chúng ta đã thấy qua các quốc gia khác trong thế giới, các chính phủ đã lợi dụng cuộc đối thoại để lấy lại uy thế hay đạt những thắng lợi khác, mà chẳng có ý định cho sự dấn thân thực sự. Chúng tôi muốn thấy rõ Việt Nam có thực sự chủ trương tôn trọng nhân quyền hay không. Không thể nào cam kết tôn trọng nhân quyền trong khi bắt bỏ tù những nhà hoạt động cho nhân quyền.

Ỷ Lan: Về tổ chức Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền. Ông có thể giải thích ý nghĩa của Người Bảo vệ Nhân quyền, và đâu là những quyền mà các nhà bảo vệ nhân quyền đắc thủ tại các quốc gia như Việt Nam?

Gerald Staberock: Người Bảo vệ Nhân quyền ban đầu đã được định nghĩa trong "Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những người đấu tranh cho Nhân quyền" được LHQ thông qua năm 1998, đặc biệt định nghĩa rằng, Người Bảo vệ Nhân quyền là người hoạt động bảo vệ quyền cho kẻ khác.

CuHuyHaVu04042011250.jpg
Công an áp giải TS Cù Huy Hà Vũ đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sáng ngày 4-4-2011. AFP PHOTO.

Tuyên ngôn LHQ công nhận quyền cơ bản này của mọi cá nhân, là quyền phải được bảo vệ. Tôi không tin rằng một xã hội gọi là tự do khi Người Bảo vệ Nhân quyền không được tự do hoạt động. Đây là lý do Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền được hình thành và ra đời cách đây mấy năm. Đây là một chương trình cộng tác chung giữa Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn để giúp đưa tiếng nói, và phá tan sự cô lập cho những ai tranh đấu cho quyền của người khác trong những hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề chúng tôi đối diện với Việt Nam và một số quốc gia khác, là thật khó khăn và nguy hiểm cho những Người Bảo vệ Nhân quyền được hiện hữu. Chúng tôi hoan nghênh họ, vì họ thường trực bị hăm dọa, sách nhiễu, đối tượng cho sự cầm tù tùy tiện, bị tra tấn và nhiều khi bị thảm sát. Điều quan trọng là chúng tôi phải hậu thuẫn những tiếng nói xã hội như thế cho mỗi ngày, đây là chuyện sinh tử nếu chúng ta muốn thấy sự thay đổi xảy ra.

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Gerald Staberock.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Genève.

Opens in new window

Video: Blogger Huỳnh Thục Vy kể lại buổi "làm việc" với chính quyền

Theo dòng thời sự: