Kể từ năm 2000, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ này cũng tài trợ để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc da cam sau chiến tranh. Tổng số nguồn kinh phí tài trợ cho đến nay lên đến khoảng 11 triệu rưởi đôla Mỹ.
Giám đốc Chương trình Sáng kiến Đặc biệt giải quyết vấn đề Chất da cam trong chiến tranh Việt nam thuộc Tổ chức Ford Foundation, Tiến sĩ Charles Bailey, là một trong những người tiên phong từng đến thăm nhiều vùng bị rải chất da cam ở Việt Nam từ những năm 90 đã dành cho Quỳnh Như cuộc trò chuyện về chương trình giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất da cam, mời quý thính giả theo dõi…
Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ nghiên cứu về chất dioxin
Quỳnh Như:
Xin chào Tiến sĩ Charles Bailey. Thưa Tiến sĩ, ở Việt Nam nhiêù người biết đến Quỹ Ford Foundation là tổ chức cung cấp học bổng đào tạo du học sinh tại Hoa kỳ. Trong cương vị là người đứng đầu Chương trình Sáng kiến Đặc biệt giải quyết vấn đề Chất da cam trong chiến tranh Việt nam xin ông cho biết tổ chức của ông đã bắt đầu chương trình này từ khi nào?
Chúng tôi đã bắt đầu tài trợ cho chương trình khắc phục hậu quả chất da cam sau chiến tranh tại Việt Nam từ năm 2000, thông qua tổ chức Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.<br/>
TS Charles Bailey:
Chúng tôi đã bắt đầu tài trợ cho chương trình khắc phục hậu quả chất da cam sau chiến tranh tại Việt Nam từ năm 2000, thông qua tổ chức Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam. Tổ chức này đã dùng nguồn ngân sách 115,000 đôla Mỹ do Quỹ Ford Foundation tài trợ để giúp cho khoảng trên 1,500 người tàn tật có liên quan đến chất da cam ở một số tỉnh miền Nam. Cụ thể như cung cấp xe lăn, thực hiện các cuộc giải phẩu chỉnh hình và chữa trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu, để giúp những nạn nhân của chất da cam trong chiến tranh có thể hoà nhập với cuộc sống bình thường.
Quỳnh Như:
Thưa, Tiến sĩ đã thực hiện nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chất dioxin ở Việt Nam sau chiến tranh, đồng thời cũng đã đi thăm nhiều nơi có chất da cam, và tiếp xúc với nhiều người bị nhiễm chất này ở Việt Nam, có phải đó là lý do thôi thúc ông lập ra Sáng kiến Đặc biệt của Quỹ Ford và hỗ trợ cho việc thành lập Nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất da cam? Và xin Tiến sĩ cho biết cụ thể về Sáng kiến Đặc biệt do ông khởi xướng?
TS Charles Bailey:
Nguồn tài trợ của Quỹ Ford Foundation thông qua tổ chức Hội Chử thập đỏ Việt Nam từ năm 2000 là giai đoạn đầu trong cam kết của Quỹ Ford Foundation để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất da cam sau chiến tranh. Đến khoảng năm 2007 quan hệ hợp tác giữa Hoa kỳ và Việt Nam đã phát triển trên

nhiều lĩnh vực mới, chúng tôi nhận thấy cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác, đối thoại giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề khắc phục hậu quả chất da cam trong quan hệ song phương giữa hai nước. Vì thế chúng tôi bắt đầu thành lập Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ nghiên cứu về vấn đề chất dioxin. Và cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc này được tổ chức vào tháng Giêng năm 2007.
Chúng tôi bắt đầu thành lập Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ nghiên cứu về vấn đề chất dioxin. Và cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc này được tổ chức vào tháng Giêng năm 2007.<br/>
Từ 2006 đến 2009, tổ chức Quỹ Ford Foundation đã làm việc rất chặt chẽ với cả hai chính phủ Việt- Mỹ trong việc khảo sát ngăn chặn sự lan nhiễm chất dioxin ở khu vực sân bay Đà Nẳng. Mục tiêu của kế hoạch này là dọn sạch chất da cam một cách an toàn để môi trường sinh sống của người dân không còn bị ô nhiễm.
Từ đầu 2007, chúng tôi đã phối hợp với Việt Nam tiến hành khảo sát những nơi nghi ngờ có chất dioxin thuộc khu vực sân bay Đà Nẳng, và áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn không để lan rộng ra các khu vực lân cận. Bước sang giai đoạn thứ ba sẽ sử dụng khoa học công nghệ để dọn sạch chất da cam. Hiện nay chính phủ hai nước đang còn thảo luận về các phương án cho giai đoạn cuối. Mục tiêu cuối cùng là dọn sạch toàn bộ chất dioxin ở các khu vực này.
Chọn sân bay Đà Nẳng để làm thí điểm
Gần đây tôi cũng được biết Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP) và Tổ chức Môi trường Toàn cầu (GEF) đang làm việc với chính phủ Việt Nam trong kế hoạch dọn sạch chất dioxon ở hai khu vực sân bay Phù Cát và Biên Hoà.”
Quỳnh Như:
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, năm 2007 Uỷ ban Cố vấn Hổn hợp Việt-Mỹ (Joint Advisory Committee) đã có kế hoạch dọn sạch chất dioxin ở cả 3 khu vực: sân bay Biên Hoà, Phù Cát, và Đà Nẳng, nhưng dường như cho đến nay chỉ mới có khu vực sân bay Đà Nẳng là đã bắt đầu thực hiện hoạt động tẩy rửa chất dioxin.
TS Charles Bailey:
Vâng. Chính phủ Việt Nam đã chọn sân bay Đà Nẳng làm thí điểm. Chúng tôi biết hai khu vực ở sân bay Biên Hoà và Phù Cát cũng cần được dọn sạch chất da cam, nên nỗ lực của Quỹ Ford cũng đã tập trung cho cả 3 nơi này. Nhưng cuối cùng ý kiến của Uỷ Ban Cố vấn Hổn hợp Việt-Mỹ là thực hiện theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam và chọn sân bay Đà Nẳng để làm thí điểm trước tiên.
Chính phủ Việt Nam đã chọn sân bay Đà Nẳng làm thí điểm. Chúng tôi biết hai khu vực ở sân bay Biên Hoà và Phù Cát cũng cần được dọn sạch chất da cam, nên Quỹ Ford đã tập trung cho cả 3 nơi này. Nhưng cuối cùng ý kiến của UBCV Hổn hợp Việt-Mỹ là thực hiện theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam<br/>
Quỳnh Như: Được biết, hiện nay phiá Việt Nam dùng biện pháp khoanh vùng, chôn lấp bằng bê-tông để ngăn chặn nguy cơ chất dioxin lan ra các vùng xung quanh, theo Tiến sĩ Việt Nam có cần sử dụng khoa học công nghệ để thực hiện quá trình dọn sạch chất dioxin hay có thể làm như hiện nay?
TS Charles Bailey: Nói chung bất kỳ tình trạng ô nhiễm môi trường nào cũng vậy, cần trải qua ba giai đoạn trong quá trình tẩy dọn. Trước tiên là khảo sát để tập trung khoanh vùng bị ô nhiễm, cụ thể ở đây là khu vực phiá Bắc sân bay Đà Nẳng, bước thứ hai là ngăn chặn sự ô nhiễm lan rộng ra các vùng sản xuất lương thực.

Theo đánh giá, việc ngăn chặn sự lan nhiễm chất dioxin ở sân bay Đà Nẳng đã thành công. Nhưng việc này chỉ có tính chất nhất thời nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người dân, trong khi chờ đợi quyết định sẽ sử dụng các biện pháp khoa học công nghệ để dọn sạch hoàn toàn chất da cam. Bây giờ đang ở bước đầu của giai đoạn cuối cùng trong việc dọn sạch chất dioxin ở sân bay Đà Nẳng.
việc ngăn chặn sự lan nhiễm chất dioxin ở sân bay Đà Nẳng đã thành công. Nhưng việc này chỉ có tính chất nhất thời nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người dân, trong khi chờ đợi quyết định sẽ sử dụng các biện pháp khoa học công nghệ để dọn sạch hoàn toàn chất da cam.<br/>
Quỳnh Như:
Nói đến sự trợ giúp dành cho những người tàn tật do hậu quả của chất Da cam, xin ông cho biết Quỹ Ford giúp chữa trị cho họ hay giúp vốn cho họ làm ăn để hoà nhập cộng đồng?
TS Charles Bailey:
Quỹ Ford là một trong số các tổ chức tài trợ giúp cho những nạn nhân của chất Da cam ở Viêt Nam. Ngoài ra, còn có các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp quốc, chính phủ của các nước, trong đó có Hoa kỳ. Tất cả cùng hợp tác để hỗ trợ nhân đạo cho những nạn nhân của hoá chất dioxin ở những nơi bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, mỗi nạn nhân có mức độ thương tật và nhu cầu được trợ giúp khác nhau. Do vậy cách hiệu quả nhất là chúng tôi hợp tác, và hỗ trợ cho các tổ chức, đoàn thể, hay chính quyền điạ phương trong nước để giúp cho các nạn nhân này.
Thử thách hiện nay là tập trung nguồn tài lực đảm bảo gia đình các nạn nhân chất Da cam được giúp đỡ, để giúp những người tàn tật này có thêm cơ hội. Đồng thời khuyến khích cho các trung tâm xã hội giúp người tàn tật của Việt Nam có năng lực để phát triển. Hiện nay Quỹ Ford đã vạch ra đường lối chiến lược dài hạn cho nguồn tài trợ. Tháng 6 năm ngoái, Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất Da cam/Dioxin đã công bố kế hoạch trong vòng 10 năm, với kinh phí dự trù lên tới khoảng 300 triệu đô la Mỹ, cho việc dọn sạch môi trường không còn hoá chất Dioxin. Điều này sẽ mang lại những yếu tố tích cực cho sức khoẻ và môi trường sống của người dân.
Quỳnh Như:
Xin cảm ơn Tiến sĩ Charles Bailey!
Theo dòng thời sự:
- Mỹ - Việt hợp tác khắc phục hậu quả chất da cam
- Nồng độ dioxin hãy còn rất cao quanh các căn cứ cũ của Mỹ
- Vấn đề chất da cam có thể ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ
- Họp Việt-Mỹ về chất độc da cam tại Việt Nam
- Việt Nam sang Mỹ điều trần về vấn đề chất da cam
- Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua 3 triệu đô la cho nạn nhân chất độc da cam
- Mỹ hỗ trợ 1 triệu đôla cho nạn nhân chất da cam ở Đà Nẵng
- Việt – Mỹ tiếp tục hợp tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ
- VTV4 gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất da cam
- Việt-Mỹ thành lập nhóm đặc trách nghiên cứu tác động của chất Da cam
- Nồng độ dioxin hãy còn rất cao quanh các căn cứ cũ của Mỹ